Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Xả      Équanimité        捨    Upekṣā
1. Gọi đủ là hành xả: Buông bỏ, tức không vướng mắc, không bám víu vào bất thứ ǵ.
2. Cũng gọi là Xả thụ, Bất khổ bất lạc thu (Aduḥkhāsukha-vedanā): Chỉ cho cảm giác ấn tượng của ư thức không khổ, không vui, là một trong ba loại cảm thụ.

Xá Lợi      Relique    Relic    舍利    Śarīra
Là những hạt, những viên hoặc những mảnh xương cốt c̣n lại sau khi hỏa táng.
Trước đây người ta không tin là có xá-lợi Phật. Măi đến năm 1898, ông W.C. Peppé, người Pháp, tiến hành khảo cổ tại vùng Pīprāvā, phía nam nước Népal, đă t́m thấy một cái hộp bằng đá khá lớn, trong đó có chứa hai cái b́nh bằng đá và vài dụng cụ bằng đá khác như tách trà… Hai h́nh đá một lớn một nhỏ đều có chứa những viên xá-lợi. B́nh đá nhỏ dạng h́nh cầu, chia thành hai phần thượng hạ. Nữa phần trên có h́nh tay cầm, khắc niên đại của vua A-dục bằng lối văn tự Brahmī, và người ta đă đọc được nội dung của nó như sau: “Đây là xá-lợi của Đức Phật. Phần xá-lợi này do bộ tộ Śākya, nước Śrāvastī phụng thờ”. Kết quả của việc khảo cổ này đă chứng minh những ǵ được ghi lại trong Kinh Trường A-hàm và rải rác ở những kinh khác về việc phân chia xá-lợi của Phật thành tám phần cho tám quốc gia cổ đại Ấn Độ sau khi Phật nhập niết-bàn là hoàn toàn sự thật.
Kinh ghi: “Sau khi Đức Thích tôn nhập niết-bàn ở rừng Śāla, thành Kuśinagara, xá-lợi của Phật được phân thành tám phần đựng trong tám tháp chia cho tám quốc gia phụng thờ, tháp thứ chín là cái b́nh, tháp thứ mười là tháp tro, tháp thứ mười một là tháp tóc, thờ tóc Thế Tôn khi c̣n tại thế (Trường A-hàm, kinh Du hành).
Theo Bồ-tát xử thai kinh, quyển 3, phẩm Vô thường, xá-lợi có hai loại: Toàn thân xá-lợi và toái thân xá-lợi. Toàn thân xá-lợi là sau khi chết, toàn thân không bị thối rữa, tự nhiên khô cứng lại thành thân kim cương bất hoại. Toái thân xá-lợi là một phần c̣n lại của cơ thể sau khi hỏa táng.
Theo Dục Phật công đức kinh th́ di cốt của Phật gọi thân cốt xá-lợi, c̣n giáo pháp của Phật thuyết gọi là pháp thân xá-lợi. Những xá-lợi này sẽ hiển thị sau khi Đức Phật diệt độ, giáo pháp và giới luật của Phật thuyết sẽ tồn tại măi ở thế gian, làm chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh.
Theo Pháp uyển châu lâm, quyển 40 th́ xá-lợi có ba loại: Xá-lợi xương màu trắng, xá-lợi tóc màu đen, nhục xá-lợi màu đỏ.
Từ xưa đến nay, tín đồ Phật tử vẫn thường lưu truyền và lễ bái ba loại xá-lợi của Phật là xá-lợi đảnh đầu, xá-lợi răng và xá-lợi ngón tay.
Kinh Kim quang minh, quyển 4, phẩm Xả thân, ghi rằng: “Xá-lợi là kết quả của quá tŕnh huân tu giới, định, tuệ, rất khó đạt được, cho nên nó là ruộng phước điền tối thượng”.
Luận Đại trí độ, quyển 59, nói: “Cúng dường xá-lợi Phật, cho dù nhỏ như hạt cải, cũng được phước báo vô lượng vô biên”. Luận này cũng cho biết, xá-lợi là kết quả tu tập sáu pháp ba-la-mật mà thành.
Tựu trung, xá-lợi là kết quả tự nhiên của quá tŕnh tu tập giới, định, tuệ và đạt được giải thoát. Tuy nhiên, quán sát hành động của chư Phật, chư Bồ-tát, chư vị Tổ sư… th́ xá-lợi được trang nghiêm bằng sự đại dơng mănh, phát ra sự đại thệ nguyện và tăng cường tâm ḿnh bằng sự đại từ bi, để bảo vệ chánh pháp và cứu độ chúng sanh.

Xá vệ              舍衛    Śrāvastī
Thành Xá-vệ, Śrāvastī

Tên gọi khác: Xá-bà-đề, Thất-la-phạt, Thi-la-bạt-đề, Xá-la-bà-tất-đế, Thất-la-phạt-tất-đế… Có nghĩa là quốc gia có nhiều trí thức, nhiều văn vật, ưa chuộng đạo đức và có nhiều tài nguyên.

Xá-vệ là thủ đô của quốc vương Kiều-tát-la.

Đức Phật ở thành này giáo hóa tứ chúng thời gian rất lâu, do đó đa phần kinh điển đều được thuyết giảng ở đây.

Thuở Phật tại thế, vua Ba-tư-nặc và vua T́-lưu-ly nối tiếp nhau thống trị thành này.

Những thánh tích trong thành Xá-vệ gồm có: Đại Pháp Đường do vua Ba-tư-nặc kiến tạo, tháp tưởng niệm đại tướng Chỉ-man (tức Aṅguli-mālya) cải hối xuất gia chứng quả, Tinh xá Đại Ái Đạo, Tinh xá Kỳ viên, tháp ghi dấu địa điểm Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thi triển thần thông, tháp đánh dấu địa điểm Đề-bà-đạt-đa bị rơi xuống địa ngục, tháp đánh dấu địa điểm Xá-lợi-phất hàng phục ngoại đạo, Tinh xá Ảnh Phú, mộ phần trưởng giả Cấp cô độc…