Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Trang : 1  2 

Kế độ phân biệt              計度分別    abhinirūpaṇā-vikalpa
Kế độ phân biệt là một trong ba loại phân biệt. C̣n gọi là Suy độ phân biệt, Phân biệt tư duy. Nghĩa là, tâm thức duyên vào cảnh mà nó tiếp nhận rồi suy diễn, phán đoán, suy tính, là tác dụng của tán tuệ tương ưng với ư thức. Luận A-t́-đạt-ma câu-xá quyển 2 (Đại 29, 8 trung), nói: "Tán nghĩa là chẳng phải định. Tán tuệ tương ứng với ư thức gọi là Kế độ phân biệt".

Kết sử          Affliction    結使    
Tên gọi khác của phiền năo. Phiền năo trói buộc chúng sanh trong sanh tử luân hồi, nên gọi là kết; lại luôn luôn năo loạn, sai khiến thân tâm chúng sanh nên gọi là sử. Kết có 9 thứ: ái, khuể, mạn, vô minh, kiến, thủ, nghi, tật, san. Sử có 10 loại: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến.

Kỳ viên tinh xá              祇園精舍    Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma
Vị trí
Nằm phía Nam thủ đô Xá-vệ nước Kiều-tất-la.
Tên gọi
Tên gọi đầy đủ là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên, Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma
Tên gọi khác: Kỳ-hoàn, Kỳ viên, Thệ-đà lâm, Thắng lâm.
Kỳ Thọ là chỉ cho khu Lâm viên của thái tử Kỳ-đà, con vua Ba-tư-nặc.
Cấp Cô Độc là trưởng giả thành Xá-vệ, cũng là biệt hiệu của Tu-đạt, Chủ tạng sử của quốc vương Ba-tư-nặc.
Vùng đất của Tinh xá này vốn là Lâm viên của thái tử Kỳ-đà. Trưởng giả Tu-đạt muốn mua lại vùng đất này (ước tính khoảng 100 mẫu) để xây dựng Tinh xá cúng dường Đức Phật và Tăng đoàn. Thái tử ra điều kiện, nếu Tu-đạt có thể đem vàng ṛng rải khắp mặt đất Lâm viên th́ thái tử sẽ bán cho. Tu-đạt y lời, đem vàng trải khắp Lâm viên khiến cho thái tử Kỳ-đà cảm nhận được thành tâm của ông, nên thái tử đă phát tâm cúng dường toàn bộ cây trong Lâm viên để cả hai người cùng kiến tạo Tinh xá. V́ lư do này mà Tinh xá có tên là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên.
Thánh tích
- Đức Phật an cư ở Tinh xá này 24 lần. Phần lớn kinh điển đều được Đức Phật thuyết giảng ở đây.
- Góc phía Bắc của Tinh xá có Viện vô thường, để cho những người bệnh an dưỡng. Khi nằm ở viện này, nghe đến tên, là người bệnh lănh ngộ được tất cả các pháp đều vô thường, nhờ vậy mà an nhiên viên tịch.
- Tại Tinh xá này, Đức Phật đă lên cơi trời Đao Lợi thuyết pháp ba tháng. Vua Ưu-điền v́ nhớ Phật đă cho khắc tượng Ngài bằng gỗ Chiên-đàn, cao 5 thước. Vua Ba-tư-nặc biết được, đă cho đúc tượng Phật bằng vàng ṛng, cũng cao 5 thước. Đó là hai pho tượng Phật đầu tiên trong lịch sử h́nh tượng Phật giáo.
- Gần Tinh xá ngày nay vẫn c̣n một mô đất cao, đó là nơi tứ chúng đệ tử đắp tam cấp để cung nghinh Đức Phật từ cung trời trở lại nhân gian.
- Trong Tinh xá có động Hoa lâm, Kareri-kuṭikā. Đức Thế Tôn từng cư trú trong động này.
- Một tinh xá nhỏ, có tên là Tùng lâm tinh xá, Śalalā-gāraka, đúng ra nên gọi là tịnh thất. Đó là tịnh thất Thế Tôn thường vào nhập định.
- Gần Tịnh xá Kỳ Viên là di tích nhà ông Cấp Cô Độc; tháp tưởng niệm đại tướng cướp Aṅgulimālya được Phật hóa độ.

Khế cơ              當機    
Thích ứng với căn cơ tŕnh độ của chúng sanh gọi là đương cơ. Cũng gọi là khế cơ.

Khổ      Souffrance    Suffering - Unsatisfactoriness    苦    Duḥkha
Chân lư thứ nhất của Tứ diệu đế nói về tính chất của khổ như sau:
1. Sinh là khổ;
2. Già là khổ;
3. Bệnh là khổ;
4. Chết là khổ;
5. Thương mà phải xa là khổ (ái biệt ly khổ);
6. Ghét mà phải gặp là khổ (oán tắng hội khổ)
7. Không đạt ǵ ḿnh ưa thích là khổ (cầu bất đác khổ);
8. Mọi thứ dính líu đến Ngũ uẩn là khổ (ngũ uẩn xí thạnh khổ).

Khổ hạnh      Ascétisme    Ascetic    苦行    Duṣkara-caryā
Khổ hạnh là một h́nh thức tu bắt cơ thể phải chịu đói khát đau đớn. H́nh thức tu này có trước khi Phật giáo ra đời, chính thái tử Tất Đạt Đa trên con đường sáng lập đạo Phật đă từng tu khổ hạnh trong 6 năm trời, nhưng sau đó Ngài đă phát hiện cách tu này không đem lại sự giải thoát hoàn toàn nên đă từ bỏ và tiếp tục t́m chân lư Phật giáo.

Không tuệ              空慧    
Trí tuệ quán chiếu lư không của các pháp, tức là tuệ giác có được nhờ chứng nhập tánh không của các pháp.

Không vô biên xứ      Sphère de l'infini de l'espace    Sphere of the infinity of space    空無邊處    Ăkăsanantăyatana
Tầng trời thứ nhất trong 4 tầng trời của cơi Vô sắc. Chúng sinh ở cơi này v́ nhám chán h́nh sắc nên không có sắc uẩn, chỉ có 4 uẩn thọ, tưởng, hành, thức.

Kiến đạo              見道    darśana-mārga、dṛṣṭi-mārga
C̣n gọi là Kiến đế đạo, Kiến đế. Là một trong những kết quả của sự tu học, đưa người tu đến một vị trí trong ḍng Thánh quả. Kiến đạo, Tu đạo, và Vô học đạo được gọi là Tam đạo.
Nhờ quán chiếu Tứ diệu đế ngay trong đời hiện tại mà đạt được trí tuệ không phiền năo (Trí vô lậu), gọi là Kiến đạo. Đây là giai vị tu hành quán chiếu và thấy được lư Tứ đế. Người trước khi Kiến đạo th́ gọi là phàm phu, khi thấy được Bốn sự thật, gọi là Kiến đạo, từ đó về sau đă trở thành Thánh giả.
V́ Kiến đạo nên các phiền năo được đoạn trừ, cho nhên những phiền năo được đoạn trừ trong giai đoạn này được gọi là Kiến hoặc.
Sau khi Kiến đạo, đối với sự tướng, hành giả phải tiếp tục nỗ lực tu tập cụ thể, gọi là Tu đạo.
Phật giáo Nguyên thuỷ gọi những Thánh giả Dự lưu hướng (hướng đến, trên đường đi đến quả Dự lưu) là Kiến đạo. Phật giáo Phát triển gọi những vị Sơ địa là Kiến đạo.

Kiến hoặc              見惑    darśana-mārga-prahātavyānuśaya
Gọi đủ là Kiến đạo sở đoạn hoặc. Cũng gọi là Kiến phiền năo, Kiến chướng. Chỉ cho những phiền năo được đoạn diệt khi tiến lên giai vị Kiến đạo, tức là khi thấy chân lư, thấy Bốn sự thật (tứ đế) th́ những phiền năo này được đoạn trừ. Gồm 10 thứ: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ kiến, Giới cấm thủ kiến (xem mục Ngũ lợi sử), Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi (xem mục Ngũ độn sử). 10 thứ phiền năo, kiến hoặc này c̣n được gọi là Thập sử.
Theo Luận Câu-xá, trong ba cơi đều có những Kiến hoặc, và đều nhờ sự quán chiếu, giác ngộ về Tứ diệu đế mà đoạn trừ, mỗi cơi có nhận thức chưa đúng đắn về Tứ diệu đế khác nhau, nên phát sinh những kiến hoặc khác nhau, tổng cộng trong ba cơi có 88 phần phiền năo, gọi là 88 sử kiến hoặc.
Ở Dục giới cần phải đoạn trừ tất cả 32 sử, đó là: 10 sử (5 lợi sử và 5 độn sử) nơi Khổ đế; 7 sử nơi Tập đế và Diệt đế (trừ thân kiến, biên kiến và giới cấm thủ kiến); 8 sử nơi Đạo đế (trừ thân kiến, biên kiến). Ở Sắc giới và Vô sắc giới hoàn toàn không có sân hận, nên 10 sử chỉ c̣n lại 9 sử, vị chi trong Tứ đế tổng cộng có 56 sử cần phải đoạn trừ như sau: 9 sử nơi Khổ đế, 6 sử nơi Tập đế, 6 sử nơi Diệt đế, 7 sử nơi Đạo đế.

Kiến phần                  
Kiến phần : Chủ thể nắm bắt (grāhaka: năng thủ) đối tượng là kiến phần.
Kiến phần c̣n gọi là Năng thủ phần, là tác dụng năng duyên của 8 thức tâm vương, là chủ thể nhận biết sự vật ; cũng là tác dụng chủ thể soi sáng các đối cảnh sở duyên (tức Tướng phần – đối tượng của nhận thức).
Kiến là thấy biết, là công năng phân biệt nhận biết của thức khi tiếp xúc đối tượng, cảnh tướng, như tấm gương chiếu rọi muôn vật. Ví dụ, nhăn thức th́ phân biệt và nhận biết sắc, nhĩ thức th́ phân biệt và nhận biết âm thanh, tỷ thức th́ phân biệt và nhận biết mùi hương…
Kiến phần có 5 nghĩa :
- Chứng kiến danh kiến : Kiến phần của trí căn bản, nghĩa là trí căn bản tự thấy chứng, tự thấy nên gọi là Kiến.
- Chiếu chúc danh kiến: Nghĩa này thông cả căn, tâm (tức 6 căn 6 thức), v́ căn, tâm có đủ nghĩa soi sáng nên gọi là Kiến.
- Năng duyên danh kiến: Nghĩa này thông cả Tự chứng phần,Chứng tự chứng phần và Tự chứng phần năng duyên, v́ 3 phần này đều là năng duyên nên gọi là Kiến.
- Niệm giải danh kiến: Hiểu và nhớ được nghĩa lí nói ra một cách rơ ràng nên gọi là Kiến.
- Suy đạc danh kiến: V́ tâm có khả năng suy lường tất cả cảnh giới nên gọi là Kiến.

Kiến sở đoạn              見所斷    darśana-prahātavya
Sự ô nhiễm được diệt trừ do sự thấy chân lư.
Ngay khi đạt đến điểm cao của sự quán sát về bốn Thánh đế, một cách trực tiếp, và liên tục, mười sáu sát-na tâm khởi lên, nhận thức bản chất hiện thực trong bốn Thánh đế. Đó là giai đoạn vào kiến đạo, chứng Dự lưu hướng (Śrota-āpatti-pratipannaka). Ở đây, những phiền năo ô nhiễm hoạt động do ảnh hưởng nhận thức sai lầm về bản chất tồn tại được diệt trừ. Những phiền năo ấy được gọi là phiền năo kiến sở đoạn hay kiến sở đoạn hoặc (darśanaprahātavya-kleśa). Đó cũng gọi là những phiền năo do mê lư.
Về tác nhân tâm lư ô nhiễm chủ yếu, tức căn bản phiền năo hay tùy miên (kleśa, anuśaya), có sáu: tham (rāga), sân (pratigha), mạn (māna), vô minh (avidyā), kiến (dṛṣṭi) và nghi (vicikitsā). Trong đó, kiến hay quan điểm triển khai thành 5: hữu thân kiến (satkāyadṛṣṭi), tà kiến (mithyadṛṣṭi), biên chấp kiến (antagrāha-dṛṣṭi), kiến thủ kiến (dṛṣṭiparāmarśa-dṛṣṭi), giới cấm thủ (śīlavrataparāmarśa-dṛṣṭi). Mười phiền năo này, do tác động bởi nhận thức sai lầm về bốn Thánh đế trong ba giới tồn tại khác nhau nên chúng hoạt động như là 88 chức năng tâm lư khác nhau. Phân bố như sau: A. Dục giới, 1. Mê lầm khổ đế, có đủ 10 phiền năo; 2. Mê tập đế, có 7 (trừ thân kiến, biên kiến, giới cấm thủ); 3. Mê diệt đế, có 7 (như tập đế), 4. Mê đạo đế có 8 (trừ thân kiến, biên kiến). Cộng: 32. Sắc và Vô sắc giới đều có 28 (trong mỗi đế trừ sân). Tổng cộng 88. Tất cả dứt sạch một lần khi nhận thức được bốn Thánh đế, gọi là Kiến sở đoạn hay Kiến đạo sở đoạn.

Kiều Trần Như      Anna Kondanna        憍陳如    Ājñāta-kauṇḍinya
Là một trong 5 vị đệ tử đầu tiên được độ khi đức Phật chuyển pháp luân ở vườn Nai.
Ông là một trong những đại đệ tử của đức Phật, có ḷng nhân từ và sự hiểu biết sâu rộng, có khả năng giáo hoá, tiếp dắt đại chúng, không mất uy nghi, là người đầu tiên thụ pháp vị và tư duy Tứ diệu đế.

Kiên cố lâm              堅固林    Śāla
Rừng cây Sa-la, c̣n gọi là Kiên lâm, Song thọ lâm, Hạc lâm. Theo Phiên dịch danh nghĩa tập quyển 3, th́ cây Sa-la vốn không tàn rụi sơ xác trong cả bốn mùa, v́ vậy mà dịch là Kiên cố.

Kim cang thừa              金剛乘    Vajra-yāna
C̣n gọi là Đăn-đặc-la phái (Tāntrika), Mật giáo.
Một trường phái tu học có ít nhiều ảnh hưởng Phật giáo, hoặc là một loại h́nh Phật giáo bị biến thái v́ những lư do nội tại lẫn ngoại tại. Một trường phái h́nh thành từ những vay mượn giáo lư Phật giáo và những tín ngưỡng dân gian cùng những tôn giáo ngoại đạo khác, tạo thành một hệ thống tín ngưỡng phức tạp, xa rời Phật giáo chính thống.
Kim cang thừa hay Mật giáo lấy Mật pháp và Chú pháp của Veda trong Hậu kỳ Bà-la-môn giáo làm ư nghĩa trọng yếu, h́nh thành vào khoảng thế kỷ đầu Tây lịch, đến thế kỷ thứ 5, thứ 6 Tây lịch lại h́nh thành thêm Ấn khế (mudrā) và Mạn-đà-la (maṇḍala).
Cơ sở để Mật giáo xác lập là Kinh đại nhậtKinh Kim cang đỉnh xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ thứ 7 Tây lịch. Bấy giờ, Mật giáo lấy Đại Nhật Như Lai (Mahāvaircana) làm chủ và thêm vào Đại Uy Đức Minh Vương (Yamāntaka), Bất Không Quyến Sách Quán Âm (Amogha-pāśa) làm Chư tôn đặc hữu, đồng thời lấy Phật giáo truyền thống và chư tôn của Bà-la-môn giáo kết hợp tổ chức thành hệ thống hoá Mạn-đà-la, chế định các nghi thức, sử dụng Ấn khế và Minh chú để tổ chức trong các nghi quỹ.
Xem bài chi tiết ở đây


Kinh      Sûtra        經    Sūtra, Sutta)
Là tên gọi của các bài giảng của đức Phật.
Kinh ghi lại những ǵ chính đức Phật giảng dạy. Khởi đầu bộ kinh ta hay nghe câu “Tôi nghe như vầy…” (Như thị ngă văn 如是我聞, sa. evaṃ śrute mayā). Câu này tương truyền xuất phát từ A-nan-đà, một đệ tử của Phật. A-nan-đà là người có trí nhớ phi thường, đă thuật lại những lời Phật nói trong buổi Kết tập lần thứ nhất ngay sau khi Phật diệt độ. Sau câu này, thường thường kinh kể lại buổi nói chuyện đó gồm có người tham dự, nơi chốn, thời gian. Sau đó là những lời khai thị của Phật, có khi là những cuộc đối thoại sinh động. Thường thường lối hành văn của kinh giản đơn, dễ hiểu, có tính giáo khoa. Kinh hay lấy những thí dụ và so sánh, ẩn dụ. Có khi kinh nhắc lại quá đầy đủ các yếu tố trong bài giảng làm người đọc thấy rất trùng điệp. Mỗi một kinh là một bài riêng biệt, xử lí một vấn đề riêng biệt.
Các kinh độc lập quan trọng của Đại thừa là: Diệu pháp liên hoa kinh (sa. saddharmapuṇḍarīka), Nhập Lăng-già kinh (sa. laṅkāvatāra), Phổ diệu kinh (hay Thần thông du hí, sa. lalitavistara), Chính định vương kinh (sa. samādhirāja), Đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm (sa. sukhāvatī-vyūha), Hiền kiếp kinh (sa. bhadrakalpika), Phạm vơng kinh (sa. brahmajāla), Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh (sa. buddhāvataṃsaka), Thắng Man kinh (sa. śrīmālādevī), A-di-đà kinh (sa. amitābha), Quán vô lượng thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna), Duy-ma-cật sở thuyết (sa. vimalakīrti-nirdeśa), Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh (sa. śūraṅgama).

Kinh Đại Bát Nê Hoàn              大般泥洹經    Mahā-parinirvāṇa
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch, 6 quyển, được xếp vào Đại Chánh tạng ở quyển 12, kinh số 376, được gọi là kinh Đại Niết Bàn Nam bản.

Xem Kinh Đại Bát Nê Hoàn (dưới dạng PDF)


Kinh Diệu Pháp Liên Hoa      Sûtra du Lotus        妙法蓮華經    Saddharma-puṇḍarīka sūtra
Gồm 7 quyển, 28 phẩm, do ngài Kumārajīva dịch vào đời Hậu Tần, thu vào Đại tạng kinh tập 9. Là một trong những bộ kinh chủ yếu của Phật giáo Đại thừa.

Diệu pháp hàm ư là giáo pháp nói trong bộ kinh mầu nhiệm không ǵ hơn; Liên hoa kinh ví dụ kinh điển thanh khiết hoàn mĩ.

Kinh Lăng Nghiêm      Sûtra Surangama        楞嚴經    Śūraṃgama-sūtra
Gọi đủ là Đại Phật đỉnh Như Lai mật nhân tu chứng liễu nghĩa chư Bồ tát vạn hạnh Thủ lăng nghiêm kinh.

Kinh có 10 quyển, do sa môn Paramiti, người trung Thiên Trúc dịch vào đời Đường, được thu vào Đại tạng kinh, tập 19.

Thủ lăng nghiêm là tên của một loại thiền định mà đức Phật đă chứng được, cũng là tiếng gọi chung cho cả muôn hạnh.

Nội dung kinh này trước hết kể chuyện ngài A Nan ra ngoài thành khất thực, bị nàng Ma đăng già cám dỗ, mê hoặc đến nỗi gần mất giới thể. Đức Phật biết A Nan đang bị dâm thuật làm khốn, liền sai ngài Văn Thù Sư Lợi đem thần chú đến hộ tŕ. Sau khi Ngài A Nan trở về tinh xá, nàng Ma đăng già cũng theo đến. Khi ấy Đức Phật nói pháp chỉ dạy Ma đăng già và khiến nàng xuất gia học đạo. Phần nổi bật nhất trong kinh này là 25 pháp môn viên thông ở quyển 5, trong đó, pháp môn thứ 24 Bồ tát Đại Thế Chí tŕnh bày về pháp môn niệm Phật viên thông, rất thường được tông Tịnh độ dẫn chứng.

Kinh Lăng Nghiêm nói về các yếu chỉ của pháp Thiền, như: Khai thị tu thiền, Nhĩ căn viên thông, Ngũ uẩn ma cảnh,...

Kinh Phước Đức              福德經     Maha Mangala Sutta
Đây là những điều tôi được nghe hồi đức Thế Tôn c̣n cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đă vào khuya, có một vị thiên gỉa hiện xuống thăm người, hào quang và vẻ đẹp của thiên gỉa làm sáng cả vườn cây. Sau khi đảnh lễ đức Thế Tôn, vị thiên gỉa xin tham vấn Người bằng một bài kệ:

"Thiên và nhân thao thức
Muốn biết về phước đức
Để sống đời an lành
Xin Thế Tôn chỉ dạy."
(và sau đây là lời đức Thế Tôn:)

"Lánh xa kẻ xấu ác
Được thân cận người hiền
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất

"Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chánh
Là phước đức lớn nhất

"Có học, có nghề hay
Biết hành tŕ giới luật
Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất

"Được cung phụng mẹ cha
Yêu thương gia đ́nh ḿnh
Được hành nghề thích hợp
Là phước đức lớn nhất

"Sống ngay thẳng, bố thí,
Giúp quyến thuộc, thân bằng
Hành xử không tỳ vết
Là phước đức lớn nhất

"Tránh không làm điều ác
Không say sưa nghiện ngập
Tinh cần làm việc lành
Là phước đức lớn nhất

"Biết khiêm cung lễ độ
Tri túc và biết ơn
Không bỏ dịp học đạo
Là phước đức lớn nhất

"Biết kiên tŕ, phục thiện
Thân cận giới xuất gia
Dự pháp đàm học hỏi
Là phước đức lớn nhất

"Sống tinh cần,tỉnh thức
Học chân lư nhiệm mầu
Thực chứng được Niết Bàn
Là phước đức lớn nhất

"Chung đụng trong nhân gian
Tâm không hề lay chuyển
Phiền năo hết, an nhiên,
Là phước đức lớn nhất

"Ai sống được như thế
Đi đâu cũng an toàn
Tới đâu cũng vững mạnh
Phước đức của tự thân."


Trang : 1  2