Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Trang : 1  2 

Phương tiện       Moyen pratique        方便    Upāya
Phương tiện cũng thường nói là «phương tiện quyền xảo»: sự khéo léo của khả năng thuyết giáo, hướng dẫn thích hợp tùy theo căn tánh mỗi chúng sanh để đưa đến địa vị của Phật thừa.
Bồ-tát đạo được thực hành trên một nền tảng song đối, đó là đại trí và đại bi hay đại hạnh. Với đại trí, Bồ tát học tập quán sát để nh́n thấu suốt bản tính chân thực của vạn hữu, nghĩa là học hỏi vô biên Phật pháp, không bao giờ biết mệt mỏi nhàm chán. Nhưng Bồ tát đạo không phải là con đường mong cầu lợi ích riêng cho ḿnh, mà hướng đến sự giải thoát và giác ngộ của hết thảy chúng sinh. Do đó, song song với sự học tập và quán sát để thành tựu đại trí, Bồ tát cũng phát khởi tâm nguyện đại bi. Tâm nguyện ấy, nếu không do phương tiện trí th́ không thể thành tựu được. Bởi v́ sự thành tựu đại trí, tức thành tựu nhất thiết trí, thấy rơ chân tướng của vạn hữu, Bồ tát thấy rằng thế giới này xuất hiện như h́nh ảnh của chiêm bao, như bóng dáng trong nắng quái, như bọt nước, như làn chớp, v.v... và sự thành tựu ấy có thể dẫn đến tư tưởng nhàm chán thế gian, thúc đẩy ước vọng từ bỏ thế gian để một ḿnh thủ chứng Niết-bàn. Cho nên, sau khi đă chứng đạt đến trí tuệ thực chứng tánh không của thế giới, Bồ tát tu tập để phát hiện phương tiện trí. Với phương tiện trí, nghĩa là khả năng sử dụng phương tiện khéo léo, Bồ tát thấy mặc dù thế gian vốn trống rỗng, không thực chất, nhưng do nhân duyên, các pháp cùng tương quan mà hiện khởi. Do hiểu biết sâu xa nguyên lư duyên khởi như vậy, Bồ tát không hề nhàm chán thế gian, để chứng nhập Niết-bàn không sinh không diệt.

Phạm hạnh      pratique brahmanique         梵行    brahma-caryā
Hạnh thanh tịnh. Người tại gia hay người xuất gia mà có thể tu tập hạnh ly dục, sống đời thanh tịnh th́ được tôn xưng là bậc phạm hạnh. Kinh Tăng nhất a hàm ghi: "Nếu người nào giữ đầy đủ giới luật, không trái phạm, th́ người đó được gọi là bậc tu hành thanh tịnh, đạt được phạm hạnh".

Phạm thiên      Brahma    brahma heaven    梵天    Brahmā、Brahma-deva
Trong tư tưởng Ấn độ, Phạm được xem là nguồn gốc của muôn vật, là thần sáng tạo ra vũ trụ vạn hữu, cùng với Siva và Viṣṇu, gọi chung là Tam đại thần của Bà la môn giáo và Ấn độ giáo.

Phạm thiên vương          great brahman heaven    梵天王    Mahābrahamā
Đại Phạm thiên, chúa tể của tầng trời Sơ thiền thuộc Sắc giới.
Trong triết học Ấn độ, Phạm thiên vương có tên là Thi-khí (Śikhin), c̣n gọi là Ta-bà thế giới chủ (Chúa tể của thế giới Ta-bà), hay Thế chủ thiên (Thiên chúa của cơi đời).
Trong Phật giáo, Đại phạm thiên là người rất kính tin Chánh pháp. Mỗi khi gặp Đức Phật ra đời, Đại phạm thiên chính là người đầu tiên thỉnh Phật chuyển pháp luân. Ông thường đứng hầu bên tay phải của Phật, tay cầm phất trần màu trắng.

Phẫn              怒    krodha
Tên một loại tâm sở.
Đối với hoàn cảnh không thuận theo ḷng ḿnh th́ phát khởi sự cáu gắt, bực tức, dẫn đến hành động bạo lực. Tâm lư phẫn sinh ra từ tâm lư sân, nó làm cho sự giận dữ thêm mănh liệt, nhưng chỉ trong chốc lát rồi thôi, không lâu dài.

Phật      Bouddha    Buddha    佛    Buddha
Gọi đủ là Phật đà: Người giác ngộ chân lư, là bậc Đại thánh đầy đủ sự tự giác ngộ, giúp người khác giác ngộ, và có phương pháp để đạt được sự giác ngộ một cách viên măn.
Phật là người thấy biết tính và tướng của hết thảy các pháp đúng như thật, thành tựu Đẳng chánh giác, là quả vị cao nhất của Phật giáo.

Phật A Di Đà      Bouddha Amitabha    Amitabha Budha    阿彌陀佛    Amitābha Budha
Đức Phật A-di-đà là vị giáo chủ thế giới Cực Lạc nằm ở phương Tây của thế giới này, c̣n gọi là thế giới Tịnh độ. A-di-đà dịch ư có nghĩa là vô lượng quang (ánh sáng vô lượng, biểu trưng cho trí tuệ rộng lớn), vô lượng thọ (tuổi thọ không hạn lượng, biểu thị định lực thâm sâu), và vô lượng công đức (biểu thị giới đức giải thoát). Hiện nay, Ngài cùng với hai vị Bồ-tát là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đang giáo hóa chúng sinh ở Tịnh độ Cực Lạc. Quư Ngài có bi nguyện vĩ đại là tiếp độ tất cả những chúng sinh về thế giới Cực Lạc.

Theo kinh Vô lượng thọ, trước khi thành đạo, Phật A-di-đà vốn là một vị vua, nhờ được Đức Phật Thế Tự Tại khai thị mà phát tâm xuất gia cầu đạo vô thượng, có pháp danh là Pháp Tạng. Trong khi tu hành, Tỳ-kheo Pháp Tạng đă quan sát 210 ức cơi Tịnh độ của chư Phật và những hạnh thanh tịnh để thành tựu cơi nước vi diệu đó, rồi phát ra 48 đại nguyện, thệ nguyện kiến lập một thế giới trang nghiêm, cực lạc, để cứu độ tất cả chúng sinh niệm danh hiệu của Ngài. Trải qua vô số kiếp nỗ lực tu tập, một ḷng chuyên chí trang nghiêm Tịnh độ, cho nên, cách đây mười kiếp, Tỳ-kheo Pháp Tạng đă thành Phật, hiệu là A-di-đà, cơi Tịnh độ tên là Cực Lạc, nằm ở Phương tây, cách thế giới Ta-bà khoảng mười vạn ức cơi Phật. Bởi 48 lời thề nguyện sâu xa và rộng lớn, mà đặc biệt là điều nguyện thứ 18: "Nguyện khi Ta (Phật A-di-đà) thành Phật, tất cả chúng sinh trong mười phương nếu có ḷng tin và ưa muốn sinh về thế giới của Ta, th́ chỉ cần niệm từ một đến mười danh hiệu "Nam-mô A-di-đà Phật" ; nếu không được văng sinh th́ Ta thề không giữ ngôi Chánh giác", nên sau khi Ngài thành Phật (Ngài đă thành Phật cách đây mười kiếp), bất kỳ chúng sinh nào hội đủ ba yếu tố: tin tưởng, nguyện cầu và thực hành niệm Phật, niệm Phật đúng như pháp, th́ nhất định được Đức Phật A-di-đà và các Bồ-tát đến tiếp dẫn về thế giới Tịnh độ Cực Lạc.
Bi nguyện của Phật A-di-đà cực kỳ rộng lớn, từ tâm của Ngài cực kỳ sâu xa, mà pháp môn niệm Phật th́ rất dễ thực hành, cho nên rất nhiều người đă chọn pháp môn này để thực hành, nguyện cầu được sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Sinh về đó là nấc thang thoát ly sinh tử luân hồi để cho chúng ta bước lên địa vị cứu cánh giải thoát.

Tịnh độ của Đức Phật A-di-đà được gọi là Cực Lạc, bởi v́ ở thế giới đó hoàn toàn không có sự khổ đau, không có cảnh sinh, già, bệnh, chết... chúng sinh ở cơi đó chỉ sống trong hạnh phúc và luôn được nuôi dưỡng bởi chính pháp cho đến ngày thành Phật.

Phật Di Lặc      Maitreya    Maitreya    彌勒佛    Maitreya
Vị Phật tương lai của chúng ta có tên là Di-lặc. Kinh Tạp A-hàm, ghi: “Một thời gian lâu dài ở thời vị lai, lúc con người thọ tám vạn tuổi sẽ có Đức Phật hiệu là Di-lặc ra đời” (Tạp A-hàm, kinh số 66).
Di-lặc, tiếng Phạn là Maitreya, Trung Hoa dịch là Từ Thị (họ Từ). Tên Ngài là A-dật-đa (Ajita), dịch là Vô Năng Thắng (không ǵ hơn). Có khi người ta cho A-dật-đa là họ, c̣n Di-lặc là tên của Ngài.
Ngài sanh tại niềm nam nước Thiên Trúc trong một gia đ́nh Bà-la-môn. Tương truyền, Ngài là vị Phật tương lai, tiếp sau đức Phật Thích Ca, hiện đang là vị Bồ-tát bổ xứ. Khi Quang Phật nhập diệt, Ngài sanh vào nội viện cung trời Đâu Suất. Ở đó đến 4 ngàn năm (tức là khoảng 56 ức 7000 vạn năm ở cơi người), th́ hạ sanh xuống nhân gian, dưới cây Long Hoa ở vườn Hoa Lâm, và thành Chánh giác. Trong quá khứ, Ngài đă từng tu tập thành công từ tâm tam-muội, do đó mà có tên là Từ Thị. Đến khi thành Phật cũng lấy tên này.
Chú Duy Ma Kinh, quyển 1, ghi: “Di-lặc là họ của một vị Bồ-tát, tên là A-dật-đa. Người nam Thiên Trúc, thuộc ḍng dơi Bà-la-môn”. Thiên Thai Tịnh Danh Sớ, ghi rằng: “Di-lặc nghĩa Từ Thị. Trong quá khứ, ngài từng làm vua tên là Đàm-ma-lưu-chi, dùng ḷng Từ Bi để cai trị thiên hạ, nên dân chúng tôn xưng ngài là Từ Thị. Từ đó trở đi, ngài luôn mang tên Từ Thị, họ là A-dật-đa, tức là không ǵ hơn”.
Câu Xá Quang Kư, quyển 18, ghi: “Maitreya dịch nghĩa là Từ Thị. Đó là vị Bồ-tát sinh ra từ ḷng từ bi, cho nên gọi tên như vậy”.

Phật giáo      Bouddhisme        佛教    Buddhaśāsana
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới.
Phật giáo được một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇, siddhārtha gautama) sáng lập khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
Phật-đà (buddha), có nghĩa là "người tỉnh thức", là danh hiệu Tất-đạt-đa Cồ-đàm có được sau khi tỉnh thức, giác ngộ được Pháp (法, dharma), nguyên lư của vạn vật.

Phật nhăn      oeil de bouddha        佛眼    buddha-cakṣus
Con mắt của chư Phật, nh́n thấy thật tướng của các pháp và nh́n chúng sinh bằng tâm Từ Bi. Chư Phật có đầy năm con mắt: nhục nhăn, thiên nhăn, huệ nhăn, pháp nhăn và Phật nhăn, cho nên không có việc ǵ không thấy, không có việc ǵ không biết, không có việc ǵ không nghe; thấy và nghe hỗ tương nhau, không cần phải tư duy, nh́n thất tất cả mọi vấn đề. Kinh Vô lượng thọ nói: "Phật nhăn có đầy đủ năng lực nh́n thấy và hiểu rơ pháp tính". Pháp Hoa văn cú nói: "Phật nhăn nh́n thông suốt và hoàn hảo, bởi nó bao gồm cả bốn con mắt kia". Kinh Pháp Hoa nói: "Này Xá lợi phất! Ta dùng Phật nhăn để xem xét, thấy chúng sinh trong sáu đường đều bần cùng, thiếu phước, chẳng có trí tuệ".

Phật tử      enfants de bouddha    Son of Buddha    佛子    buddha-putra
1. Những người thọ giới pháp và thực hành theo lời Phật dạy, thừa kế gia nghiệp của Phật, tức là tu tập thành Phật để làm lợi ích cho chúng sinh, không để cho hạt giống Bồ đề dứt mất.
2. Phật thương tất cả chúng sinh như cha mẹ thương con, cho nên chúng sinh là con của Phật. Vả lại, chúng sinh vốn có tính Phật, có khả năng thành Phật, v́ thế gọi chúng sinh là Phật tử.

Phật Thích Ca Mâu Ni      Bouddha Shākyamuni     Sākyamuni Buddha    釋迦牟尼    Sākyamuni Buddha
Đây là danh hiệu của Thái tử Tất Đạt Đa Cồ-đàm (sa. siddhārtha gautama, zh. 悉達多 瞿曇), người đă tự ḿnh t́m đường giải thoát và sáng lập Phật giáo.
Ḍng Thích-ca vốn là vương tộc, cai trị một trong 16 vương quốc của Ấn Độ thời bấy giờ, ngày nay thuộc miền Nam Nepal. Kinh đô thời đó là Ca-t́-la-vệ (sa. kapilavastu), là nơi Phật sinh ra và trưởng thành. Vua cha là Tịnh Phạn (sa. śuddhodana, pi. suddhodana), trị v́ tiểu vương quốc Thích-ca.

Phật tính      Bouddha nature     Buddha-nature    佛性    Buddha-dhātu
Cũng gọi Như lai tính, Giác tính, Chân pháp tính, Như lai tạng.
Phật có nghĩa là giác ngộ. Hết thảy chúng sinh đều có khả năng tính giác ngộ, gọi là Phật tính. Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, tức là đều có khả năng thành Phật. Tính này không thay đổi, dù cho chúng sinh có trôi lăn trong sinh tử luân hồi theo nhân quả, th́ Phật tính của chúng sinh vẫn không thay đổi, chỉ cần dứt hết phiền năo th́ tính Phật tự nhiên hiển bày.

Phật trí          Buddha's wisdom    佛智    Buddha-jñāna
Trí tuệ của Phật, cũng gọi là trí tuệ chứng ngộ chân lư pháp giới. Trí tuệ này trùm khắp cả mười phương không gian, biến khắp cả thời gian ba đời quá khứ, hiện tại, tương lai, là trí tuệ hoàn toàn viên măn, tối thắng nhất và không có trí tuệ nào cao hơn, c̣n gọi là Nhất thiết trí. Chư Phật y vào trí tuệ này mà phát khởi tâm từ bi không giới hạn, khai sáng nên sự nghiệp vĩ đại là nhiếp hoá pháp giới chúng sinh.
Phật trí là kết quả của sự tu tập, không thể nghĩ lường, trí tuệ của phàm phu không thể nào suy lường, đoán biết được. Bởi v́ trí tuệ của phàm phu có giới hạn, không hoàn hảo, mà Phật trí th́ hoàn toàn viên măn, rộng lớn vô biên. Kinh Vô lượng thọ quyển hạ ghi rằng: Trí tuệ của Như lai bao la như biển cả, sâu rộng vô bờ bến, hàng Nhị thừa không thể suy lường, duy chỉ có Phật với Phật mới hiểu được nhau’. Kinh Pháp hoa nói: Trí tuệ của chư Phật thậm thâm vô lượng. Cửa trí tuệ này rất khó hiểu, rất khó vào.

Phỉ báng chính pháp      calomnier le Dharma bouddhique         誹謗正法     saddharma-pratikṣepa
C̣n gọi là Báng pháp, Phá pháp, Đoạn pháp.
Phá hoại, phỉ báng chính pháp do Phật nói, chủ yếu là chê bai kinh điển Đại thừa, cho rằng kinh điển Đại thừa không phải Phật nói. Chẳng hạn không tin những kinh Đại thừa như Bát nhă, Pháp hoa, Vô lượng thọ... lại c̣n đặt điều dèm pha, chỉ trích. Những người như thế sẽ tự ḿnh đoạn hết tất cả căn lành, chắc chắn đoạ vào địa ngục lớn.
Theo Kinh Vô lượng quyển thượng th́ Đức Phật A di đà phát nguyện cứu độ những chúng sinh niệm Phật, nhưng không cứu độ được người phạm tội Ngũ nghịch và phỉ báng chính pháp. Kinh Bồ tát thiện giới cho rằng phỉ báng chính pháp là 1 trong 8 tội nặng nhất của Bồ tát. Kinh Phạm vơng th́ cho rằng phỉ báng Tam bảo là 1 trong 10 tội nặng nhất của Bồ tát.
Nói chung, phỉ báng chính pháp có 2 loại:
1. Không tin Tam bảo, không tin kinh điển Phật dạy, đem lời Phật dạy ra phân tích theo ư ḿnh với mục đích xuyên tạc, bôi nhọ chính pháp.
2. Không tin kinh điển Đại thừa là do chính Phật nói, lại đặt điều dèm chê; hoặc thấy người đọc tụng, biên chép, thực hành các kinh Đại thừa th́ sinh ḷng khinh dễ, ghen ghét...

Pháp      Dharma    Dharma    法    Dharma
1. Pháp bao hàm mọi sự vật cụ thể hay trừu tượng, cái ǵ có thể cho ta một khái niệm về nó đều gọi là pháp. Danh từ Pháp thường được định nghĩa: 'nhậm tŕ tự tính, quĩ sinh vật giải'. Có nghĩa là: Pháp chỉ chung cho hết thảy mọi sự vật, mọi hiện tượng, có tự tính, bản chất riêng biệt làm căn cứ, khuôn mẫu khiến người ta nh́n vào là có thể nhận thức và lí giải được.
2. Chỉ cho đối tượng phân biệt của thức thứ 6, cũng gọi là Pháp xứ (Dharmāyatana), hoặc pháp giới (Dharma-dhātu).
3. Tiếng dùng trong Nhân minh luận. Hàm ư tính chất, thuộc tính.

Pháp tướng          characteristics of phenomena    法相    
1. Tướng trạng của các pháp. Chủ trương đặc biệt của tông Duy thức là phân tích hoặc phân loại và thuyết minh tướng trạng của các pháp, v́ thế tông này cũng được gọi là tông Pháp tướng.
2. Chỉ cho phạm vi, sự khu biệt, cương yếu về mặt giáo nghĩa.
3. Chỉ cho Chân như, Thực tướng. Đồng nghĩa với với Pháp tính.

Pháp tính      nature de dharma     original essence of all being    法性    dharmatā
Cũng gọi Chân như pháp tính, Chân pháp tính, Chân tính, Pháp bản.
Chỉ cho thể tính chân thực của các pháp, cũng tức là bản tính bất biến của hết thảy hiện tượng trong vũ trụ. Cũng là tên khác của Chân như.
Thể tính chân thực của các pháp là tính không, cho nên Pháp tính c̣n gọi là Không tính.

Phát bồ đề tâm              發菩提心    Bodhi-citta
Tâm phát nguyện cầu Vô thượng bồ đề, nghĩa là phát khởi cái tâm mong cầu giải thoát khổ nạn. Tâm bồ đề là cái tâm rộng lớn, trên th́ cầu thành Phật, dưới th́ nguyện cứu độ chúng sinh (thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sinh).
Tâm bồ đề là hạt giống của tất cả chư Phật, là thửa ruộng tốt nuôi lớn pháp thanh tịnh. Khi phát tâm này rồi phải siêng năng tiến tu để mau chóng chứng được quả vị giác ngộ.

Phân đoạn sinh tử          fragmentary samsāra    分段生死    
Chỉ cho sự sống chết của phàm phu phải chịu trong tam giới, c̣n gọi là Phần đoạn sinh tử, Hữu vi sinh tử.
Chúng phàm phu do kiến hoặctư hoặc mà bị sanh tử trong tam giới, lục đạo. Phàm phu luân hồi trong lục đạo là do cái nhân đă tạo nghiệp trong quá khứ, rồi theo cái nghiệp ấy mà có thọ mạng hạn định lâu hay mau, thân thể lớn hay nhỏ, sang hay hèn… cho nên gọi là Phân đoạn. Theo Thắng man bảo quật, quyển trung, ghi: “Nói Phân đoạn sinh tử có nghĩa là h́nh sắc sai khác, thọ mạng dài ngắn bất đồng vậy” (Đại chính 37, 48c). Đại thừa nghĩa chương, quyển 8, th́ cho rằng Phân đoạn sinh tử có hai loại, tức là phân đoạn ác đạo chịu quả báo trong tam đồ và phân đoạn thiện đạo thọ quả báo ở nhân thiên. Cũng sách này chia phân đoạn ác đạo ra làm ba loại, đó là: 1, Sanh tử của phàm phu phải chịu, do ác nghiệp làm nhân, tứ trụ làm duyên. 2, Sanh tử của hàng Bồ tát thập trụ phải chịu, lấy ác nghiệp làm nhân, tứ trụ làm chính duyên, bi nguyện làm tuỳ trợ. 3, Sanh tử của hàng Chủng tánh lên đến sơ địa Bồ tát, lấy ác nghiệp làm nhân, bi nguyện làm chính duyên, trú trụ làm tùy trợ.
Lại chia phân đoạn thiện đạo ra làm ba loại, đó là: 1, Sanh tử của hàng phàm phu nhị thừa cho đến thập trụ Bồ tát phải chịu, là do lấy thiện nghiệp làm nhân, tứ trụ làm duyên. 2, Sanh tử của Bồ tát chủng tánh giải hạnh phải chịu, lấy thiệp nghiệp làm nhân, tứ trụ làm chính duyên, bi nguyện làm tuỳ trợ. 3, Sanh tử của Địa thượng Bồ tát trở lên phải chịu, lấy thiện nghiệp làm nhân, bi nguyện làm chính duyên, tứ trụ làm tuỳ trợ.



Trang : 1  2