Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Ấn độ giáo              印度教    Hinduism
C̣n được gọi là Tân Bà la môn giáo. Ấn độ giáo lấy Bà la môn giáo chính thống làm cơ sở, rồi tiếp thu các giáo nghĩa của Phật giáo, Ḱ na giáo và các tín ngưỡng dân gian phức tạp mà phát triển thành một thứ tôn giáo. Thay v́ là một tôn giáo có hệ thống rơ ràng chính xác, Bà la môn giáo là thứ tôn giáo xă hội, hoặc có tính xă hội, do sự phát triển lịch sử giáo nghĩa, nghi thức, chế độ, phong tục tập quán mà h́nh thành. Ba la môn giáo có thể được chia thành hai thời ḱ hoặc ba thời ḱ, cũng có người đem giai đoạn phát triển ở thời ḱ cuối cùng, đặc biệt gọi là Ấn độ giáo. Ấn độ giáo phát sinh khoảng thế kỉ thứ 4 trước Tây lịch, măi bốn thế kỉ sau mới dần dần hưng thịnh, tín đồ thuộc giai cấp thượng tầng tăng nhanh. Nói theo nghĩa hẹp, th́ Ấn độ giáo là sự phục hưng của Bà la môn giáo sau một thời suy vi do sự hưng thịnh của Phật giáo.

Ấn chú              印咒    
C̣n gọi là Ấn minh, Ấn ngôn, Khế minh. Gọi chung là ấn tướng và đà la ni.
Ấn chú là tay kết khế ấn của chư Phật Bồ tát, miệng tụng chân ngôn đà là ni. Ấn, là thân mật của chư tôn (người tu); Chú, tên gọi khác của đà la ni, là ngữ mật của chư tôn, cả hai có quan hệ mật thiết với nhau. Người tu hành nếu kết ấn tụng chú th́ có thể được công đức rộng lớn.

A xà thế      Ajatashatru    Ajatashatru    阿闍世    Ajatashatru
Tên của quốc vương nước Ma Kiệt Đà (thuộc Ấn Độ). Khi Phật trụ thế, làm Thái tử nghe lời bạn ác Đề Bà Đạt Đa nhốt phụ vương và hại Phật. Sau này ăn năn đến Phật sám hối và quy y làm hộ pháp cho Phật giáo rất đắc lực.

Bồ đề đạo tràng              菩提道場    Bodhi-maṇḍa, Buddha-gayā
Bồ-đề đạo tràng, Bodhi-maṇḍa, Buddha-gayā.

Thuở Phật tại thế, vùng đất này là khu rừng già thuộc nước Ma-kiệt-đà, nằm phía nam thành Già-da.

Căn cứ kinh điển ghi chép, sau khi trải qua sáu năm tu khổ hạnh, Đức Thế Tôn đă đến vùng đất này, ngồi kiết-già trên bó cỏ Ku-sa, dưới cây Tất-bát-la cho đến khi chứng quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Thời gian sau, trong tâm thức người Phật tử, bó cỏ Ku-sa trở thành ṭa Kim cang; cây Tất-bát-la trở thành cây Bồ-đề; và vùng đất nơi Đức Phật thành đạo trở thành Đạo tràng Bồ-đề.

Sau Phật Niết-bàn 200 năm, vua A-dục lên ngôi, tin theo tà đạo, đă cho người đến Buddha-gayā chặt phá cây Bồ-đề, tuy nhiên, v́ chưa phá tận gốc, nên ít lâu cây lại mọc chồi mới, vua thấy vậy liền sanh tâm hối ngộ, ra lệnh cho quần thần xây dựng hàng rào bằng đá cao hơn 10 thước bao quanh thân cây để bảo vệ. Ngoài ra, vua A-dục c̣n dựng tháp kỷ niệm ở các vùng phụ cận Buddha-gayā, như chỗ Phật tu khổ hạnh, chỗ Phật nhận bát cháo của mục nữ Sujātā, chỗ Phật vượt sông hướng đến cây Bồ-đề…

Về sau, vua c̣n nhiều lần tu sửa và nâng cấp các bảo tháp, tuy nhiên, trải qua nhiều thời gian binh biến, đổi thay của định luật vô thường, thánh tích phần lớn chỉ c̣n lại gạch đá điêu tàn. Nay tại Bồ-đề đạo tràng chỉ c̣n lại:

1. Đại tháp Bồ-đề: C̣n gọi là Tháp Đại giác. Tháp có kiến trúc giống Kim tự tháp, cao khoảng 56 mét. Tháp này do vua A-dục sáng kiến. Năm 1870, Phật giáo Miến-điện đă tu bổ lại tháp này.

2. Cây Bồ-đề: Nằm phía Tây của Đại tháp, cao khoảng 12 mét. Con gái của vua A-dục là Tỳ-kheo-ni Saṃghamittā đă từng chiếc nhánh từ cây Bồ-đề này đem trồng ở Tích-lan. Về sau, cây Bồ-đề nguyên thủy bị Dị giáo phá hoại, người ta đă đem nhánh cây từ Tích Lan về trồng lại ở Bồ-đề đạo tràng, tức là cây Bồ-đề hiện nay.

3. Ṭa Kim cang: Nằm ngay dưới cây Bồ-đề, là chỗ Đức Phật đă ngồi thiền định cho đến khi chứng đắc Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Kỳ viên tinh xá              祇園精舍    Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma
Vị trí
Nằm phía Nam thủ đô Xá-vệ nước Kiều-tất-la.
Tên gọi
Tên gọi đầy đủ là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên, Jetavanānāthapiṇḍadasyārāma
Tên gọi khác: Kỳ-hoàn, Kỳ viên, Thệ-đà lâm, Thắng lâm.
Kỳ Thọ là chỉ cho khu Lâm viên của thái tử Kỳ-đà, con vua Ba-tư-nặc.
Cấp Cô Độc là trưởng giả thành Xá-vệ, cũng là biệt hiệu của Tu-đạt, Chủ tạng sử của quốc vương Ba-tư-nặc.
Vùng đất của Tinh xá này vốn là Lâm viên của thái tử Kỳ-đà. Trưởng giả Tu-đạt muốn mua lại vùng đất này (ước tính khoảng 100 mẫu) để xây dựng Tinh xá cúng dường Đức Phật và Tăng đoàn. Thái tử ra điều kiện, nếu Tu-đạt có thể đem vàng ṛng rải khắp mặt đất Lâm viên th́ thái tử sẽ bán cho. Tu-đạt y lời, đem vàng trải khắp Lâm viên khiến cho thái tử Kỳ-đà cảm nhận được thành tâm của ông, nên thái tử đă phát tâm cúng dường toàn bộ cây trong Lâm viên để cả hai người cùng kiến tạo Tinh xá. V́ lư do này mà Tinh xá có tên là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên.
Thánh tích
- Đức Phật an cư ở Tinh xá này 24 lần. Phần lớn kinh điển đều được Đức Phật thuyết giảng ở đây.
- Góc phía Bắc của Tinh xá có Viện vô thường, để cho những người bệnh an dưỡng. Khi nằm ở viện này, nghe đến tên, là người bệnh lănh ngộ được tất cả các pháp đều vô thường, nhờ vậy mà an nhiên viên tịch.
- Tại Tinh xá này, Đức Phật đă lên cơi trời Đao Lợi thuyết pháp ba tháng. Vua Ưu-điền v́ nhớ Phật đă cho khắc tượng Ngài bằng gỗ Chiên-đàn, cao 5 thước. Vua Ba-tư-nặc biết được, đă cho đúc tượng Phật bằng vàng ṛng, cũng cao 5 thước. Đó là hai pho tượng Phật đầu tiên trong lịch sử h́nh tượng Phật giáo.
- Gần Tinh xá ngày nay vẫn c̣n một mô đất cao, đó là nơi tứ chúng đệ tử đắp tam cấp để cung nghinh Đức Phật từ cung trời trở lại nhân gian.
- Trong Tinh xá có động Hoa lâm, Kareri-kuṭikā. Đức Thế Tôn từng cư trú trong động này.
- Một tinh xá nhỏ, có tên là Tùng lâm tinh xá, Śalalā-gāraka, đúng ra nên gọi là tịnh thất. Đó là tịnh thất Thế Tôn thường vào nhập định.
- Gần Tịnh xá Kỳ Viên là di tích nhà ông Cấp Cô Độc; tháp tưởng niệm đại tướng cướp Aṅgulimālya được Phật hóa độ.

Lộc Uyển      Parc des Gazelles    Mrgadava    鹿苑    Mṛgadāva
Gọi đủ là Lộc Dă Uyển: Vườn nai, nơi đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên sau khi thành đạo, nay là Sārnāth, nằm cách thành phố Varanasi 6 cây số về mạn bắc, thuộc Bắc Ấn độ.

Kinh điển

Một thời, Phật trú trong vườn Lộc dă, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại. Bấy giờ Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo:
“Đây là Khổ Thánh đế, là pháp vốn chưa từng được nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhăn, trí, minh, giác. Đây là Khổ tập, là nguyên nhân của khổ đau, chính là khát ái. Đây là Khổ diệt, tức niềm hạnh phúc sau khi đă diệt hết khổ và nguyên nhân của khổ, chính là Niết-bàn. Đây là Khổ diệt đạo tích Thánh đế, tức là con đường đưa đến Niết-bàn, chính là Thánh đạo tám chi, là pháp vốn chưa từng nghe, khi được tư duy chân chánh, phát sanh nhăn, trí, minh, giác.” (Kinh Chuyển Pháp Luân)

Vị trí địa lư

Thời Phật tại thế, Lộc dă uyển là một khu rừng thuộc quốc vương Ba-la-nại, nay thuộc thành phố Sāranāth, bang Varanasi, niềm bắc Ấn độ.

Tên gọi

Lộc dă uyển c̣n gọi là Lộc dă viên, Lộc uyển, Lộc dă. Tên đầy đủ là Tiên nhân trú xứ lộc dă uyển (Rṣipatana mṛgadāva).

Về tên gọi của khu rừng này, theo Kinh Xuất Diệu, quyển 14, ghi: ‘Vùng đất này là chỗ Tiên nhân và những người đắc quả Ngũ thông thường lui tới, cư ngụ, chẳng phải là chỗ của người phàm phu cư trú, cho nên mới gọi là Tiên nhân trú xứ’.
Tương truyền, Vua thành Ba-la-nại từng đến vùng đất này săn bắn, vây bắt cả ngàn con nai vào lưới. Bấy giờ, nai chúa quỳ xuống khóc xin vua thả cả đàn nai, quốc vương liền thả hết, để cho đàn nai trở về núi rừng sống yên ổn. Do sự kiện này mà vùng đất ấy có tên là Lộc dă uyển.

Thánh tích

Sau Phật Niết-bàn, Vườn Nai trở thành trung tâm tu học rất lớn.
Trong khu vực chia ra làm tám phần liên hệ với nhau, nhà cửa lầu các tráng lệ quy mô. Tăng sĩ sống hơn 1500 người, tu theo Chánh Luợng Bộ thuộc Tiểu Thừa.
Trong thành lớn có một Tinh Xá cao hơn 200 thước. Phía bên trên tạo h́nh một trái xoài được thếp màu vàng. Đá nhiều tầng chồng chất tạo thành. Đá chất lên bốn bên như thế cả hàng trăm miếng, mỗi miếng đều có chạm tượng Phật màu vàng. Ở trong Tịnh Xá đó, có một tượng Phật bằng đá gần bằng thân của đức Như Lai, tạc theo tư thế chuyển Pháp Luân.
Phía Tây Nam Tịnh Xá có một Bảo Tháp bằng thạch do Vua A Dục dựng nên, đă hư hoại, chiều cao hơn 100 thước. Phía trước đó có dựng một trụ đá cao hơn 70 thước.


Lâm t́ ni              藍毗尼園    Lumbinī
Chữ Lâm-t́-ni dịch ư là khu vườn có đầy đủ mọi loài hoa trái ngon ngọt quư hiếm nhất, trần đầy ánh sáng, hương hoa, rất đáng yêu và vô cùng thanh thoát.

Hoa viên này do Vua Thiện Giác (Suprabuddha), quốc chủ thành Thiên-tư (Devadaha), kiến tạo cho phu nhân Lâm-t́-ni. Lâm-t́-ni sanh hạ hai người con gái, trưởng nữ là Ma-ha-ma-da (Mahāmāyā), tức mẫu thân của Đức Phật, và thứ nữ là Ma-ha Ba-xà-ba-đề (Mahāprajāpati), cả hai đều gả cho vua Tịnh Phạn.

Căn cứ kinh điển ghi chép, phu nhân Ma-da của vua Tịnh Phạn (Śuddhodana), quốc chủ thành Ca-t́-la-vệ, sắp đến kỳ lâm bồn, theo tập tục của người dân bấy giờ, phu nhân phải về quê ngoại để sanh nở. Trên đường trở về quê ngoại, đến Hoa viên Lâm-t́-ni, chính là hoa viên mang tên mẹ của bà, Ma-da vào dạo chơi, đến bên cây Vô ưu th́ đản sanh thái tử Tất-đạt-đa.

Thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, Vua A-dục (Aśoka) đă đến Hoa viên này chiêm bái và kiến tạo một trụ đá chôn ở đây để lưu niệm.

Hoa viên Lâm-t́-ni đă trải qua nhiều thời gian hoang phế. Đến năm 1896 mới được phát hiện trở lại, và từ đó, nhiều cuộc khảo cổ đă được tiến hành. Trong quá tŕnh khai quật, người ta đă t́m thấy không ít những di vật của các vương triều Khổng Tước (Maurya), vương triều Quư Sương (Kushan, Kuṣāṇa), vương triều Cấp-đa (Gupta).

Ngày nay, tại chính giữa di chỉ khảo cổ là đền thờ Thánh mẫu Ma-da. Trong đền thờ có bức phù điêu bằng đá tả cảnh Thánh mẫu Ma-da hạ sanh thái tử. Phía nam đền thờ có một hồ nước, tương truyền là nơi rồng chúa phun nước tắm cho Thái tử. Trụ đá trứ danh của vua A-dục nằm ở phía tây đền thờ. Theo Đại Đường Tây vực kư quyển sáu, Huyền Trang ghi chép: ‘Trên đầu trụ đá có mă tượng, do vua Vô Ưu (tức vua A-dục) kiến tạo. Sau v́ ác long phá hoại, trụ đá đă bị găy làm đôi’. Hiện nay, trụ đá c̣n lại cao khoảng 7 mét, phần đầu trụ đá có mă tượng đă mất. Tuy nhiên, phần trụ đá c̣n lại vẫn c̣n những ḍng chữ do vua A-dục pháp sắc, và người ta đọc được như sau: ‘Hai mươi năm sau khi lên ngôi, quốc vương Devànampiya Piyadasi (tức vua A-dục) ngự đến đây chiêm bái, v́ Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, bậc hiền nhân của bộ tộc Thích-ca, đă đản sanh tại đây. Nhà vua ban lệnh khắc một bia bằng đá và dựng một thạch trụ. Ngài miễn thuế đất ở làng Lumbini và giảm thuế hoa lợi từ 1/4 theo lệ thường xuống c̣n 1/8’.

Những năm gần đây, chính phủ Nepal và những nước Phật giáo đă xây nhiều chùa tháp mới. Chính phủ Nepal đă có kế hoạch đệ tŕnh Liên Hiệp Quốc để xin trợ cấp xây dựng lại Hoa viên Lâm-t́-ni.

Tam mật      triple mystère ou trois secrets        三密    trīṇi guhyāni
Là ba nghiệp bí mật, tức Thân mật (kāya-guhya), Khẩu mật (vāg-guhya), và Ư mật (mano-guhya). Khẩu mật c̣n gọi là Ngữ mật và Ư mật cũng gọi là Tâm mật. Thuật ngữ này do Mật giáo Tây tạng sử dụng là chủ yếu.
1. Theo sự giải thích của Hiển giáo, không thể dùng sự suy tư của phàm phu mà lường biết được ba nghiệp của Phật, nên gọi là Tam mật.
Thân mật: Đức Như lai ở giữa đại hội, đại chúng thấy sắc thân của Phật cao, thấp khác nhau, cho đến đại thần biến đều không thể nghĩ bàn.
Ngữ mật: Khi đức Phật nói pháp, người ở cách xa hoặc một dặm, hoặc mười dặm hoặc trăm ngàn dặm đều nghe được âm thanh của Phật. Hơn nữa, trong cùng một hội, người nghe bố thí, người nghe tŕ giới... mỗi người tuỳ theo chỗ ḿnh nghe đều không thể nghĩ bàn.
Ư mật: Phật thường ở trong thiền định vắng lặng, những chỗ ngài tư duy, quán xét đều không thể nghĩ bàn.
2. Theo sự giải thích của Mật giáo th́ ba nghiệp của Phật thuộc về Dụng đại (tác dụng của Chân như) trong 3 đại Thể, Tướng, Dụng. Tác dụng ấy rất sâu xa nhỏ nhiệm, sự nghĩ lường của phàm phu không thể nào biết được, hàng Bồ tát Thập địa, Đẳng giác cũng không thể thấy nghe, cho nên gọi là Tam mật. Tam mật của Phật nếu ứng hợp với Tam mật của chúng sinh th́ thành tựu nghiệp dụng không thể nghĩ bàn. Tam nghiệp của chúng sinh chẳng những khế hợp với Tam mật của Phật mà c̣n hàm nhiếp trong đó. Lại nữa, bản tính ẩn kín trong tâm chúng sinh cũng giống với Tam mật của Phật, tức thực tướng tam nghiệp của chúng sinh đều là tác dụng của pháp tính Lục đại và tương đồng với Tam mật của Phật, v́ thế ba nghiệp thân, khẩu, ư của chúng sinh cũng gọi là Tam mật. Trong Tam mật của chúng sinh, hành giả dùng tay kết ấn của Bản tôn, cho đến tất cả việc đi, đứng, ngồi, nằm của hành giả đều gọi là Thân mật. Miệng hành giả tụng chân ngôn, cho đến tất cả lời nói thuộc về khẩu nghiệp, đều gọi là Ngữ mật. Tâm của hành giả quán tưởng Bản tôn, cho đến khởi lên ư niệm về tất cả sự nghiệp... đều gọi là Ư mật. Tam nghiệp của chúng sinh tương ứng với Tam mật của Phật gọi là Tam mật dụng đại, cùng với Lục đại thể đại và Tứ mạn tướng đại gọi chung là Tam đại.

Xá vệ              舍衛    Śrāvastī
Thành Xá-vệ, Śrāvastī

Tên gọi khác: Xá-bà-đề, Thất-la-phạt, Thi-la-bạt-đề, Xá-la-bà-tất-đế, Thất-la-phạt-tất-đế… Có nghĩa là quốc gia có nhiều trí thức, nhiều văn vật, ưa chuộng đạo đức và có nhiều tài nguyên.

Xá-vệ là thủ đô của quốc vương Kiều-tát-la.

Đức Phật ở thành này giáo hóa tứ chúng thời gian rất lâu, do đó đa phần kinh điển đều được thuyết giảng ở đây.

Thuở Phật tại thế, vua Ba-tư-nặc và vua T́-lưu-ly nối tiếp nhau thống trị thành này.

Những thánh tích trong thành Xá-vệ gồm có: Đại Pháp Đường do vua Ba-tư-nặc kiến tạo, tháp tưởng niệm đại tướng Chỉ-man (tức Aṅguli-mālya) cải hối xuất gia chứng quả, Tinh xá Đại Ái Đạo, Tinh xá Kỳ viên, tháp ghi dấu địa điểm Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thi triển thần thông, tháp đánh dấu địa điểm Đề-bà-đạt-đa bị rơi xuống địa ngục, tháp đánh dấu địa điểm Xá-lợi-phất hàng phục ngoại đạo, Tinh xá Ảnh Phú, mộ phần trưởng giả Cấp cô độc…