Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Trang : 1  2  3  4 

Năng duyên              能緣    
Chủ thể có đủ tác dụng nhận thức gọi là 'Năng duyên'; c̣n khách thể (đối tượng) bị nhận thức gọi là 'Sở duyên'.
Duyên có nghĩa là nương tựa, nương nhờ, vin theo, tức là tâm thức không thể tự sinh khởi mà phải nương vào cảnh bên ngoài (khách thể, đối tượng) mới có thể phát sinh tác dụng. Theo Duy thức học Phật giáo, Năng duyên là Kiến phần (chủ thể nhận thức) và Sở duyên là Tướng phần (đối tượng nhận thức).
Chủ thể nhận thức (Năng duyên) gồm có ba phần: Kiến phần, Chứng phần, và Chứng tự chứng phần. Khi Năng duyên sinh ra tác dụng th́ Kiến phần duyên theo Tướng phần, Tự chứng phần duyên theo Kiến phần và Chứng tự chứng phần, c̣n Chứng tự tự chứng phần th́ duyên theo Tự chứng phần.

Ngũ độn sử      cinq passions illusoires     five afflictions that affect beginning practitioners    五鈍使    pañca-kleśa
Chỉ cho 5 loại phiền năo căn bản: tham, sân, si, mạn, nghi.
Năm thứ phiền năo này thường sai khiến tâm thần người tu hành, làm cho trôi nổi, lăn lộn trong 3 cơi nên gọi là Sử; và v́ rất khó trừ diệt nên gọi là Độn.

Ngũ đ́nh tâm quán      cinq méditations    five meditations and four bases of mindfulness    五停心觀     
Năm pháp quán dứt trừ phiền năo mê hoặc.
1. Bất tịnh quán (aśubhā-smṛti): Quán tưởng thân ḿnh và thân người nhơ nhớp để trừ bỏ ḷng tham muốn.
2. Từ bi quán (Maitrī-smṛti): Cũng gọi là Từ tâm quán. Quán tưởng ḷng thương xót để đối trị với phiền năo oán giận.
3. Duyên khởi quán (Iidaṃpratyayatā-pratītyasamutpāda-smṛti): Cũng gọi là Nhân duyên quán. Quán tưởng 12 duyên khởi thuận và nghịch để đối trị phiền năo ngu si.
4. Giới phân biệt quán (dhātu-prabheda-smṛti): Cũng gọi là Giới phương tiện quán, Tích giới quán, Phân tích quán, Vô ngă quán. Quán tưởng các pháp 18 giới đều do hoà hợp của đất, nước, lửa, giớ, không và thức mà có để đối trị chấp ngă.
5. Sổ tức quán (Ānāpāna-smṛti): Cũng gọi là An na ban na niệm, Tŕ tức niệm. Đếm số hơi thở ra, thở vào để đối trị tầm, tứ tán loạn, giữ cho tâm dừng yên một chỗ.

Ngũ biến hành              五遍行    
Năm tâm sở biến hành : xúc, tác ư, thọ, tưởng, tư. Năm loại tâm lư này có mặt khắp trong tất cả mọi trường hợp tâm thiện, bất thiện và vô kư, nên gọi là biến hành.

Ngũ biệt cảnh              五別境    
Năm tâm sở biệt cảnh : dục, thắng giải, niệm, định, tuệ. Năm loại tâm lư này chỉ xuất hiện trong những trường hợp và cảnh vực sai biệt, duyên vào từng đối tượng cụ thể mà sinh khởi ; chúng thay đổi hoặc quyết định xuất hiện trong từng trường hợp nhưng chúng không tách rời nhau, nhất định hỗ trợ nhau, khi một cái khởi th́ tất có bốn cái kia.

Ngũ căn      Cinq facultés    five faculties    五根    Pañcendriyāṇi
Năm loại gốc rễ phát sinh ra pháp lành, dẫn vào Thánh đạo. Gồm Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn và Tuệ căn.

Ngũ cái      cinq voiles     Five coverings    五蓋     pañca āvaraṇāni
C̣n gọi là Ngũ triền cái.
Triền là trói buộc. Cái nghĩa là che lấp. Ngũ triền cái là 5 thứ phiền năo trói buộc, che lấp tâm tính, làm cho pháp lành không sanh ra được.
1. Tham dục cái (rāga-āvaraṇa): Tham đắm ngũ dục là tài sản, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ không biết nhàm chán nên tâm tính bị che lấp.
2. Sân khuể cái (pratigha-āvaraṇa): Đối trước cảnh trái ư, ḷng tức giận nổi lên làm che lấp tâm tính.
3. Hôn miên cái (styāna-middha-āvaraṇa): Cũng gọi là Thuỵ miên cái. Hôn trầm và buồn ngủ khiến tâm tính li b́, không thể tích cực hoạt động.
4. Trạo cử ác tác cái (auddhatya-kaukṛtya-āvaraṇa): Cũng gọi là Điệu hư cái, Trạo hối cái. Sự chao động của tâm, hoặc lo buồn, ân hận đối với những việc đă làm, khiến tâm tính bi che lấo.
5. Nghi cái (vicikitsā-āvaraṇa): Đối với giáo pháp do dự không quyết đoán, chưa có niềm tin đối với Tam Bảo và cả đối với sự tu tập của bản thân.

Ngũ chủng pháp sư      cinq sortes de maîtres du dharma     five kinds of authorities of the doctrine    五種法師    
5 bậc pháp sư hay 5 bậc thầy có khả năng hoằng dương Phật pháp.
1. Thụ tŕ pháp sư: Người có khả năng tiếp nhận, tin tưởng vững chắc và ghi nhớ, giữ ǵn không quên lời dạy của Như Lai được ghi chép trong kinh luận.
2. Đọc kinh pháp sư: Người có khả năng ngồi ngay thẳng, trang nghiêm, giữ tâm chính niệm, mắt xem kinh văn mà tụng đọc mạch lạc, rơ ràng.
3. Tụng kinh pháp sư: Người có khả năng tụng đọc thuộc ḷng kinh văn, không cần phải xem sách mà không nhầm lẫn.
4. Giải thuyết pháp sư: Người có khả năng truyền dạy, giảng giải chính xác kinh điển.
5. Thư tả pháp sư: Người có khả năng biên chép, phiên dịch kinh điển để lưu truyền rộng răi cho đời sau.

Ngũ dục      cinq désirs     five desires    五欲    pañca kāmāḥ
Năm đối tượng của sự tham muốn:
1. Tài dục: Tham muốn tiền của.
2. Sắc dục: Tham muốn sắc đẹp.
3. Danh dục: Tham muốn danh vọng, địa vị, quyền lực.
4. Thực dục: Tham muốn sự ăn uống.
5. Thuỳ dục: Tham muốn sự ngủ nghỉ.
Năm đối tượng khác của sự tham muốn là:
1. Sắc dục: Tham muốn sắc đẹp.
2. Thanh dục: Đắm say âm thanh, âm nhạc, lời khen...
3. Hương dục: Đắm say mùi thơm quyến rũ.
4. Vị dục: Tham muốn vị ngon ngọt.
5. Xúc dục: Ham thích sự xúc chạm mịn màng, trơn láng.

Ngũ giới      Cinq préceptes    Five precepts    五戒    Pañca śīlāni
Năm giới, năm nguyên tắc thực hành đạo đức.
1. Không giết hại
2. Không trộm cắp
3. Không quan hệ bất chính
4. Không nói dối
5. Không uống rượu.

Ngũ hạ phần kết              五下分結    pañca āvarabhāgiya-saṃyojanāni
Năm loại phiền năo trói buộc chúng sanh hữu t́nh ở Dục giới. Sở dĩ gọi là hạ phần là bởi v́ nó ở hạ giới, tức Dục giới, khác với thượng giới, tức là Sắc giới và Vô sắc giới.
Tên đầy đủ là Ngũ thuận hạ phần kết, gọi tắt là Ngũ hạ kết hoặc Ngũ hạ.
Câu-xá luận, quyển 21, ghi: "Năm hạ phần kết là ǵ? Đó là Thân kiến, Giới thủ kiến, Nghi, Dục tham, Sân khuể. Chúng được gọi là Thuận hạ phần (avarabhāgīya) bởi v́ chúng có liên hệ và thuận hợp với “phần ở phía dưới” (avarabhāga), tức chỉ cho Dục giới (Vibhā􀀀ā, 49, 2). Như vậy trong số này có hai kiết sử khiến cho người ta không thể vượt qua được Dục giới và ba kết sử khiến cho người ta phải trở lại Dục giới. Dục tham và sân khuể ngăn chận sự xuất ly Dục giới; thân kiến và hai loại kết sử c̣n lại làm cho những người đă xuất ly Dục giới phải trở lại ở đó; chúng không giống như viên cai ngục và các ngục tốt.
1. Dục kết: những phiền năo tham dục.
2. Sân kết: những phiền năo giận hờn.
3. Thân kiến kết: phiền năo ngă kiến, chấp ngă.
4. Giới thủ kết: phiền năo giữ ǵn những giới luật phi lư, vô đạo.
5. Nghi kết: phiền năo nghi ngờ chân lư.

Ngũ hối          five kinds of remorse    五悔    
Cũng gọi là Ngũ sám hối
Năm phương pháp sám hối để diệt trừ tội lỗi.
1. Sám hối: Ăn năn tội lỗi và tu tập những hành lành.
2. Khuyến thỉnh: Khuyển thỉnh chư Phật trong 10 phương quay bánh xe pháp cứu độ chúng sinh. Ngày nay có thể hiểu rộng là thỉnh chư tôn đức tăng ni hoằng pháp độ sinh.
3. Tuỳ hỉ: Vui mừng, khen ngợi những hành lành của người khác, thấy người khác tu tập ḿnh sinh tâm hoan hỷ.
4. Hồi hướng: Hồi hướng công đức tu tập được về quả vị giác ngộ.
5. Phát nguyện: Phát nguyện quyết tâm thành Phật.

Ngũ kiến          five wrong views    五見    pañca-dṛṣṭayaḥ
5 loại nhận thức sai lầm.

1. Thân kiến, hay Ngă kiến (sat-kāya-dṛṣṭi): Tự chấp có sự tồn tại của cái "ta", gọi là Ngă kiến, cho rằng vật này thuộc về ta, gọi là Ngă sở kiến.
2. Biên kiến (anta-grāha-dṛṣṭi): Chấp vào một bên, kiến giải cực đoan, như cho rằng sau khi ta chết vẫn thường c̣n không mất, đây gọi là Thường kiến (hữu kiến); hoặc cho rằng sau khi ta chết th́ dứt hẳn, đây gọi là Đoạn kiến (vô kiến).
3. Tà kiến (mithyā-dṛṣṭi): Không tin nhân quả.
4. Kiến thủ kiến (dṛṣṭi-parāmarśa): Cố chấp giữ những nhận thức sai lầm.
5. Giới cấm thủ kiến (śīla-vrata-parāmarśa): Nhận thức và thực hành sai lầm những quy tắc, giới luật không đưa tới giải thoát.

Ngũ lợi sử      cinq points de vue erronés    five afflictions of advanced practitioners    五利使    pañca-dṛṣṭayaḥ
Cũng gọi là Ngũ nhiễm ô kiến, Ngũ tịch kiến, Ngũ kiến.
Lợi là sắc bén, Sử là sai khiến. Ngũ lợi sử là chỉ cho 5 thứ phiền năo do mê lư mà khởi, thường xui khiến chúng sinh tạo các nghiệp ác.
1. Thân kiến: Do không rơ cái lư thân ta là do sự hoà hợp của 5 uẩn mà có một cách giả tạm, nên mới chấp trước thật có thân ta (chấp ngă).
2. Biên kiến: Chấp trước 2 kiến giải cực đoan, cho rằng sau khi ta chết là dứt hẳn, hoặc sau khi ta chết sẽ c̣n măi không mất.
3. Tà kiến: Phủ định lư nhân quả, cho rằng chẳng có tội phúc, thiện ác ǵ hết. Đây là loại tà kiến nguy hiểm nhất trong các loại tà kiến.
4. Kiến thủ kiến: Cố chấp cái thấy biết hẹp ḥi kém cỏi của ḿnh mà không chịu mở rộng tầm nh́n để học hỏi những điều cao xa ưu việt.
5. Giới cấm thủ kiến: Chấp chặt những giới cấm trái đạo, phi pháp, cho đó là nhân sinh lên cơi trời, hoặc là con đường đến Niết bàn, như giữ giới ḅ, giới chó...

Ngũ lực      Cinq forces    five powers    五力    pañca balāni
Năm loại sức mạnh. Năm lực này h́nh thành từ năm căn, phát sanh một thứ sức mạnh thúc đẩy, tăng trưởng, duy tŕ đời sống tu tập đạt đến giải thoát, chúng có khả năng phá trừ điều ác, thúc đẩy làm việc thiện.
- Tín lực (śraddhā-bala).
- Tinh tấn lực (vīrya-bala).
- Niệm lực (smriti-bala).
- Định lực (samādhi-bala).
- Tuệ lực (prajñā-bala).

Ngũ nghịch      cinq forfaits    five heinous crimes    五逆    pañcānantarya
C̣n gọi là Ngũ nghịch tội, Ngũ vô gián tội.
5 tội cực ác, dẫn đến đoạ địa chịu nỗi thống khổ không bao giờ gián đoạn.
Theo Phật giáo Nguyên thuỷ: 1. Giết cha, 2. Giết mẹ, 3. Giết Thánh tăng, 4. Làm thân Phật chảy máu, 5. Phá sự hoà hợp và thanh tịnh của Tăng.

Theo Phật giáo Đại thừa: 1. Phá hoại chùa tháp, đốt kinh, đập tượng, trộm cắp tài sản của Tam bảo, hoặc tạo điều kiện cho người khác thực hiện những việc trên; 2. Huỷ báng Thanh văn, Duyên giác và pháp Đại thừa; 3. Ngăn cản, cấm đoán, bắt bớ, trục xuất những người tu hành, sát hại người xuất gia; 4. Phạm một trong 5 tội ngũ nghịch của Phật giáo Nguyên thuỷ; 5. Chủ trương không có nhân quả nghiệp báo, gây ra 10 nghiệp bất thiện.

Ngũ nhăn      Cinq sortes de vision        五眼    pañca cakṣūṃṣi
5 con mắt nh́n rơ sự và lư của các pháp.
1. Nhục nhăn, Phạm māṃsa-cakṣus, là con mắt của mọi người, mọi loài ở thế gian, có khả năng nh́n thấy và phân biệt được h́nh sắc, cảnh vật.
2. Thiên nhăn, Phạm divya-cakṣus, con mắt của chúng sinh ở cơi trời, hoặc con mắt của người đời (nhục nhăn) đạt được cảnh giới thiền định; sự vật ở xa, rộng, nhỏ bé, vi tế... đều thấy rơ ràng.
3. Huệ nhăn, Phạm prajña-cakṣus, con mắt trí tuệ, quán chiếu và thấy được lư không của các pháp.
4. Pháp nhăn, Phạm dharma-cakṣus, con mắt trí tuệ nh́n thấy thực tướng của các pháp, có năng lực nh́n thấy pháp duyên khởi, chứng ngộ được thực tướng hư huyễn của các pháp, thấy rơ một cách tường tận nguyên nhân sai biệt của các pháp.
5. Phật nhăn, Phạm buddha-cakṣus, con mắt của Phật, có năng lực chứng tri hoàn toàn chân tính của các pháp.

Ngũ thượng phần kết              五上分結    pañca ūrdhvabhāgiya-saṃyo-janani
Năm loại phiền năo tồn tại ở Sắc giới và Vô sắc giới.
Kết là tên gọi khác của phiền năo; phần là sai biệt, khác nhau, tức là để phân biệt trên và dưới, như nói thượng phần tức là thượng giới, là cơi giới ở trên cao, mà thượng giới gồm có hai cơi đó là Sắc giới và Vô sắc giới, gọi chung là Thượng giới.
Ngũ thượng phần kết, gọi đủ là Ngũ thuận thượng phần kết, mà gọi tắt là Ngũ thượng kết hay Ngũ thượng.
Câu-xá luận, quyển 21, ghi: 'Thuận thượng phần có năm thứ: tham Sắc giới, tham Vô sắc giới, trạo cử, mạn, vô minh, khiến cho chúng sanh không thể siêu thoát'.
1. Tham Sắc giới, gọi là Sắc ái kết, tức là những phiền năo do chúng sanh tham đắm 5 thứ dục lạc (sắc, thanh, hương, vị, xúc).
2. Tham Vô sắc giới, gọi là Vô sắc ái kết, là những phiền năo do tham đắm và vướng mắc trong cảnh giới thiền định ở cơi Vô sắc giới.
3. Trạo kết, là phiền năo do tâm niệm của chúng sanh dao động, khiến cho thiền định thối thất hoặc đánh mất.
4. Mạn kết, là phiền năo do chúng sanh tự cao, tự đại, cho ḿnh hơn người rồi lấn lướt, kiêu mạn.
5. Vô minh kết, là phiền năo do chúng sanh si mê, ngu muội, không thấy được Thánh đế.
Theo Đại t́-bà-sa luận, 5 thượng phần kết này phải nhờ tu tập mới có thể đoạn trừ được (tu sở đoạn).

Ngũ thời bát giáo              五時八教    
5 thời 8 giáo do ngài Trí Khải tông Thiên Thai thành lập. Đại sư Trí Khải căn cứ vào nội dung các kinh điển do đức Phật nói để phân loại, giải thích, rồi theo thứ tự thời gian đức Phật thuyết pháp mà chia làm 5 thời. Lại căn cứ theo phương pháp đức Phật dắt dẫn chúng sinh mà chia giáo pháp của Ngài làm 8 giáo, gọi chung là Ngũ thời bát giáo.
I. Ngũ thời:
1. Thời Hoa Nghiêm: Đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày đầu tiên sau khi Ngài thành đạo cho chúng Đại bồ tát Biệt giáo và các vị ưu tú trong Viên giáo nghe.
Kinh Hoa Nghiêm có chia ra phần trước và phần sau khác nhau. Phần trước là giáo pháp nói trong 21 ngày đầu, không có hàng Thanh văn tham dự; phần sau như phẩm Nhập pháp giới th́ có các vị Thanh văn như ngài Xá lợi phất... (được nói trong khoảng thời gian Phật đi giáo hoá chúng sinh) Nhưng giáo pháp của thời ḱ này quá cao, hàng Thanh văn đều như điếc như câm nên chưa thể nhận lănh được hiệu quả lợi ích của sự giáo hoá.
2. Thời Lộc uyển: Trong khoảng 12 năm sau khi đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm, là thời ḱ Phật nói 4 bộ kinh A hàm trong phạm vi 16 nước lớn. V́ nơi nói pháp đầu tiên trong thời ḱ này là vườn Lộc dă, nên gọi là thời Lộc uyển (thời vườn nai), lại lấy tên kinh đă nói nên cũng gọi là thời A hàm.
3. Thời Phương đẳng: Thời ḱ Phật nói các kinh Đại thừa như Duy ma, Tư ích, Thắng man,... trong khoảng 8 năm sau thời Lộc uyển.
4. Thời Bát nhă: Chỉ cho thời ḱ Phật nói các kinh Bát nhă, trong khoảng 22 năm sau thời Phương đẳng.
5.Thời Pháp hoa Niết bàn: Chỉ cho thời ḱ làm cho người nghe pháp tiến đến cảnh giới cao nhất và chứng nhập tri kiến Phật. Đây là thời ḱ đức Phật nói kinh Pháp hoa trong 8 năm sau cùng và nói kinh Niết bàn 1 ngày 1 đêm trước khi Ngài nhập diệt.
II. Bát giáo:
1. Đốn giáo: Đầu tiên, đức Phật trực tiếp dùng phương pháp tự nội chứng để chỉ dạy chúng sinh, tương đương với thời kinh Hoa nghiêm đă nói.
2. Tiệm giáo: Nội dung của việc hoá là dùng những giáo pháp từ cạn dần dần (tiệm) đến sâu, tương đương với 3 thời: A hàm, Phương đẳng, Bát nhă.
3. Bí mật giáo: Đức Phật ứng theo căn cơ, năng lực, bản chất bất đồng của chúng sinh mà truyền dạy các giáo pháp khác nhau.
4. Bất định giáo: Chúng sinh tuy cùng tham dự một pháp hội nhưng tuỳ theo năng lực, tŕnh độ của mỗi người mà hiểu giáo pháp khác nhau.
5. Tạm tạng giáo: Gọi tắt là Tạng giáo. Giáo pháp Tiểu thừa.
6. Thông giáo: Giáo chung cho cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa tu học.
7. Biệt giáo: Giáo pháp chỉ nói riêng cho Bồ tát.
8. Viên giáo: Viên nghĩa là là không thiên lệch, tṛn đủ dung hợp lẫn nhau. Tức bất luận mê hay ngộ, về mặt bản thể đều không phân biệt. Đó là chân lí mà Phật đă giác ngộ, cho nên Viên giáo chỉ rơ sở ngộ của Phật, tức là nêu bày giáo pháp tự nội chứng của Ngài.

Ngũ thừa      cinq véhicules    five vehicles    五乗    pañca yāna
Năm cổ xe chở chúng sinh đến thế giới an vui, giải thoát.
1. Nhân thừa: Quy y Tam bảo và giữ năm giới. Nếu ai nương theo pháp này mà tu hành th́ cũng như lên chiếc xe đi ra khỏi ba đường ác, thẳng đến cơi người.
2. Thiên thừa: Dùng 10 điều thiện, 4 thiền 8 định làm xe, chở chúng sinh vượt khỏi 4 châu cơi người, sinh lên các cơi trời.
3. Thanh văn thừa: Tứ diệu đế là cổ xe chuyên chở chúng sinh vượt qua 3 cơi, đến Niết bàn hữu dư, chứng thành A la hán.
4. Duyên giác thừa: 12 Nhân duyên là cổ xe chuyên chở chúng sinh ra khỏi ba cơi, đến Niết bàn vô dư, thành Bích chi Phật.
5. Bồ tát thừa: Sáu pháp ba la mật, vừa Từ Bi, vừa trí tuệ là cổ xe chuyên chở chúng sinh vượt qua cảnh giới của 3 thừa 3 cơi thẳng đến Đại niết bàn, chứng quả Vô thượng bồ đề.


Trang : 1  2  3  4