Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Trang : 1  2 

Hận              恨    upanāha
Tên một loại tâm sở.
Hận là oán giận, là cái giận kéo dài không nguôi, dẫn đến sự oán kết. Giống như lửa cháy ngoài vỏ, trông rất mănh liệt, nhưng chẳng được bao lâu, trạng thái tâm lư cáu gắt, bức tức cũng như vậy, gọi là Phẫn; c̣n như ḷ sưởi trong nhà mùa đông, tuy thấy ngọn lửa lập loè, nhỏ nhẹ, nhưng âm ỉ cháy hoài, trạng thái tâm lư giận dai dẳng cũng như thế, gọi là Hận. Cho nên, Hận tuy không như Phẫn nộ, nhưng rất dữ tợn, rất mạnh mẽ, rất lâu dài.

Hậu kiếp      Prochaine existence (Vie suivante)    Next life    後劫    Abhisamparăya
Đời sau, kiếp sau, đời sống kế tiếp.

Hằng hà               恒河    Gaṅgā
Sông Hằng, một trong 5 con sông lớn nhất tại Ấn Độ.

Hệ niệm              繫念    pratismṛta
C̣n gọi là Huyền niệm, Huyền tưởng.
Để tâm chuyên chú vào một cảnh.
Kinh Đại bát-nhă-ba-la-mật, quyển 329, nói: 'Ở nơi vắng vẻ, chuyên tâm (hệ niệm) quán tưởng những điều đă tu'.
Kinh Quán vô lượng thọ, nói: 'khi chúng sinh dụng tâm quán tưởng Phật, th́ cần phải nhất tâm hệ niệm quán đức Phật A-di-đà'.

Hồi hướng      Dédicace        回向    pariṇāma
Từ những việc thiện, công đức mà ḿnh đă làm, trải tâm Từ Bi trực tiếp đến những người khác để những người này được hưởng cùng.

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.


Hộc phạn vương      Dronodana        斛飯王    Droṇodana
Con trai của vua Siṃhahanu (Sư tử giáp vương, trị v́ nước Kapilavastu (Ca tỳ la vệ), là em của vua Suddhodana (Tịnh phạn vương), tức là chú của đức Phật. Lịch sử của ông này không được ghi chép rơ ràng. Căn cứ kinh luận th́ biết ông có hai con, nhưng không thống nhất, hoặc nói là A ni lâu đà và Bạt đề lê ca, hoặc nói là Ma ha nam và A ni lâu đà, hoặc nói Đề bà đạt đa và A nan.

Hữu đỉnh thiên              有頂天    Bhavāgra
Chỉ Hữu đỉnh thiên, cơi cao nhất trong Tam giới, tức cơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tầng thứ tư của vô sắc định.

Hữu chi tập khí              有支習氣    bhavāṅgavāsanāprabheda
C̣n gọi là Nghiệp chủng tử, Dị thục tập khí, Hữu chi huân tập.
Chủng tử chiêu cảm đến quả báo trong ba cơi . 'Hữu' là 'tam hữu' (dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu); 'chi' là cái 'nhân'; 'tập khí' là phân khí, là thói quen đă được huân tập do hành động, tức là chủng tử.
Thành duy thức luận ghi: Hữu chi tập khí, đó là chủng tử của nghiệp dẫn đến dị thục trong ba cơi. Hữu chi có hai: Một, thiên hữu lậu, tức nghiệp dẫn đến quả khả ái. Hai, bất thiện, nghiệp dẫn đến quả không khả ái. Tùy theo chủng tử được huân tập bởi hữu chi mà có sự sai biệt của các cơi do bởi nghiệp dị thục.

Hữu dư niết bàn          Nirvāṇa with remainder    有餘涅槃    Sopadhi-śeṣa-nirvāṇa
Niết-bàn c̣n sót lại chút ít quả báo. Những nguyên do của đau khổ đă gây ra trong quá khứ, khi được ḿnh đoạn tận và chuyển hoá, cố nhiên sẽ không c̣n đưa tới kết quả đau khổ nữa, nhưng mà cái ǵ tồn tại một thời gian thật lâu đến khi bị cắt đứt vẫn có thể c̣n tiếp tục một thời gian mới ngưng hẳn được. Cái mà ta bảo là đă ngưng hẳn đây không phải là thân ngũ uẩn của ḿnh mà chính là cái nghiệp báo c̣n lại. Ví dụ như khi ḿnh bật quạt máy lên th́ cánh quạt quay vù vù. Và khi ḿnh tắt quạt, tuy điện cắt rồi mà cánh quạt vẫn c̣n quay. Nghĩa là nhân đă đoạn rồi nhưng quả vẫn c̣n. Quả đây là những cái quả khổ c̣n rơi rớt lại chớ không phải là thân ngũ uẩn. Thân ngũ uẩn là khác mà cái quả khổ là khác. Ví dụ là tuy Phật đă giác ngộ rồi mà một hôm vẫn c̣n bị Đề-bà Đạt-đa lăn đá và bị thương nơi chân. Bị thương chân không phải là do ngũ uẩn. Phật không c̣n nghiệp nhân, tại sao c̣n nghiệp báo? Ḿnh chỉ có thể cắt nghĩa rằng tuy đă hết nghiệp nhân rồi nhưng cái đà nghiệp báo vẫn c̣n. Và như thế không phải có nghĩa là sau khi Phật nhập diệt rồi, Ngài mới đạt Niết-bàn Vô dư. Kinh đại thừa hay nói là bồ-tát cỡi trên sóng sanh tử mà đi. Cỡi trên sóng sanh tử là tuy có sanh có tử nhưng mà ḿnh không ch́m đắm trong sanh tử. Trong khi đi dạo chơi trong biển sanh tử các vị thánh nhân ấy đang an trú trong Vô dư Niết-bàn chứ không phải là đang ở trong Hữu dư. Tuy là có thân thể, tuy đang cỡi trên pháp thuyền mà đi nhưng họ không thấy khổ đau. V́ vậy Hữu dư ở đây không phải là thân ngũ uẩn mà là những cái khổ đau c̣n rơi rớt lại do cái đà nghiệp báo.

Hữu lậu          contaminated    有漏    Sāsrava
Lậu, Āsrava, nghĩa là thấm ra, ṛ rỉ, tên khác của phiền năo.
Phiền năo sinh ra tội lỗi làm cho con người trôi lăn trong thế giới mê vọng không ngừng, khó có thể ra khỏi biển khổ sinh tử.
Hữu lậu là c̣n sinh tử luân hồi, c̣n rơi rớt trong ba cơi. Pháp hữu lậu là pháp khiến chúng sinh bị trôi lăn trong ba cơi.

Hữu lậu pháp              有漏法     
Những pháp gây nên phiền năo, làm cho phiền năo thêm tăng trưởng. Khổ đế và Tập đế được gọi là pháp hữu lậu.

Hữu t́nh      êtres sensitifs ou êtres émotionnels     sentient being    有情     sattva
Chúng sinh có t́nh cảm.

Hữu vi      Conditionné, composé        有爲    saṃskṛta
Hữu vi là có hành vi tạo tác. Thuật ngữ này dùng để chỉ hiện tượng các pháp do nhân duyên hoà hợp mà thành, nên gọi các pháp là Pháp hữu vi, ngược lại với Pháp vô vi.

Hành          Go; act; do    行    Saṃskāra
Nguyên nghĩa là tạo tác, sau chuyên thành nghĩa biến hoá đổi dời.
1. Tạo tác: Cùng nghĩa với "nghiệp", tức là chi "hảnh" trong 12 duyên khởi. Đó là 3 nghiệp thân, khẩu, ư đời quá khứ chiêu cảm quả báo hiện tại. Cũng tức là tất cả hành động của thân và tâm.
2. Biến hoá đổi dời: Tức là pháp hữu vi, bởi v́ các pháp hữu vi là do nhân duyên tạo thành, đều là pháp vô thường, biến hoá, đổi dời, cùng nghĩa với chữ "hành" trong "chư hành vô thường" và "hành uẩn" trong 5 uẩn.

Hành, viết theo tiếng Phạm Caryā, Carita, th́ có hai nghĩa:
1. Động tác, hành vi.
2. Chỉ cho sự tu hành hoặc phương pháp tu hành đạt đến cảnh giới giác ngộ. Như chữ "hành" trong "Hành giải tương ứng" (sự hiểu biết và thực hạnh đi đôi với nhau)...

Hành, nếu viết theo tiếng Phạm Gamana, th́ có nghĩa là đi, là bộ hành.

Hi liên               熙連    Hiraṇyavatī
Tên sông, c̣n gọi là A-thị-đa-phạt-để (S: Ajitavatī), nằm ở miền trung Ấn Độ, thuộc thành Câu-thi-na xưa.

Hiện pháp niết-bàn luận              現法涅槃論     
Một trong 62 kiến chấp của ngoại đạo (một trong 62 học thuyết của ngoại đạo Ấn độ xưa). Trong 62 kiến chấp này người ta phân ra 5 loại kiến chấp, gọi là Ngũ chủng hiện pháp niết-bàn luận.
Kiến chấp thứ 5 là Hiện pháp niết-bàn luận, chủ trương hưởng thụ năm thứ dục lạc hiện tại, cho đó là niết-bàn ở Dục giới; c̣n Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền là niết-bàn ở Sắc giới.

Hoặc          affliction    惑     
Mê lầm không hiểu.
Tâm mê vọng, mê lầm sự lư đối với sự vật hiện tượng nên tạo tác những nghiệp hữu lậu, tăng trưởng sức mạnh cho sự tái sinh ở đời sau, làm nhân cho sự sinh tử tiếp nối, gọi là Hoặc. "Hoặc" gần giống với nghĩa "Vô minh". Do phiền năo kết hợp với nghiệp tướng làm nhân chung cho quả báo luân hồi nên Hoặc và Nghiệp thường đi đôi với nhau.

Hoặc nghiệp khổ              惑業苦    
Do các hoặc tham, sân, si... mà tạo các nghiệp thiện ác, rồi lại do các nghiệp này làm nhân mà chiêu cảm quả khổ sống chết trong 3 cơi. Do hoặc khởi nghiệp, v́ nghiệp mà phải chịu khổ, khổ lại khởi hoặc, cứ thế xoay vần, sinh tử không dứt.

Hoa đốm                  
Chỉ ảo giác nh́n thấy rất nhiều đốm sáng nhảy nhót lăng xăng giữa hư không mà thật ra không có ǵ cả. Kinh văn chữ Hán thường dùng không hoa hay hư không hoa.

(Theo https://phapthihoi.org/blog/tu-dien-phat-giao/hoa-dom/)

Hôn trầm              惛沈    styāna
Hôn trầm, đó là tính chất không hoạt động, không mềm dịu dễ dụng của tâm.
Luận nói: Hôn trầm là ǵ ? Đó là tính mông muội, tâm không điều ḥa và không kham nhiệm. Là một phần của si. Nghiệp dụng của nó là làm sở y cho tất cả phiền năo và tùy phiền năo.


Trang : 1  2