Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Trang : 1  2 

Vạn hạnh thiền sư      Maître Zen Van Hanh        萬行禪師    
Là tên một vị Thiền sư lớn của Việt Nam. Thiền sư họ Nguyễn, người châu Cổ Pháp, hương Dịch Bảng, phủ Thiên Đức (nay là làng Đ́nh Bảng, Thuận Thành, Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đ́nh đời đời tín Phật. Thuở nhỏ, ngài đă có tư chất khác thường, tinh thông Tam học, nghiên cứu trăm luận, xem thường công danh. Năm 21 tuổi, xuất gia với Thiền Ông ở chùa Lục Tổ. Sau khi thầy qua đời, Thiền sư dốc chí luyện tập môn Tổng tŕ Tam-muội, từ đó lời nào ngài nói ra cũng đều rất ứng nghiệm.

Hoàng đế Lê Đại Hành (980-1005) rất mực kính mộ Thiền sư, vua nhiều lần thỉnh ngài vào triều để bàn bạc quốc sự, tham vấn kế sách đối phó với giặc Tống ở phương Bắc cũng như giặc Chiêm Thành ở phía Nam. Thiền sư Vạn Hạnh chính là người đă dày công giáo dưỡng Lư Thái Tổ (1010-1028) ở trong chùa từ nhỏ, lúc vua c̣n là chú tiểu Lư Công Uẩn, theo nghĩa phụ Lư Khánh Văn đến chùa Tiêu Sơn học đạo.
Khi thấy Lê Long Đĩnh (1005-1009) bạo ngược, trăm họ sống trong cảnh lầm than, bấy giờ Lư Công Uẩn đang giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ nhà Lê, Thiền sư đă vận động quần thần trong triều suy tôn Lư Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra nhà Lư. Và về sau, cũng chính Thiền sư đă tham mưu cho Lư Thái Tổ trong việc dời đô, từ kinh đô Hoa Lư về Thăng Long, để tính kế phồn thịnh muôn đời cho dân tộc.
Ngày rằm tháng Năm năm Thuận Thiên thứ 16 (1025), khi công hạnh đă viên măn, Thiền sư gọi đồ chúng lại dặn ḍ: “Các con muốn đi đâu? Thầy không nương vào chỗ trụ để trụ, cũng không lấy chỗ vô trụ để trụ”. Rồi Thiền sư nói bài kệ:

身如電影有還無
萬物春榮秋又枯
任運盛衰無怖畏
盛衰如露草頭鋪

"Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”.

Dịch:
"Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cỏ xuân tươi thu héo hon
Tùy vận thịnh suy không hăi sợ
Thịnh suy đầu cỏ có phơi sương".

Nói xong bài kệ, Thiền sư an nhiên thị tịch. Vua và sĩ thứ làm lễ trà tỳ, lượm cốt dựng tháp để thờ. Lư Nhân Tông thường có bài kệ truy tặng rằng:

"Vạn Hạnh dung ba cơi
Thật hiệp lời sấm xưa
Quê hương tên Cổ pháp
Chống gậy trấn kinh đô".

Vị định               味定    āsvādana-samādhi, āsvādana-samāpatti
Sự thưởng thức các vị ngọt của các Định, c̣n gọi là Vị đẳng chí. Vị đẳng chí, là khi Định có vị ngọt. Nghĩa là, hành giả đam mê trạng thái hỷ lạc của Định mà ḿnh chứng đắc, bị ngưng trệ trong đó, không tiến lên được.

Vọng tưởng      Illusion    forget thoughts, mistaken thought or conceptualization    妄想    vikalpa
Cũng gọi: Phân biệt, Vọng tưởng phân biệt, Hư vọng phân biệt, Vọng tưởng điên đảo.
Đồng nghĩa: Vọng niệm, Vọng chấp.
Tức phân biệt tướng các pháp với tâm hư vọng điên đảo, cũng có nghĩa là do tâm chấp trước nên không thấy biết được sự vật một cách như thật.

Kinh Lăng già quyển 2 nêu ra 12 thứ vọng tưởng như sau:
1. Ngôn thuyết vọng tưởng: Phân biệt các thứ âm thanh hát xướng, ngâm vịnh, chấp giữ và đắm say chúng, cho rằng chúng có tự tính.
2. Sở thuyết sự vọng tưởng: Những việc mà phàm phu nói ra, xét đến cùng chỗ tự tính của chúng th́ chỉ bậc Thánh mới biết chứ phàm phu không rơ; phàm phi chỉ nương vào các việc ấy mà phát sinh ra lời nói thôi.
3. Tướng vọng tưởng: Tuỳ việc mà khỏi lên cái thấy, đối với tất cả pháp tướng, tính toán, chấp trước một cách hư dối.
4. Lợi vọng tưởng: Đắm trước các thứ tài lợi ở thế gian, v́ không biết rằng những tài lợi ấy là hư dối, nên khởi tâm tham đắm.
5. Tự tính vọng tưởng: Chấp trước các pháp, khởi lên cái thấy có tự tính, rồi cho tự tính ấy là đúng, không phải tự tính ấy là sai.
6. Nhân vọng tưởng: Đối với các pháp do nhân duyên sinh, khởi lên kiến chấp có, không... vọng tưởng phân biệt mà h́nh thành cái nhân của sự sinh tử.
7. Kiến vọng tưởng: Đối với pháp 5 uẩn, sinh khởi các tà kiến chấp trước, phân biệt, có - không, một - khác...
8. Thành vọng tưởng: Đối với giả danh thực pháp, so đó cháp trước Ngă và Ngă sở mà khởi lên ngôn thuyết, thành Quyết định luận.
9. Sinh vọng tưởng: Vọng chấp tất cả pháp, hoặc có hoặc không, đều từ duyên khởi mà sinh phân biệt.
10. Bất sinh vọng tưởng: Vọng chấp tất cả pháp đều có sẵn tự thể, không nhờ nhân duyên mới sinh.
11. Tương tục vọng tưởng: Đối với tất cả các pháp, chấp trước chúng hệ thuộc lẫn nhau, nối tiếp lẫn nhau, không có gián đoạn.
12. Phược bất phược vọng tưởng: Đối với tất cả pháp, v́ t́nh sinh dính mắc, th́ thành trói buộc, nếu ĺa vọng tưởng th́ sẽ không bị trói buộc, phàm phu không rơ, cho nên ở trong chỗ không trói buộc, không cởi mà sinh chấp trước.

Vô ưu thụ              無憂樹    Aśoka
Cây Vô ưu, tức cây A-du-ca, tiếng Phạm là aśoka, tiếng Pāli là asoka: Thực vật họ đậu. C̣n được gọi là cây A-du-kha, A-thúc-ca.
Cây này có tên khoa học là Jonesia asoka. Thân cây thẳng đứng, lá giống lá hoè, hoa màu hồng, rất đẹp. Cây mọc nhiều ở vùng Hi-mă-lạp sơn, Tích lan, Mă lai…
Theo lịch sử Phật giáo, Đức Thích tôn đă đản sinh ở dưới gốc cây này. Kinh Quá khứ hiện tại nhân quả, quyển 1, ghi: “Phu nhân nh́n thấy trong vườn ngự có một cây lớn, tên là Vô ưu, hoa nở rất đẹp và mùi hương rất thơm, cành lá rất tươi tốt, Ngài bèn đưa tay phải lên định hái một đoá hoa, th́ Bồ tát từ từ đản sanh phía bên hông phải”.
Tham khảo thêm: Kinh Đại bát-niết-bàn, quyển 32; Luận Đại trí độ, quyển 10; Đại đường Tây vực kí, quyển 6; Phiên Phạm ngữ, quyển 9; Phiên dịch danh nghĩa tập, quyển 3…

Vô công dụng      Sans effort    Without effort    無功用    An-ābhoga
Hay Vô công, Phạn an-ābhoga, dịch ư là không cần dụng công nữa, tức là không cần phải tạo tác thêm nữa, v́ đă có tác dụng tự nhiên. Cũng có nghĩa là không cần mượn thân, khẩu, ư mà vẫn có thể nắm vững nguyên tắc của đạo một cách tự tại. Từ Bồ-tát Bát địa trở xuống, mặc dù ở trong cảnh giới Chân như, nhưng chưa được tự tại. Từ Bồ-tát Bát địa trở lên, v́ đă thuần khiết vô lậu, nên rất tự tại, gọi là Vô công dụng đạo. Lại nữa, từ Bát địa trở lên đă nắm vững Vô công dụng trí, tự tại lợi sanh, gọi là Vô công dụng địa. Tuy nhiên, nếu căn cứ quả vị Phật mà nói, th́ từ Bát địa trở lên vẫn c̣n thuộc Hữu công dụng, chỉ có quả vị Phật mới là Vô công dụng.

Vô dư niết bàn      Nirvāṇa sans reliquat    Nirvāṇa without remainder    無餘涅槃    Nirupadhiśeṣa-nirvāṇa
C̣n gọi là Vô dư y niết-bàn.
Chỉ cho sự đoạn trừ hoàn toàn phiền năo chướng, diệt hết hoàn toàn quả khổ dị thục h́nh thành thân năm uẩn, hiển hiện niết-bàn hoàn toàn không có chỗ sở y.
Đại trí độ luận, quyển 31, nói: ‘Cảnh giới Vô dư niết-bàn là sự xả bỏ hoàn toàn năm uẩn, năm uẩn không c̣n hoà hợp, vĩnh viễn không c̣n thọ sanh trở lại’.
Đại t́-bà-sa luận, quyển 32, nói: ‘Sự tương tục của sắc thân, tâm, tâm sở pháp hoặc của thân, căn, giác đă đoạn trừ hoàn toàn, mọi phiền năo đă đoạn trừ vĩnh viễn, gọi là Vô dư y niết-bàn giới’.
Vô dư y là chỉ cho sự không c̣n y vào hai thứ: 1, Không c̣n y vào phiền năo (đă sạch hết phiền năo); 2, Không c̣n y sinh thân (không c̣n thân tái sinh).
Trung luận, quyển 3, nói: ‘Diệt hết nghiệp và phiền năo, đạt được tâm giải thoát, không c̣n tàn dư thân thể, tức là đạt Vô dư niết-bàn’.
Du-già sư địa luận, quyển 86, cho biết duyên do v́ sao mà gọi là Vô dư y niết-bàn. Luận nói: ‘Lại nữa, do diệt trừ hoàn toàn ba tướng trạng của các hành nên gọi là Vô dư y niết-bàn. Một là, v́ đă diệt trừ hoàn toàn các hành sinh khởi từ trước; hai là, đă diệt trừ hoàn toàn tự tính hoại diệt của các hành; ba là, đă diệt trừ vĩnh viễn tất cả phiền năo’.
Thành duy thức luận, quyển 13, nói ‘Niết-bàn vô dư y, tức chân như đă xuất ly khổ sinh tử, phiền nào đă hoàn bị diệt tận không c̣n, dư y cũng diệt, mọi thứ khổ bị dập tắt, nên được gọi là Niết-bàn’.



Vô kí      neutre        無記    Avyākrita
Một trong 3 tính. Sự vật có tính thể trung dung, không ghi lại dấu ấn thiện, cũng không ghi lại dấu ấn ác, đồng thời chiêu cảm quả báo thiện hay ác không thể xác định được gọi là Vô kư.
Luận Câu-xá, ghi: 'Vô kư có nghĩa là, không thể xác định được tính chất thiện hay bất thiện. Thuyết khác nói, đối với quả dị thục (vipāka), chúng không xác định, nên gọi là Vô kư'.
Đại thừa nghĩa chương, ghi: 'Có hai cách hiểu về Vô kư. Thứ nhất là, đối với sự phân biệt quả báo, nghiệp này có tính chất trung dung, không thể xác định được quả báo là lạc hay khổ, cho nên gọi là Vô kư. Thứ hai là, đối với nghiệp trung dung, không thể xác định được là thiện hay ác, nên gọi là Vô kư'.

Vô lượng nghĩa xứ tam muội      samadhi du lieu des Sens infinis    The anantanirdeśapratiṣṭhāna samādhi    無量義處三昧    anantanirdeśapratiṣṭhāna-samādhi
Tam muội mà đức Phật đă vào khi Ngài muốn nói kinh Pháp hoa. Vô lượng là rất nhiều pháp môn tu tập, tức vô lượng nghĩa; Nghĩa xứ là chỗ nương của vô lượng nghĩa, tức Thực tướng. Tam muội Tược tướng vô tướng là chỗ sinh ra vô lượng pháp nghĩa, gọi là Vô lượng nghĩa xứ tam muội.

Vô lậu      Sans perturbation mentale        無漏    Anāsravaḥ
Lậu là ṛ rỉ, tên khác của phiền năo. Các phiền năo tham, sân... ngày đêm từ cửa của 6 căn mắt, tai... ṛ rỉ ra không ngừng. Lậu cũng có nghĩa là rơi rớt, lọt xuống, phiền năo có khả năng khiến cho con người lọt xuống 3 đường ác, cho nên gọi là Lậu. Các pháp thanh tịnh, xa ĺa phiền năo nhiễm ô, được gọi là Vô lậu, như Niết bàn, Bồ đề và tất cả pháp có năng lực đoạn trừ phiền năo trong 3 cơi đều thuộc về vô lậu.

Vô minh      obscurité fondamentale    ignorance    無明    Avidyā
Tên khác của phiền năo. Nghĩa là không có trí tuệ, không thấy biết một cách đúng như thật, tức trạng thái tinh thần mờ tối đối với sự vật, không thông suốt chân lư và không thể lư giải rơ ràng sự tướng hoặc đạo lư, cũng tức là không thấu, không hiểu, không rơ sự thật, lấy ngu si làm tự tướng.
Kinh Tạp A hàm, đức Phật định nghĩa: “Thế nào là vô minh? Nếu chẳng biết kiếp trước, chẳng biết kiếp sau, chẳng biết cả kiếp trước lẫn kiếp sau; chẳng biết trong, chẳng biết ngoài, chẳng biết cả trong lẫn ngoài; chẳng biết nghiệp, chẳng biết báo, chẳng biết nghiệp báo; chẳng biết Phật, chẳng biết Pháp, chẳng biết Tăng; chẳng biết Khổ, chẳng biết Tập, chẳng biết Diệt, chẳng biết Đạo; chẳng biết nhân, chẳng biết pháp sinh khởi bởi nhân; chẳng biết thiện, bất thiện, có tội, không tội, tập, không tập; hoặc kém, hoặc hơn; nhiễm ô, hoặc thanh tịnh; phân biệt duyên khởi, tất cả đều chẳng biết; đối với sáu xúc nhập xứ không giác tri như thật, đối với các pháp này không thấy không biết, không hiện quán, bị si ám, không có minh, tối mù mịt, đó gọi là vô minh".

Vô minh lậu              無明漏    avidyāsrava
Một trong ba lậu. C̣n gọi là Vô minh phiền năo.
Chỉ cho phiền năo khiến chúng sanh hữu t́nh trôi lăn trong ba cơi.
Vô minh là gốc rễ căn bản khiến chúng sanh bị luân hồi sanh tử trong ba cơi không gián đoạn.

Vô ngại trí              無礙智    Asanga-jñāna
Trí tuệ của Phật, thông đạt tự tại, hễ phát tâm là biết liền, không nhờ phương tiện, không cần suy nghĩ, rơ suốt không ngại.

Vô ngă      Impersonnalité    Impersonality    無我    anātman, anātmaka, nirātman, ni-rātmika, nairātmya
Ngă (ta) tức là vĩnh viễn bất biến (thường), độc lập tự tồn (nhất), là sở hữu chủ trung tâm (chủ), có năng lực chi phối (tể). Nghĩa là: Ta là cái chủ tể thường nhất, vĩnh viễn không thay đổi, tồn tại một cách độc lập, tức là cái linh hồn hoặc bản thể có thật.
Phật giáo không chấp nhận có một cái Ngă như thế, gọi là Vô ngă.
Vô ngă là một trong những giáo nghĩa căn bản của Phật giáo.
Phật giáo nói Vô ngă với mục đích phủ định quan niệm cho rằng vạn pháp có thật thể và có linh hồn tồn tại bất biến trong sinh mạng chúng sinh.
Trong Phật giáo, Vô ngă có hai loại:
1. Nhân vô ngă: con người do vay mượn năm uẩn hoà hợp mà thành, tuyệt đối không có một cái (ngă) chủ thể tồn tại thường hằng, bất biến.
2. Pháp vô ngă: các pháp do nhân duyên hoà hợp mà sanh, luôn luôn thay đổi, tuyệt đối không có một chủ tể thường hằng.
Phật giáo không thừa nhận có một cái ‘ngă’ là chủ thể thường hằng hoặc một ‘thực thể’ tồn tại bất biến. Phật giáo chủ trương tất cả các pháp là Vô ngă, và kiến lập ‘Chư pháp vô ngă’ làm một trong ba dấu ấn chứng nhận chánh pháp.
Các Kinh A-hàm đều nói 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới đều là giả hữu, không có thật thể, không tồn tại một cái ngă.
Vả chăng, để đối trị với bốn quan niệm điên đảo (tứ điên đảo) tịnh, lạc, ngă và thường của thế gian, Đức Phật dạy bốn niệm xứ (tứ niệm xứ) bất tịnh (thân), khổ (thọ), vô ngă (pháp) và vô thường (tâm).
Trong các bộ phái Phật giáo, th́ bộ phái Vātsī-putrīya (Độc-tử bộ) chủ trương trong sinh mạng có một cái ‘ngă không phải đồng nhất cũng không phải thoát ly năm uẩn’, tức là chủ trương ngă và pháp đều có thật, cho nên bị phê phán và gọi tên là ‘ngă pháp câu hữu tông’. Bộ phái Sarvāsti-vādin (Thuyết nhất thiết hữu bộ) th́ chấp nhận con người không có ngă, nhưng lại chủ trương tất cả các pháp là có thật, cho nên bị phê phán và gọi tên là ‘pháp hữu ngă vô tông’.
Đến thời kỳ Phật giáo đại thừa th́ cho rằng con người không có ngă mà các pháp cũng không có ngă, chủ trương ‘nhân vô ngă, pháp vô ngă’.
‘Nhân vô ngă, pháp vô ngă’ cũng c̣n gọi là ‘nhân không, pháp không’.
Kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ thường dùng từ ‘vô ngă’, nhưng Phật giáo đại thừa đa phần dùng từ ‘không’. Cho nên cần biết rằng, ‘không’ tức là ‘vô ngă’.
Đại Trí độ luận nói: ‘Tất cả các pháp đều vô ngă. Trong các pháp không có chủ tể, không có tác giả, không biết, không thấy, không có người sinh ra, không có người tạo nghiệp… tất cả đều thuộc nhân duyên; v́ phụ thuộc vào nhân duyên cho nên không được tự tại, v́ không được tự tại cho nên vô ngă, không thể nào nắm bắt được cái tướng của ngă’.


Vô sở đắc          nothing to be attained    無所得    aprāptitva
Các pháp đều do nhân duyên mà sanh ra, vốn không có tự tính, v́ không tự tính nên không có tướng quyết định có được, gọi là vô sở đắc.

Vô sở hữu xứ      Troisième des quatre royaumes du monde du sans-forme    The third region in the realm of formlessness.    無所有處    ākiñcanyāyatana
Cảnh giới không có tâm sở hữu. Là tầng trời thứ 3 trong 4 tầng trời cơi Vô sắc.

Vô thường      Impermanent    Impermanent    無常    Anitya
Tất cả các pháp đều do nhân duyên sinh, tuỳ thuộc 4 tướng sinh, trụ, dị, diệt mà biến hoá đổi dời trong từng sát na, xưa có nay không, nay có sau không, chẳng lúc nào thường trụ, v́ thế nên gọi chung là Vô thường.

Xem bài Vô thường


Vô trước       Essence des phénomènes est Vacuité        無著    Asaṅga
Vô trước (Asaṅga), sống vào khoảng 310-390, tổ sư phái Du-già hành (Yogācāra).
Ông là người Kiền-đà-la (Gandhāra), Bắc ấn. Ông cùng với người em là Thế thân, là hai nhân vật lịch sử trọng yếu của Phật giáo Ấn độ.
Lúc đầu, Vô trước xuất gia theo bộ phái Hoá địa (Mahiśāsaka, có thuyết nói là Tát-bà-đa bộ, Sarvāstivāda), nhưng sau một thời gian tu học ông nhận thấy giáo nghĩa của bộ phái này chưa thật sự được đầy đủ. Sau đó, ông theo học với La-hán Tân-đầu-lô (Piṇḍola) tu học phép Quán không của Tiểu thừa, mặc dù có sở đắc, nhưng ông chưa thoả măn.
Về sau, tương truyền, ông lên trời Đâu-xuất gặp Bồ-tát Di-lặc để học tập nghĩa Không của Đại thừa, từ đó ông mới thấy an tâm, đồng thời ngộ nhập được phép Quán không của ‘Duy thức vô cảnh’. Nơi Bồ-tát Di-lặc, Vô trước học được rất nhiều kinh luận Đại thừa.
Từ đó về sau tại Ấn độ mới thạnh hành pháp môn Đại thừa Pháp tướng duy thức, Thế thân trở thành một luận sư vô cùng trọng yếu trong nền triết học tư tưởng Phật giáo tiếp nối sau ngài Long thọ.
Vô trước là người đặt nền móng cơ bản và cũng là người chủ trương hoằng dương Pháp tướng duy thức tại Ấn độ. Căn nguyên của Pháp tướng duy thức học, theo như lời giới thiệu của Vô trước, là từ cuốn Du-già sư địa luận mà Bồ-tát Di-lặc giảng dạy cho ông.
Vô trước c̣n biên soạn Nhiếp đại thừa luận (Mahāyāna-saṃgraha), Hiển dương thánh giáo luận (Prakaraṇāryavācā-śāstra), Thuận trung luận, Kim cương kinh luận…


Vô uư thuyết              無畏說    
Vô úy thuyết: nói mà không hề do dự, sợ hăi; nói với sự xác tín, kiên quyết. Khi Tôn giả Xá-lợi-phất ca ngợi đức Phật rằng: «Trong quá khứ, trong tương lai, cũng như trong hiện tại, không thể có một (…) ai tối thắng hơn đức Thế Tôn…»; th́ bấy giờ đức Thế Tôn ấn chứng rằng lời nói của tôn giả Xá-lợi-phất thật sự là tiếng nói không sợ hăi, là tiếng rống của sư tử.

Vô úy      Absence de crainte    Fearlessness    無畏    Vaiśāradya, Abhaya
Không hề sợ hăi điều ǵ. Chỉ cho Phật và Bồ tát khi nói pháp có đủ tự tín, không hề sợ hăi điều ǵ, mạnh mẽ và an ổn.



Vô úy thí      Don de courage    Gift of fearlessness    無畏施    Abhayadăna
Cho sự không sợ hăi. Danh hiệu của Bồ tát Quán Thế Âm, bởi Bồ tát luôn luôn xuất hiện vào những lúc chúng sinh gặp sự nguy hiểm, khổ đau để kịp thời cứu giúp, khiến chúng sinh thoát khỏi sự sợ hăi.

Người giữ giới, không có tâm giết hại, khiến người và vật không không sợ hăi, hoặc khi người và vật gặp tai nạn, ḿnh che chở cho họ khỏi sợ hăi.


Trang : 1  2