Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Journées du patrimoine 2020


Samedi 19 et dimanche 20/9/2020
• Visites libres : de 10h à 19h, sans inscription.
• Visites guidées : à 10h30, 11h30, 14h, 15h, 16h et 17h.
Cliquez ici pour plus de détails ou pour vous inscrire gratuitement

Chương tŕnh sinh hoạt năm 2020






Vị Trí Của Một Ngôi Chùa
Vị Trí Của Một Ngôi ChùaThích Như Điển

Ngôi chùa đối với người Phật Tử Việt Nam chúng ta nói riêng hay những dân tộc khác tại Á Châu nói chung; chùa đóng một vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân, kể cả những người không thuộc tín ngưỡng Phật Giáo. Do vậy từ mấy ngàn năm nay, h́nh ảnh của ngôi chùa đă ăn sâu vào nề nếp văn học, thi ca, kiến trúc, phong tục, tập quán, lịch sử v.v…nên chùa là “Cái thiện của làng tôi” như nhà văn Thiện Văn Phạm Phú Minh ở Hoa Kỳ đă viết trong tờ Thế Kỷ thứ 21 như vậy.

Hôm đó là ngày Chủ nhật 27 tháng 8 năm 2017 tại địa phương Nantes, Pháp Quốc có buổi giảng của tôi nhân lễ Hoàn Nguyện và Lễ Vu Lan của chùa. Thượng Tọa Trụ Tŕ Thích Nguyên Lộc đă thỉnh tôi giảng một thời Pháp và tôi đă chọn đề tài nầy. Lúc bắt đầu mới 9 giờ sáng nên số người tham dự không đông mấy, cũng như thời gian chỉ có một tiếng đồng hồ, nên tôi đă không thể triển khai hết được ư của ḿnh muốn nói. Tuy nhiên những điểm chính tôi đă tŕnh bày hết rồi và mọi người nghe hôm đó cũng cảm thấy hoan hỷ. Đầu tiên tôi đi xa hơn qua tận Trung Quốc để thăm viếng quê hương của chư Tổ mà Phật Giáo Việt Nam của chúng ta đă ảnh hưởng bởi những Tông Phái qua việc truyền thừa không ít. Tôi chọn bài thơ “Hàn Sơn Tự” của Trương Kế, một thi nhân rất nổi tiếng ở đời nhà Lương vào thế kỷ thứ sáu thuộc đời Vua Lương Vũ Đế (502-519). Vị trí của Ông trong văn chương thi phú có thể ví với Lư Bạch, Thôi Hộ, Hạ Tri Chương v.v… ở đời nhà Đường. Ở tại Tô Châu có ngôi chùa nầy. Ngôi chùa sở dĩ nổi tiếng nhờ 4 câu thơ và nếu có ai đó đă đi đến Tô Châu rồi th́ sẽ xem được chữ Phật thật là tuyệt vời, nhưng được viết không cân xứng mấy. Theo truyền thuyết th́ cho rằng: Người viết chữ Phật nầy muốn có đến 3 lượng vàng, nhưng nhà chùa chỉ trả cho Ông ta được hai lượng, nên hai sổ thẳng của chữ Phất (tánh không) không cân xứng mấy. Đă là giả thuyết th́ chúng ta cũng không nên chấp cứ vào đó làm ǵ, nhưng ở Trung Hoa có rất nhiều chuyện giả sử như vậy.

Bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc như sau:

Nguyệt lạc Ô Đề sương măn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.


Nếu trực dịch ra tiếng Việt th́ như thế nầy:

Bóng trăng chim quạ, sương đầy trời
Sông, cây, chài lưới đối nhau thôi
Cô Tô thành ấy, chùa Hàn Sơn
Nửa đêm tiếng chuông, đến khách thuyền.


Và được dịch sang thể lục bát như sau:

Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài, cây bến sầu vươn mái chèo
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.


Quả là tuyệt vời với lối thơ câu 6 và câu 8 ấy. Chỉ riêng Việt Nam chúng ta mới có, chứ Haiku của Nhật Bản hay thơ Đường của Trung Quốc cũng không thể sánh bằng. Bởi thế mà có thời Ông Bà của chúng ta đă thể hiện tinh thần nầy qua hai câu chữ Hán như sau:

Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy bất thịnh Đường.


Nghĩa là:

Văn như Siêu (Lê Văn Siêu) và Quát (Cao Bá Quát) th́ trước đời nhà Hán không ai b́ kịp.
Thơ đến được như Tùng (Thiện Vương) và Tuy (Lư Vương) th́ thời thịnh Đường cũng chẳng có ai được.
Như vậy dân tộc Việt Nam chúng ta là một dân tộc can cường, cao cả, quyết không chịu đi làm nô lệ cho nước nào, mà ở thời Khương Tăng Hội (280) từ Giao Châu chúng ta, Ngài đă được Ngô Tôn Quyền mời sang Trung Quốc làm Thầy cho Vua và ở thế kỷ thứ 15, Kiến trúc sư Nguyễn An đă chỉ huy xây cất Tử Cấm Thành cho Vua nhà Minh, và măi cho đến ngày nay dân tộc ta đă tự hào về những chiến thắng quân Nguyên Mông ba lần của các vua chúa nhà Trần năm 1257, 1285 và 1288. Lịch sử dĩ nhiên không dừng lại ở đó, nhưng chúng ta có quyền hănh diện về những ǵ mà Cha Ông của chúng ta đă để lại cho lịch sử đời sau và chúng ta không được quên ḍng chảy của những thành tích lịch sử nầy.

Đến Trung Quốc, có 4 châu mà thiên hạ đồn rằng không nên thiếu. Đó là Quảng Châu để thăm viếng và thưởng thức những món ăn tuyệt hảo tại đây. Hàn Châu để thăm những phong cảnh đẹp và người đẹp của xứ nầy. Liễu Châu để chọn cho ḿnh những thứ gỗ tốt để đóng quan tài khi cái già cái chết sắp đến cận kề và Tô Châu ngoài ngôi chùa Hàn Sơn nầy ra, c̣n rất nhiều tơ lụa đẹp, mịn màng. Ngày nay Trung Hoa đă thay đổi nhiều rồi, dĩ nhiên là không c̣n những truyền thuyết hay những giả sử như thời xa xưa nữa, nhưng bài thơ của Trương Kế đă từng để lại không biết bao nhiêu sự thi hóa chốn nầy, mà ngày nay ngôi chùa và bài thơ vẫn c̣n tồn tại với thời gian.

Sang đến Việt Nam th́ ngôi chùa lại đóng vai tṛ không những chỉ là nơi chốn để nguyện cầu, lễ bái v.v… mà c̣n là nơi tiếp các sứ thần của các nước láng giềng khi vào cống sứ vua chúa nước ta, nên mới gọi là chùa Quán Sứ (chỗ ở của các Sứ thần). Ngôi chùa ấy ngày nay vẫn c̣n ở Hà Nội, nhưng có mấy người Hà Nội trong hiện tại hiểu được vai tṛ của ngôi chùa nầy từ thuở sơ khai của dân tộc chúng ta? Hồ Dzếnh (1916-1991) là một nhà thơ ở thế kỷ thứ 20, Ông đă làm những câu thơ trong bài thơ “Quê ngoại” như sau để nói về vị trí của ngôi chùa:

Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm
Sương hôm, gió sớm trăng rằm
Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi
Mai nầy tôi bỏ quê tôi,
Bỏ trăng, bỏ gió, chao ôi bỏ chùa.


Trăng và gió là những h́nh ảnh đẹp biết là bao, nhưng thi nhân có thể bỏ được. Chỉ riêng h́nh ảnh của ngôi chùa làng quê đơn sơ mộc mạc ấy th́ thi nhân không thể nào quên được, dầu cho xa quê trong nhiều dặm đăng tŕnh. Do vậy h́nh ảnh ngôi chùa ấy đă làm cho thi nhân luôn nhớ nghĩ về quê, nơi ấy có mồ mả Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ và nhất là h́nh ảnh của ngôi chùa trong đêm thanh cảnh vắng, khi trăng rằm đă hiện ra, soi bóng ngôi chùa vào tận tâm cang của những người xa xứ. Rồi Xuân Tâm, Ông có bài thơ rất hay, nói về tiếng chuông chùa và ngôi mộ cũng như người Mẹ đă mất qua bài thơ bất hủ mà nhiều thi nhân đă trích dẫn, và ngay cả trong tác phẩm “Bông Hồng Cài Áo” của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh:

….Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ nhẹ rơi
Tôi thấy tôi mất Mẹ
Là mất cả bầu trời.


Chỉ có 4 câu sau cùng của bài thơ nói về Mẹ, chúng ta cũng đă có thể h́nh dung được vị trí của ngôi chùa và tiếng chuông chùa trong đêm khuya hay sáng sớm như thế nào đối với người dân quê Việt Nam chúng ta rồi.

Từ những h́nh ảnh thân thương của ngôi chùa ở Trung Hoa, Việt Nam…tôi đă hướng mọi người về ngôi chùa Vạn Hạnh tại Nantes, Pháp Quốc, nơi hàng trăm thính chúng đang ngồi nghe tôi nói chuyện về vị trí của một ngôi chùa qua thi ca Việt Nam cũng như Trung Quốc. Ai ai cũng nh́n nhận rằng dưới bàn tay khéo léo của Thượng Tọa Thích Nguyên Lộc, Trụ Tŕ ngôi chùa nầy đúng 20 năm xây dựng và với 30 năm hiện hữu nơi cơi trời Tây nầy, Vạn Hạnh tại nơi đây rất xứng đáng với tất cả tầm vóc ấy. Ngôi chùa nhỏ, có nóc cong. Bên cạnh đó tuy không có những cội mai già như trong bài thơ “Nhớ Chùa” của Thi Sĩ Huyền Không, tức Cố Ḥa Thượng Thích Măn Giác đă sáng tác vào năm 1949, nhưng những gốc Ô liu cũng có đến mấy trăm năm tuổi thọ đang được trồng cạnh bên hiên chùa. Nào là trúc, sen, bầu, bí, ḥn non bộ, chùa Một Cột v.v… Ngoài ra c̣n có một nhà rường năm gian hai chái rất Việt Nam, nơi đây Thượng Tọa dự định sẽ làm một Trà Thất để tiếp đón khách thập phương và những khách văng lai người Pháp, nhằm giới thiệu văn hóa của dân tộc ḿnh cho người bản xứ. Quả là quá tuyệt vời cho một ngôi chùa Việt Nam tại Hải ngoại, đang góp phần xây dựng cho đất nước, cho Phật Giáo và cho Dân Tộc Việt Nam trong khi ở xứ người, cũng như sánh vai với hơn 700 ngôi chùa như vậy của Việt Nam chúng ta đang hiện diện trên năm châu lục ngày nay.

Hôm đó trời thật đẹp, không có trăng sao, nhưng những âm thanh huyền diệu của những tiếng Kinh cầu qua Trai đàn chẩn tế bạt độ mà Thượng Tọa Thích Hoằng Khai, Tổng Thư Kư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu làm sám chủ với Ban Kinh Sư hùng hậu khắp Âu Châu đă tựu về để giải oan, bạt độ cho những hương linh người Việt và người Pháp quá văng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của chiến tranh, cũng như những người lâm nạn bất thường.

Lời Kinh trầm bổng thiết tha như gọi hồn người nơi cơi xa xăm nào đó hăy về đây thính pháp văn kinh, giải thoát được nẻo luân hồi sanh tử. C̣n người sống đă đến đây như chạnh ḷng nghĩ về thân phận của ḿnh rồi mai đây sẽ ra sao, nếu không có h́nh ảnh của một ngôi chùa, nơi ấy có vị Sư già đang dơi bước theo đàn con phiêu lạc ở phương trời nào, th́ hôm nay đây chính là cơ hội để gợi nhớ về một thuở xa xưa nào đó nơi quê hương ḿnh và đặc biệt nơi xứ Pháp nầy, mà tại đây có được một ngôi chùa như chùa Vạn Hạnh ở Nantes nầy là một diễm phúc vô cùng quư báu cho người đă quá văng cũng như những người c̣n tại thế.

Cuối buổi giảng tôi đă lược qua bài thơ “Nhớ Chùa” của cố Ḥa Thượng Thích Măn Giác, mà đa phần chỉ nhớ hai câu cuối của bài thơ mà thôi. Đó là: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”.

Nhớ Chùa
Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đă nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa.

Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
Có con đường đỏ chạy thênh thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng.

Có những cây mai sống trọn đời
Bên hàng tùng cúc măi xanh tươi
Nh́n lên phảng phất hương trầm tỏa
Đức Phật từ bi miệng mỉm cười.

Mỗi tối dân quê đón gió lành
Khắp chùa d́u dặt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa măi
Yên ổn dân làng mọi mái tranh.

Trầm đốt hương xông thơm ngọt ngào
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao
Dân làng tắm gội lên chùa lễ
Mười bốn ba mươi mỗi tối nào.

Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh vằng vặc giọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống ấm yêu.

V́ vậy làng tôi sống thái b́nh
Sớm hôm tiếng mơ với chuông linh
Sắn khoai gạo bắp nuôi dân chúng
Xây dựng tương lai xứ sở ḿnh.

Biết đến bao giờ trở lại quê
Buâng khuâng ḷng gợi nhớ nhung về
Tang thương dầu có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê.

Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ Tông.


Đó là những câu kết của thời thuyết pháp hôm đó và tôi hẹn lại với mọi người là ở một thời gian thuận tiện nào đó, tôi sẽ điểm lại từng trang Kinh Việt, từng lời thơ và ư vị trong những điển tích Việt Nam qua bài thơ nầy, mà cho đến nay đă trải qua 70 năm lịch sử, h́nh ảnh ngôi chùa qua thi ca, văn học vẫn c̣n vang vọng khắp đó đây trên cơi đời sương gió nầy.

Viết xong vào chiều ngày 19 tháng 9 năm 2017 nhằm ngày 29 tháng 7 âm lịch năm Đinh Dậu nhân lễ vía Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại Tu Viện Viên Đức Ravensburg, Đức Quốc.

Bản đồ chỉ dẫn đường đến chùa


Agrandir le plan

• Đi bằng máy bay :
-Đến Phi trường Nantes Atlantique.
-Dùng Taxi đến chùa
-Hoặc lấy xe ca ra nhà ga xe lửa, sau đó dùng tramway + buưt.

• Đi bằng xe lửa :
-Đến nhà ga SNCF Nantes.
-Dùng Tramway + buưt để đến chùa (xem chỉ dẫn kế tiếp sau đây).

• Đi bằng tramway:
-Lấy tramway số 1, hướng François Mitterand
-Xuống trạm Mendès France Bellevue
-Dùng xe buưt đến chùa (xem chỉ dẫn kế tiếp sau đây)

• Đi bằng xe buưt:
-Lấy xe buưt số 91, hướng Couëron
-Xuống trạm Moulinets (trước chùa)

• Đi bằng xe hơi:
-Lấy ṿng đai Périphérique Ouest
-Ra cửa số 31 Porte de Saint Herblain

• Băi đậu xe
Băi đậu xe kế chùa.

Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr