Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Sơ thiền      Premier niveau d'expérience méditative    First meditation    初禪    Prathama-dhyāna
Ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ, hỷ, lạc, nhất tâm.

Sơ thiền thiên          first meditation heaven    初禪天    prathama-dhyāna
Một trong bốn trời Thiền cơi Sắc, là nơi sinh đến của những người tu định Sơ thiền sau khi mệnh chung, hoặc chỉ cho chúng sinh sống ở cơi trời này. V́ chúng sinh ở cơi trời này đă xa ĺa các pháp xấu ác ở cơi Dục, sinh khởi cảm nhận mừng, vui, nên cơi trời này c̣n được gọi là Ly sinh hỉ lạc địa.

Sư tử hống              師子吼    
Thành ngữ «sư tử hống» hay tiếng rống của con sư tử được dùng theo các ư nghĩa như sau:

1. Quyết định thuyết: lời nói chắc thật đúng với việc làm. Kinh Thế gian, kinh số 137 thuộc bộ Trung A hàm nói: «Đức Như Lai, kể từ đêm thành đạo vô thượng chánh giác cho đến đêm nhập vô dư Niết-bàn, trong khoảng trung gian đó, những ǵ được nói chính từ miệng Như Lai, những ǵ được đối đáp bởi chính Như Lai, những điều ấy tất cả đều chắc thật, không trống rỗng, đúng như thực, không điên đảo; nói về Như Lai cũng là nói về sư tử vậy.»

2. Vô úy thuyết: nói mà không hề do dự, sợ hăi; nói với sự xác tín, kiên quyết. Khi Tôn giả Xá-lợi-phất ca ngợi đức Phật rằng: «Trong quá khứ, trong tương lai, cũng như trong hiện tại, không thể có một (…) ai tối thắng hơn đức Thế Tôn…»; th́ bấy giờ đức Thế Tôn ấn chứng rằng lời nói của tôn giả Xá-lợi-phất thật sự là tiếng nói không sợ hăi, là tiếng rống của sư tử.

3. Như thuyết tu hành: tu tập đúng như những điều đă được giảng dạy. Tất cả những thực hành chân chánh, đúng với Chánh pháp; sự giảng dạy về những điều thực hành ấy được gọi là «Sư tử hống.» Thí dụ, khi đức Phật bác bỏ các lối tu khổ hạnh và chỉ ra con đường chân chính, thiết thực hơn các khổ hạnh ấy cho các người Ưu-đàm-bà-la, th́ đấy là lúc Ngài đang nói bằng tiếng rống của sư tử, và do đó kinh được đặt tên là Ưu-đàm-bà-la sư tử hống.

Sắc cứu cánh thiên              色究竟天    Akniṣṭha
Tiếng Phạn a-ca-ni-tra 阿迦膩吒, dịch Sắc cứu cánh (thiên) 色究竟天 , Hữu đỉnh (thiên) 有頂天: tầng cao nhất trong 18 tầng trời thuộc Sắc giới, cơi thiền thứ tư.

Số tức quán      samadhi du compter-du-souffle    breath counting meditation    數息觀    ānāpāna-smṛti
Phương pháp thiền quán niệm hơi thở. Hành giả ngồi ngay thắng, để tâm vào hơi thở ra, vào. Để dễ thực tập, một hơi thở vào, ra, đếm một, cho đến mười, rồi từ mười đếm trở lại một. Phương pháp này rất đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả rất lớn, giúp hành giả giảm bớt sự căng thẳng, lấy lại tinh thần và năng lượng cho cơ thể.

Sở tri chướng          Noetic hindrances    所知障    Jñeyāvaraṇa
Cũng gọi là Tri chướng, Trí ngại.
Chấp chặt vào pháp đă chứng được, khiến cho trí chân như căn bản bị ngăn che, là 1 trong 2 chướng.
Do vô minh căn bản mà chúng sinh mờ mịt đối với cảnh giới sở tri, che lấp pháp tính mà trở thành chướng ngại cho chủng trí trung đạo, cho nên gọi là Trí ngại.

Sử              使    kleśa
Sai khiến.
Tên khác của phiền năo. V́ phiền năo xui khiến con người rong ruỗi trong thế giới mê vọng, cho nên gọi phiền năo là Sử (sai khiến). Sử đồng nghĩa với Tuỳ miên. Trong 10 Tuỳ miên, có 5 Kiến thuộc về tính thấy là: Hữu thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ kiến, Giới cấm thủ kiến. Tinh chất suy cầu đạo lư của 5 kiến này rất linh lợi nên gọi là Ngũ lợi sử. C̣n tính chất của tham, sân, si, mạn, nghi th́ chậm lụt và khó điều phục, nên gọi là Ngũ độn sử.

Sự quán              事觀    
Quán chiếu bề ngoài, chỉ thấy các pháp trên mặt hiện tượng, chưa thấy được bản chất.

Sa la thụ       bosquet de shala        娑羅樹    śāla
Cây sa-la, tiếng Phạm là śāla, tiếng Pāli là sāla, tiếng Tây tạng là sa-li-ljon-pa. C̣n gọi là cây tát-la, cây tô-liên. Dịch ư là cây kiên cố, hoặc cây cao viễn. Tên khoa học là Shorea Robusta, thuộc họ cây long năo hương. Thân cây cao mà cong (kiều mộc), mọc nhiều ở vùng nhiệt đới, như Ấn độ, Bangladesh… Cây cao khoảng 10 trượng (100 feet); lá h́nh bầu dục dài, đầu lá nhọn, dài khoảng 16-25cm, rộng khoảng 10-16cm; hoa nhỏ, màu vàng lợt; trái có hạt có thể ép lấy dầu; gỗ rất cứng, có thể làm vật liệu kiến trúc, cũng có thể làm khí cụ và đóng thuyền…
Theo lịch sử Phật giáo, trong 7 đức Phật quá khứ, th́ đức Phật thứ 3 là T́-xá-phù (Vessabhu) đă thành đạo dưới gốc cây này. Kinh Đại bản trong Trường A-hàm, quyển 1 ghi: “Đức Phật T́-xá-bà ngồi dưới gốc cây sa-la thành chính giác tối thượng”. Kinh Thất Phật phụ mẫu tính tự, ghi: “Đức Phật Tuỳ Diệp lúc đắc đạo thành Phật Ngài ngồi dưới cây sa-la”.
Rừng cây sa-la ngoài thành Câu-thi-na (Kuśinagara) là nơi đức Thích tôn nhập bát-niết-bàn. Kinh Du hành trong Trường A-hàm quyển 4 đă ghi: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn ở ngoài thành Câu-thi-na, trong rừng cây sa-la, Ngài nằm giữa hai cây mà vào niết-bàn”.
Theo phẩm Ứng tận hoàn nguyên của kinh Đại bát-niết-bàn hậu phần, quyển thượng, th́: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn nằm nghỉ trên giường báu ở trong rừng sa-la, vào lúc nửa đêm, Ngài nhập Tứ thiền, vắng lặng tuyệt đối, rồi vụt chốc vào bát-niết-bàn. Sau khi Đại giác Thế Tôn vào niết-bàn, quanh chỗ Ngài nằm bốn phía đông tây nam bắc đều có cây sa-la một gốc hai nhánh, bấy giờ đều hợp lại thành một rủ xuống che trùm giường báu của Như Lai, v́ quá thảm thương, chỉ trong chốc lát những cây sa-la đều biến thành màu trắng, giống như bạch hạc, cành lá hoa quả và vỏ cây đều nứt ra rơi xuống đất, rồi dần dần khô héo”.

Sám hối      quatre formes de naissance     Repent    懺悔    Kṣamayati
Thấy được lỗi lầm ḿnh đă gây tạo, cảm thấy ăn năn và mong được tha thứ. Tức là, khi ḿnh làm điều tội lỗi hay phạm phải những điều sai lầm ḿnh cần phải sám hối th́ tội lỗi mới tiêu trừ và trở lại thanh tịnh.
Kinh Phật v́ trưởng lăo Thủ-ca giảng về sự sai biệt của nghiệp, nói rằng: ‘Người nào tạo trọng tội th́ phải tự trách ḿnh, ăn năn sám hối, thệ nguyện không bao giờ tái phạm. Sám hối như vậy th́ có thể nhổ được gốc rễ của nghiệp’.
Kinh niết-bàn, ghi rằng: ‘Nếu đại vương biết sám hối, ḷng cảm thấy hỗ thẹn với lỗi lầm ḿnh đă tạo th́ tội lỗi sẽ tiêu diệt, đại vương sẽ trở lại thanh tịnh như xưa’.
Từ thời Phật giáo nguyên thủy đến nay, sám hối luôn luôn được coi là một trong những pháp tu hành quan trọng của người học Phật. Ngoại trừ trường hợp sám hối riêng lẽ thực hiện tùy lúc, trong đời sống tu học có định kỳ thực hiện nghi thức sám hối đều đặn, tức là mỗi nửa tháng cử hành lễ bố-tát (sám hối và tụng giới) một lần, mỗi năm một lần tổ chức lễ tự tứ (tự ḿnh nói lên lỗi lầm của ḿnh đă phạm và xin người khác chỉ cho ḿnh lỗi lầm đă phạm để sám hối) một lần sau ba tháng an cư.
Phương pháp sám hối thực tiễn cụ thể th́ tùy theo thời đại, phong tục, tông phái… mà có đôi chút khác nhau, chứ không có một định chế bắt buộc. Một cách tổng quát, theo Luật tông, có hai cách sám hối sau đây:
1. Chế giáo nghi: Cách thức sám hối những tội lỗi vi phạm giới luật, chỉ giành riêng cho người xuất gia. Có ba phần:
a. Tội pháp sám: Đứng trước đại chúng gồm có bốn người trở lên để sám hối.
b. Đối thủ sám: Đứng trước người thầy của ḿnh, hay trước một vị tăng thanh tịnh để sám hối.
c. Tâm niệm sám: Hướng về Đức Phật Thế Tôn tự ăn năn sám hối.
2. Hóa giáo nghi: Cách thức sám hối những hành vi sai trái liên quan đến thiện ác, giành cho cả hai giới xuất gia và tại gia.
Thiên thai tông c̣n lập ra các pháp sám hối thực tiễn hơn: Sự sám (phân biệt tùy lúc sám hối); Lư sám (quán thật tướng, thể ngộ tính chất của tội lỗi cũng có Tánh không); Tác pháp sám hối (y theo giới luật mà thực hành sám hối); Thủ tướng sám hối (quán tưởng tướng hảo của Phật, chừng nào thấy tướng hảo xuất hiện th́ tội lỗi tiêu trừ); Vô sanh sám hối (niệm thật tướng, ngộ được tội vốn vô sanh). Trong các phương pháp sám hối trên, Lư sám hoặc Vô sanh sám được dùng làm trung tâm, tổ chức thành phương pháp thực tiễn là ‘Pháp hoa tam-muội sám nghi’, đề xướng việc thực hành sám hối sáu căn.
Do phương pháp và tính chất sám hối có nhiều loại, cho nên văn sám hối cũng có nhiều bài. Trong Phật giáo đại thừa, văn sám hối thường được sử dụng nhiều nhất là bài kệ trong kinh Hoa nghiêm:
‘Con xưa vốn tạo bao ác nghiệp,
Đều do vô thủy tham, sân, si,
Từ thân miệng ư phát sinh ra
Tất cả con đều xin sám hối’.
Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết-ma sớ, quyển 4, ghi rằng, muốn thực hành sám hối cần phải hội đủ 5 điều kiện:
1. Thỉnh mười phương chư Phật, Bồ tát chứng minh
2. Tụng kinh chú
3. Nói lên cái tội mà ḿnh đă phạm
4. Lập lời thề không tái phạm
5. Đúng như giáo pháp chứng minh cho.
Viên giác kinh lược sớ sao, quyển 12, cho biết, trong truyền thống Phật giáo Nam truyền, muốn sám hối phải thỉnh đại tăng Tỳ-kheo làm chứng, khi đối trước đại tăng phải làm đủ 5 pháp:
1. Để lộ vai bên phải
2. Gối phải quỳ xuống đất
3. Chắp tay
4. Nói lên tội ḿnh đă phạm
5. Lễ sát chân đại tăng.
Nếu trường hợp không có đại tăng th́ không cần thực hành pháp thứ 5.
Chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh, quyển thượng, cho biết, khi thực hành sám hối thành công, người ấy sẽ đắc được cái tướng ba nghiệp thiện, hào quang sáng rực cả pḥng, ngửi được mùi hương lạ vô cùng đặc biệt, thân thể và tâm ư đều được an lạc, nhẹ nhàng, hoặc nằm mộng thấy Phật và Bồ-tát đến lấy tay xoa đầu, nói : ‘Lành thay! Nay con đă được thanh tịnh, v́ vậy Ta đến để chứng minh cho con!’
Đại thừa bổn sanh tâm địa quán kinh, quyển 3, cũng nói ‘Nếu người nào thực hành sám hối đúng như pháp th́ phiền năo chắc chắn tiêu trừ. Giống như thế gian bị kiếp hỏa hủy hoại, thiêu cháy đến tận núi Tu-di, làm khô hết biển cả, sám hối đúng như pháp cũng sẽ đốt cháy hết mọi phiền năo, sám hối đúng như pháp sẽ văng sanh đến cơi trời, sám hối đúng như pháp sẽ đắc được an lạc của Tứ thiền, sám hối đúng như pháp th́ cảm được được mưa báu ngọc ma-ni, sám hối đúng như pháp th́ được thọ mạng lâu dài như kim cương, sám hối đúng như pháp sẽ đưa đến cung thương lạc, sám hối đúng như pháp sẽ thoát khỏi ngục tù ba cơi, sám hối đúng như pháp sẽ làm nở đóa hoa bồ-đề, sám hối đúng như pháp sẽ thấy được Phật…’

Sát na          a moment    刹那    kṣaṇa
Từ ngữ chỉ đơn vị thời gian cực ngắn như chớp mắt, giây lát...

Sân khuể      colère     anger    瞋恚    pratigha
Sự tức giận. Đối với những người làm trái ư ḿnh mà nổi giận, oán ghét, khiến tâm minh bực bội không yên, th́ gọi là sân.
Sân là chướng ngại rất lớn đối với người tu học Phật pháp, bởi sự tu tạo công đức rất khó, mà chỉ cần một niệm sân hận nổi lên th́ đốt cháy hết cả rừng công đức, cho nên các kinh luận thường hay cảnh giác.

Sinh y              生依    upādi
Căn bản của sự sống, hay sinh y, là năng lực duy tŕ ḍng tương tục của căn thân không để đứt đoạn.