Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Trang : 1  2  3  4  5 

Đại bi      Grande compassion    Great compassion    大悲    mahākaruṇā
Bi nghĩa là thương xót và cứu giúp những người đau khổ. Chư Phật và Bồ tát thấy chúng sanh đau khổ ḷng xót thương vô hạn, không nở để chúng sinh ch́m đắm trong sinh tử, bị muôn thứ khổ đau bức bách, nên liền phát nguyện cứu vớt tất cả chúng sanh, gọi là Đại bi tâm. Kinh Niết bàn nói: 'Ba đời chư Phật đều lấy đại bi làm gốc, nếu không có tâm đại bi th́ không thể gọi là Phật'.
Tâm đại bi mẫn của Phật và Bồ-tát (đại bi mẫn t́nh thương xót vô cùng to lớn).
Đại bi là một trong 18 năng lực đặc biệt của Phật (xem mục Bất cộng pháp).
Đại bi cũng chính là Bi tâm trong Bốn tâm vô lượng (Tứ vô lượng tâm từ - bi – hỷ - xả), như trong Kinh Hoa nghiêm nói : ‘có 10 loại tâm đại bi’ ; Kinh Bảo vũ cũng nói : ‘Phật có 32 tâm đại bi’.
Đại bi có các nghĩa sau đây :
Luận Đại tỳ-bà-sa nói : ‘Nhổ sạch những ǵ làm tăng tưởng nỗi khổ nạn của chúng sanh th́ gọi là Đại bi ; nghĩa là, bạt trừ mọi khổ đau từ trong cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, khiến cho giải thoát ra ngoài, an trí chúng ở vào cảnh giới trời người hưởng thọ an vui.
Lại nữa, kéo chúng sanh ra khỏi bùn lầy gọi là Đại bi ; nghĩa là, chúng sanh hữu t́nh đang bị ch́m đắm trong bùn lầy phiền năo, Phật đưa cánh tay chánh pháp kéo chúng sanh ra khỏi bùn lấy ấy, rồi đem chúng an trí vào trong Thánh đạo để chứng Đạo quả.
Lại nữa, trao cho chúng sanh hữu t́nh nghĩa và lợi gọi là Đại bi ; nghĩa là, Phật dạy chúng sanh đoạn ba ác hạnh, tu ba diệu hạnh, gieo trồng hạt giống tôn quư, giàu sang, hạnh phúc th́ gặt hái được hoa trái đại tôn quư, đại giàu sang, hạnh phúc, h́nh sắc xinh đẹp, mọi người ai cũng ưa nh́n, da dẻ mịn màng, tươi sáng và thanh tịnh, hoặc làm Luân vương, hoặc làm Đế thích, hoặc làm Phạm vương, hoặc làm Phạm chí, cho đến có thể sanh lên trời Hữu đảnh, hoặc lại gieo trồng hạt giống Tam thừa, dẫn đến Bồ-đề Niết-bàn… Tất cả mọi việc làm trên đều nhờ vào oai lực của Tâm đại bi.
Gọi là Đại bi v́ t́nh thương này có năm thứ to lớn sau đây :
1. Tài sản lớn : V́ tâm này lấy sự thành tựu đại phước đức, đại trí tuệ làm tư lương.
2. Hạnh tướng lớn : V́ tâm này có năng lực ở trong ba thứ khổ mà bạt trừ hết mọi thống khổ.
3. Sở duyên lớn : V́ tâm này lấy chúng sanh trong ba cơi làm đối tượng thương yêu.
4. B́nh đẳng lớn : V́ tâm này xa ĺa ư niệm phân biệt oán thân, thương yêu và làm lợi ích trùm khắp chúng sanh hữu t́nh.
5. Thượng phẩm lớn : Tâm này là tâm tối thượng.
Tâm đại bi và Tâm bi có 8 loại khác nhau :
1. Tự tánh khác : Tâm đại bi lấy vô si (tức trí tuệ) làm thể ; Tâm bi lấy vô sân làm thể.
2. Hạnh tướng khác : Hạnh tướng của Tâm đại bi là ba thứ khổ ; hạnh tướng của Tâm bi là khổ khổ.
3. Sở duyên khác : Tâm đại bi lấy ba cơi làm đối tượng ; Tâm bi chỉ có ở Dục giới.
4. Y địa khác : Tâm đại bi nương vào Tứ thiền, Tâm bi nương vào Tứ tĩnh lự.
5. Y thân khác : Tâm đại bi nương vào thân Phật ; Tâm bi nương vào thân Nhị thừa.
6. Chứng đắc khác : Tâm đại bi ĺa phiền năo hoặc ở trời Hữu đỉnh mà chứng đắc ; Tâm bi ĺa phiền năo hoặc ở Dục giới mà chứng đắc.
7. Cứu tế khác : Tâm đại bi có năng lực cứu tế thành tựu mọi việc ; Tâm bi chỉ hy vọng là cứu tế được mà thôi.
8. Ai mẫn khác : Tâm đại bi là tâm thương yêu b́nh đẳng ; Tâm bi chỉ cứu giúp chúng sanh hữu t́nh đau khổ ở Dục giới.

Đại Thế Chí Bồ Tát       Bodhisattva Mahasthamaprapta        大勢至菩薩    Mahā-sthāma-prāpta
Bồ tát Đại thế chí là vị Bồ tát có nhân duyên rất lớn đối với chúng sanh trong thế giới Ta bà. Ngài là vị Bồ tát đă thành Phật trong kiếp quá khứ, nhưng v́ t́nh thương chúng sanh bao la mà thừa nguyện tái lai, thị hiện làm thân Bồ tát để trợ giúp Phật A di đà giáo hoá và tiếp dẫn chúng sanh khổ đau trong mười phương thế giới.

Bồ tát Đại thế chí c̣n gọi là Đắc đại thế Bồ tát, Đại tinh tấn Bồ tát, Vô biên quang Bồ tát... Đại thế chí Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh trong mười phương thế giới thoát khổ, thành tựu quả vị Vô thượng bồ đề. Ngài có hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để ở trong thế giới Ta bà, điều phục và tiếp độ hạng chúng sanh cang cường khó độ. Ngài cũng có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền năo và giáo hoá chúng sanh không bao giờ mệt mỏi. Thân Bồ tát có màu vàng tử kim chiếu khắp mười phương thế giới, chúng sanh nào có duyên thấy liền được thấy ánh quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở khắp mười phương thế giới cho nên Ngài c̣n có hiệu là Vô biên quang Bồ tát.

Bồ tát thường đứng bên tay phải của đức Phật A di đà đối diện với Bồ tát Quán thế âm, để biểu thị Ngài là một trong các vị thượng thủ trong chúng hội Bồ tát.

Bồ tát Quán thế âm biểu thị cho tinh thần đại bi, Bồ tát Đại thế chí biểu thị cho tinh thần đại trí, qua đó nhằm nói lên ư nghĩa người tu hành cần phải có bi trí viên măn mới thành tựu được Phật đạo.

Theo kinh Quán Vô lượng thọ, vô lượng hằng sa kiếp về trước thời Phật Bảo tạng, Ngài là thái tử Ni ma và Bồ tát Quán thế âm là thái tử Bất huyền con của vua Vô tránh niệm. Bấy giờ vua Vô tránh niệm cùng với hai vị thái tử đến đạo tràng cúng dường Phật Bảo tạng. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, vua cùng hai vị thái tử phát Bồ đề tâm... được Phật thọ kư tương lai sẽ thành Phật.

Vua Vô tránh niệm tương lai sẽ thành Phật hiệu là A di đà Như lai ở thế giới Tây phương cực lạc, thái tử Bất huyền sẽ thành Phật hiệu là Biến xuất nhất thiết quang minh công đức sơn vương Như lai, c̣n thái tử Ni ma sẽ thành Phật hiệu là Thiện trụ công đức bảo vương Như lai.

Theo chương Niệm Phật viên thông trong kinh Thủ lăng nghiêm, Bồ tát Đại thế chí khi c̣n ở nhân địa tu hành, do chí tâm niệm Phật mà được nhập vào Vô sanh pháp nhẫn, cho nên nay dẫn dắt chúng sanh niệm Phật ở thế giới Ta bà về Tây phương tịnh độ.

Lư tưởng tu hành của Bồ tát là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh”. Muốn thành tựu lư tưởng cao cả đó, trên bước đường tu hành chư vị Bồ tát đều phát thệ nguyện.

Bồ tát Đại thế chí thệ nguyện độ chúng sanh tội chướng cực nặng trong mười phương thế giới, bất cứ chúng sanh nào tŕ niệm thánh hiệu Ngài sẽ được Ngài hiện thân cứu độ và khi lâm chung Ngài sẽ hiện thân đến tiếp dẫn văng sanh Tây phương, đây là thể hiện ḷng thương xót chúng sanh đặc biệt của Bồ tát.

Ưu bát la      Lotus bleu    Blue lotus    優鉢羅    Utpala
Hoa sen xanh.

18 pháp bất cộng              十八不共法    
Là 18 năng lực đặc thù duy chỉ Phật hoặc Bồ-tát mới có, c̣n Thanh văn, Duyên giác không có.
I. 18 pháp bất cộng của Phật:
Gọi đủ là Thập bát bất cộng phật pháp (18 pháp bất cộng của Phật). Nội dung 18 pháp này giữa Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa có sự khác biệt.
a. Theo Phật giáo Đại thừa:
Căn cứ Đại phẩm bát-nhă kinh, quyển 5; Đại trí độ luận, quyển 6; Đại thừa nghĩa chương, quyển 20; Pháp giới thứ đệ, quyển hạ… ghi chép, th́ 18 pháp bất cộng của Phật là:
1. Thân vô thất: Thân không lỗi lầm. Nghĩa là, từ vô lượng kiếp đến nay, Phật thường lấy Giới, Định, Tuệ, Từ bi… để tu tập trang nghiêm thân ḿnh, tất cả mọi công đức đều viên măn, tất cả moi phiền năo đều đă diệt hết.
2. Khẩu vô thất: Miệng không có lỗi lầm. Nghĩa là, Phật có đầy đủ vô lượng trí tuệ biện tài, thuyết pháp tùy theo căn cơ của chúng sanh, khiến cho tất cả đều được chứng ngộ.
3. Niệm vô thất: Ư không lỗi lầm. Nghĩa là, Phật tu các thiền định thâm sâu, tâm không tán loạn, đối với các pháp tâm không c̣n vướng mắc, đắc an ổn đệ nhất nghĩa.
4. Vô dị tưởng: Không có ư phân biệt. Nghĩa là, Phật phổ độ một cách b́nh đẳng đối với tất cả chúng sanh, tâm không lựa chọn.
5. Vô bất định tâm: Tâm luôn ở trong định. Nghĩa là, Phật luôn đi, đứng, nằm, ngồi trong thiền định.
6. Vô bất tri dĩ xả: Xả tất cả những điều đă biết. Đối với tất cả các pháp, Đức Phật đều biết hết rồi mới xả, không một pháp nào được biết rồi mà không xả.
7. Dục vô giảm: Ước muốn độ sinh không giảm sút. Dù Phật đă đầy đủ tất cả mọi công đức, nhưng đối với các pháp, ư chí tu học chưa từng giảm sút và ước muốn độ sinh tâm không mệt mỏi.
8. Tinh tấn vô giảm: Tinh tấn không giảm. Thân tâm của Phật tràn đầy sức tinh tấn, thường độ tất cả chúng sinh, chưa từng dừng nghỉ.
9. Niệm vô giảm: Trí nhớ không giảm. Đối với pháp của ba đời chư Phật, Phật thường ghi nhớ, giữ ǵn không bao giờ khuyết giảm.
10. Tuệ vô giảm: Phật có đủ tất cả trí tuệ, vô lượng vô biên, không thể cùng tận.
11. Giải thoát vô giảm: Phật đă viễn ly tất cả phiền năo, chấp trước, đă giải thoát hoàn toàn hữu vi và vô vi.
12. Giải thoát tri kiến vô giảm: Trong tất cả những pháp đă giải thoát, Phật thấy biết một cách rơ ràng, phân biệt rơ ràng, không có ǵ trở ngại.
13. Nhất thiết thân nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả thân nghiệp đều hành động theo trí tuệ.
14. Nhất thiết khẩu nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả khẩu nghiệp đều hành động theo trí tuệ.
15. Nhất thiết ư nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả ư nghiệp đều hành động theo trí tuệ.
(Phật tạo tác ba nghiệp thân, khẩu, ư bằng trí tuệ, trước hết ngài quán sát sự được – mất, sau đó tùy theo trí tuệ mà hạnh động, cho nên cả ba nghiệp đều khoog có lỗi lầm mà chỉ có lợi ích cho chúng sinh).
16. Trí tuệ tri quá khứ thế vô ngại: Trí tuệ của Phật thấy biết quá khứ không có ǵ chướng ngại.
17. Trí tuệ tri vị lai thế vô ngại: Trí tuệ của Phật thấy biết vị lai không có ǵ chướng ngại.
18. Trí tuệ tri hiện tại thế vô ngại: Trí tuệ của Phật biết hết hiện tại không có ǵ chướng ngại.
b. Theo Phật giáo Tiểu thừa:
Căn cứ Đại t́-bà-sa-luận, quyển 17; Câu-xá luận, quyển 27… ghi chép, 18 pháp bất cộng của Phật là Thập lực, Tứ vô sở úy, Tam niệm trụ và Đại bi.
II. 18 pháp bất cộng của Bồ-tát:
Theo Bảo vũ kinh, quyển 4:
1. Bố thí không theo sự chỉ bảo của người khác.
2. Tŕ giới không theo sự chỉ bảo của người khác.
3. Nhẫn nhục không theo sự chỉ bảo của người khác.
4. Tinh tấn không theo sự chỉ bảo của người khác.
5. Thiền định không theo sự chỉ bảo của người khác.
6. Bát-nhă không theo sự bảo của người khác.
7. Thực hành nhiếp sự để thu nhiếp tất cả chúng sinh hữu t́nh.
8. Hiểu rơ pháp hồi hướng.
9. Lấy phương tiện thiện xảo làm chủ, tự tại tu hành và khiến cho tất cả chúng sinh tu hành, đồng thời có khả năng thị hiện tối thượng thừa để được xuất ly.
10. Không bao giờ thối thất pháp Đại thừa.
11. Khéo léo thị hiện trong cơi sinh tử, niết-bàn nhưng vẫn thường an lạc; sử dụng ngôn ngữ, âm thanh khéo léo tùy thuận theo văn hóa thế tục mà ư nghĩa khác tục.
12. Trí tuệ dẫn đường, mặc dù thọ sinh vô số thân h́nh khác nhau nhưng không làm điều ǵ lỗi lầm.
13. Thân, khẩu, ư luôn luôn đầy đủ mười nghiệp thiện.
14. Để nhiếp hóa chúng sinh hữu t́nh, Bồ-tát không bao giờ từ bỏ chúng sinh, thường thực tập hạnh nhẫn chịu tất cả mọi khổ uẩn.
15. V́ thế gian mà thị hiện làm chỗ yêu thương, hạnh phúc.
16. Dù ở chung với phàm phu ngu si và Thanh văn, chịu không biết bao nhiêu khổ năo nhưng không đánh mất tâm nhất thiết trí, giống như ngọc báu kiên cố, thanh tịnh, trang nghiêm.
17. Nếu giáo cho tất cả pháp vương th́ lấy lụa và nước làm quán đảnh cho họ.
18. Không bao giờ xa ĺa tâm mong cầu chính pháp chư Phật thị hiện.

A nậu đa la tam miệu tam bồ đề              阿耨多羅三藐三菩提    Anuttara-samyak-saṃbodhi
Tiếng tôn xưng đức Phật, là bậc Vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức là trí tuệ giác ngộ của đức Phật b́nh đẳng, viên măn, tuyệt đối, không c̣n ǵ cao hơn.

An ban thủ ư kinh          love and attachment; strong attachement    安般守意經    Ānāpāna sūtra
Kinh căn bản của Thiền tông, do An Thế Cao dịch từ Phạn ra Hán, Trần Tuệ chú giải, thiền tăng Khương Tăng Hội (?-280) bổ túc và viết bài tựa. Đây là một trong những bộ kinh Phật được chú giải đầu tiên ở Giao Chỉ trong thời Phật giáo mới du nhập vào Việt Nam. Nội dung dạy cách toạ thiền đếm hơi thở, quán niệm hơi thở để giữ tâm ư không bị tán loạn.

Bạch liên xă      Société du Lotus Blanc    the white lotus society    白蓮社    
Đạo tràng tu tập theo pháp môn niệm Phật. C̣n gọi là Bạch liên hoa xă, Liên xă: Đạo tràng hoa sen trắng.
Khởi nguyên từ thời Đông Tấn, do ngài Huệ Viễn ở Lô Sơn chủ trương, tập hợp những người cùng chung chí hướng tu tập lại một chỗ để niệm Phật, về sau h́nh thức tu tập này thịnh hành và lấy danh xưng là Bạch liên xă.
Đời Đông Tấn, niên hiệu Thái nguyên thứ 9 (384 dl), ngài Huệ Viễn đến Lô Sơn, trú ở Hổ Khê, chùa Đông Lâm, mọi người kính mộ đức độ của ngài vân tập về chùa cùng tu học rất đông. Niên hiệu Nguyên Hưng năm đầu (402 dl), số người đến tu gồm có cả tăng lẫn tục, như Huệ Vĩnh, Huệ Tŕ, Lưu Di Dân, Lôi Thứ Tông... cả thảy 123 người. Tất cả cùng kéo đến tinh xá đài Bát Nhă, quỳ trước tượng Phật A Di Đà lập thệ nguyện tinh chuyên tu tập niệm Phật tam muội cho đến ngày văng sinh Tây phương. Lúc ấy, do trước chùa có một cái ao trồng toàn hoa sen trắng, lại nguyện cùng nhau văng sinh về Cực lạc Liêng bang, cho nên mới lấy hiệu là Bạch liên xă. Về sau, tiếng đồn ngày càng vang khắp, tạo thành nhân duyên hưng thịnh pháp môn Tịnh độ. Từ đời nhà Đường, Tống trở về sau pháp môn này càng hưng thịnh hơn nữa, và lịch sử đă suy tôn ngài Huệ Viễn là sơ tổ của Liên xă, đồng thời cũng là sơ tổ của Tịnh độ tông tại Trung Hoa.

Bạch y      adepte en blanc,    White clothing    白衣    avadāta-vasana
Nguyên ư là áo mầu trắng, được chuyển dụng mà gọi người mắc áo trắng, tức chỉ những người tại gia. Thông thường, người Ấn độ đều cho áo mầu trắng tinh là sang, cho nên, ngoài tăng lữ ra, tất cả đều mặc áo trắng, từ đó, gọi người tại gia là bạch y, trong kinh Phật phần nhiều cũng dùng từ ngữ bạch y để thay cho người tại gia.

Bản giác           original enlightenment    本覺    
Tính giác sẵn có. Là cái bản tính từ xưa đến nay vẫn trong sạch sáng suốt, không bị phiền năo mê vọng nhiễm ô chi phối, ảnh hưởng.

Bản môn              本門    
Cảnh giới của chân lư thực chứng được nhận thức bởi trí vô phân biệt của Phật được gọi là bản môn.

Bất động nghiệp              不動業    
Nghiệp chiêu cảm dị thục của Sắc và Vô sắc, và dẫn tái sinh trong Sắc và Vô sắc.

Bất cộng pháp              不共法    aveṇika-buddha-dharma
Bất cộng có nghĩa là riêng một ḿnh, chỉ có một. Bất cộng pháp là những pháp, những năng lực hoặc những đặc tính mà chỉ có chư Phật và Bồ-tát mới có, c̣n hàng phàm phu, nhị thừa… không có hoặc chưa thành tựu những pháp này.
Luận Đại Tỳ-bà-sa (Abhidharma-mahāvibhāṣā-śa-stra) nói Phật và Bồ-tát có 18 pháp bất cộng, là: Thập lực (mười lực), Tứ vô sở uư (bốn năng lực đưa tới sự không sợ hăi), Đại bi (t́nh thương lớn), Tam niệm trụ (an trụ trong ba niệm).
(Xem 18 pháp bất cộng)

Bất khả tư nghị      Inconcevable        不可思議    Acintya
Không thể nào suy nghĩ bàn luận ra được, vượt ngoài lư luận. Câu này dùng để tả cái Tuyệt đối, chỉ có ai đạt giác ngộ mới biết.
Phật Thích-ca Mâu-ni khuyên:
"Có bốn hiện tượng bất khả tư nghị, này tỉ-khâu, bốn trường hợp mà người ta không nên suy ngẫm, đó là: năng lực của một vị Phật (pi. buddhavisaya), Định lực (pi. jhāna-visaya), nghiệp lực (pi. kamma-visaya) và suy ngẫm, t́m hiểu thế giới (pi. lokacintā)…" (Tăng nhất bộ kinh, IV. 77).

Bất nhị      Non dualité        不二     Advaya
Không hai. Cũng gọi là Vô nhị, Ly lưỡng biên (ĺa hai bên). Đối với hết thảy hiện tượng không phân biệt, hoặc vượt lên các thứ phân biệt.

Bế quan bảo nhậm              閉關保任    
Bảo nhậm là dứt trừ tập khí thế gian và xuất thế gian dần dần. Ví như nằm mơ khóc chảy nước mắt, khi tĩnh dậy vẫn cần phải lau nước mắt mới sạch được. (Nằm mơ dụ cho mê, tĩnh dậy dụ cho ngộ). Thiền tông nói: “Bất phá trùng quan bất bế quan”, là sau khi ngộ rồi muốn bảo nhậm bổn lai diện mục của tự tánh nên mới cần phải bế quan.

Bỉ ngạn      autre rive    other shore    彼岸    pāra
1. Bỉ ngạn, tiếng Phạm pāra: Bờ bên kia, ngược lại với bờ bên này. Thế giới này là thế giới mê muội, gọi là bờ mê. Thế giới bên kia là thế giới giác ngộ, gọi là bến giác, cho nên bỉ ngạn là chỉ cho bến giác. Bờ bên này là cảnh giới sinh tử, mà ḍng chảy chính là những phiền năo, nghiệp chướng; bến bên kia là cảnh giới niết bàn, hoàn toàn vắng lặng.
2. Bỉ ngạn, tiếng Phạm pāramitā: Dịch âm là ba la mật đa, dịch nghĩa đầy đủ là đáo bỉ ngạn, tức là đến được bến bờ giải thoát, đạt được giác ngộ.

Bố tát              布薩    Uposatha
Là dịch âm từ tiếng Phạn, nghĩa là một h́nh thức hội họp. Theo giới luật nhà Phật, mỗi tháng có hai kỳ Bố tát để cử hành việc tụng giới (xưa kia, việc truyền giới cũng trong ngày Bố tát). Trước khi tụng giới phải qua việc tự kiểm thảo, vị Chủ tịch lâm thời hỏi Tăng chúng: “Trong nửa tháng qua, ai có phạm giới phải đứng ra tự bạch và sám hối với chúng?” Hỏi như vậy ba lần, nếu cả chúng im lặng th́ tuyên bố: “Tất cả giữ giới trong sạch”, rồi mới bắt đầu tụng giới.

Bố thí      Le don    donation    布施     Dāna
Thực hành hạnh Từ Bi, đem phúc lợi ban cho những người nghèo khổ, thiếu thốn những vật dụng như cơm ăn, áo mặc...
Phật giáo Đại thừa cho rằng Bố thí là một trong sáu pháp đưa đến giác ngộ (lục ba la mật) và ư nghĩa Bố thí được nâng cao hơn nhiều. Đó là, ngoài việc ban phát của cải, thức ăn uống (Tài thí), c̣n hai thứ bố thí nữa là Pháp thí (nói pháp cho người nghe) và Vô uư thí (cho người ta sự không sợ hăi).
Tóm lại, Bố thí là một phương pháp tu hành đem tài vật, thể lực, trí tuệ... cho người khác, v́ người mà tích luỹ công đức, tạo phúc thành trí, để cuối cùng được giải thoát.

Bồ Đề Đạt Ma      Boddhi Dharma    Bodhidharma    菩提達磨    Bodhidharma
470-543. Là Tổ thứ 28 sau Phật Thích-ca Mâu-ni của ḍng Thiền Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc.
Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề-đạt-ma đi thuyền qua Nam Trung Quốc năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Đế không thành, Bồ-đề-đạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề-đạt-ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói; cũng tại đây, Huệ Khả đă gặp Bồ-đề-đạt-ma để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của ḿnh.

Bồ đề      boddhéité    perfect wisdom    菩提    Bodhi
Dịch là giác, trí, tri, đạo. Nói theo nghĩa rộng, bồ đề là trí tuệ đoạn tuyệt phiền năo thế gian mà thành tựu Niết bàn. Tức là trí giác ngộ mà Phật, Duyên giác, Thanh văn đă đạt được ở quả vị của các ngài.


Trang : 1  2  3  4  5