Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Trang : 1  2  3  4  5  6 

Đại phạm thiên      Maha-brahma    great brahman heaven    大梵天    Mahā-brahma
Tên gọi khác: Đại phạm thiên vương, Đại phạm thiên, Phạm thiên, Phạm vương... Có khi c̣n gọi là Ta-bà thế giới chủ (chúa tể của thế giới Ta-bà), Thi-khí, Thế chủ thiên (Thiên chúa của của đời).

Đại phạm thiên vương là vua của chư thiên cơi Sơ thiền Sắc giới. Sơ thiền có ba tầng trời là Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên và Đại phạm thiên. Đại phạm thiên làm chủ cả ba tầng trời này.

Trong triết học Bà-la-môn giáo tại Ấn độ, Đại phạm thiên là đấng tạo vật của thế giới này, là Thiên chúa tối cao của đạo Bà-la-môn.

Nhưng trong Phật giáo, Đại phạm thiên chỉ là một trong những chúng sanh ở cơi trời, có ḷng kính tin Tam bảo và là một hộ pháp đắc lực. Theo kinh Đại tập, trong quá khứ, chư Phật đă từng giao sứ mạng bảo hộ Bốn thiên hạ cho Đại phạm thiên và Đế-thích thiên. Ngoài ra, theo kinh Đại bi ghi chép, khi Đức Thế tôn sắp nhập Niết-bàn, Ngài đă phá trừ tà kiến cho Đại phạm thiên, để ông trở thành một đệ tử của Phật. Đức Thế tôn cũng giao trọng trách bảo hộ ba ngàn đại thiên thế giới và bảo vệ Phật pháp cho Đại phạm thiên. Do đó, trong kinh sách Phật giáo, Đại phạm thiên và Đế-thích thiên là hai vị thiên thần hộ tŕ Phật pháp và giữ ǵn sự lợi ích cho nhân dân trong ba ngàn đại thiên thế giới.

18 pháp bất cộng              十八不共法    
Là 18 năng lực đặc thù duy chỉ Phật hoặc Bồ-tát mới có, c̣n Thanh văn, Duyên giác không có.
I. 18 pháp bất cộng của Phật:
Gọi đủ là Thập bát bất cộng phật pháp (18 pháp bất cộng của Phật). Nội dung 18 pháp này giữa Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa có sự khác biệt.
a. Theo Phật giáo Đại thừa:
Căn cứ Đại phẩm bát-nhă kinh, quyển 5; Đại trí độ luận, quyển 6; Đại thừa nghĩa chương, quyển 20; Pháp giới thứ đệ, quyển hạ… ghi chép, th́ 18 pháp bất cộng của Phật là:
1. Thân vô thất: Thân không lỗi lầm. Nghĩa là, từ vô lượng kiếp đến nay, Phật thường lấy Giới, Định, Tuệ, Từ bi… để tu tập trang nghiêm thân ḿnh, tất cả mọi công đức đều viên măn, tất cả moi phiền năo đều đă diệt hết.
2. Khẩu vô thất: Miệng không có lỗi lầm. Nghĩa là, Phật có đầy đủ vô lượng trí tuệ biện tài, thuyết pháp tùy theo căn cơ của chúng sanh, khiến cho tất cả đều được chứng ngộ.
3. Niệm vô thất: Ư không lỗi lầm. Nghĩa là, Phật tu các thiền định thâm sâu, tâm không tán loạn, đối với các pháp tâm không c̣n vướng mắc, đắc an ổn đệ nhất nghĩa.
4. Vô dị tưởng: Không có ư phân biệt. Nghĩa là, Phật phổ độ một cách b́nh đẳng đối với tất cả chúng sanh, tâm không lựa chọn.
5. Vô bất định tâm: Tâm luôn ở trong định. Nghĩa là, Phật luôn đi, đứng, nằm, ngồi trong thiền định.
6. Vô bất tri dĩ xả: Xả tất cả những điều đă biết. Đối với tất cả các pháp, Đức Phật đều biết hết rồi mới xả, không một pháp nào được biết rồi mà không xả.
7. Dục vô giảm: Ước muốn độ sinh không giảm sút. Dù Phật đă đầy đủ tất cả mọi công đức, nhưng đối với các pháp, ư chí tu học chưa từng giảm sút và ước muốn độ sinh tâm không mệt mỏi.
8. Tinh tấn vô giảm: Tinh tấn không giảm. Thân tâm của Phật tràn đầy sức tinh tấn, thường độ tất cả chúng sinh, chưa từng dừng nghỉ.
9. Niệm vô giảm: Trí nhớ không giảm. Đối với pháp của ba đời chư Phật, Phật thường ghi nhớ, giữ ǵn không bao giờ khuyết giảm.
10. Tuệ vô giảm: Phật có đủ tất cả trí tuệ, vô lượng vô biên, không thể cùng tận.
11. Giải thoát vô giảm: Phật đă viễn ly tất cả phiền năo, chấp trước, đă giải thoát hoàn toàn hữu vi và vô vi.
12. Giải thoát tri kiến vô giảm: Trong tất cả những pháp đă giải thoát, Phật thấy biết một cách rơ ràng, phân biệt rơ ràng, không có ǵ trở ngại.
13. Nhất thiết thân nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả thân nghiệp đều hành động theo trí tuệ.
14. Nhất thiết khẩu nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả khẩu nghiệp đều hành động theo trí tuệ.
15. Nhất thiết ư nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả ư nghiệp đều hành động theo trí tuệ.
(Phật tạo tác ba nghiệp thân, khẩu, ư bằng trí tuệ, trước hết ngài quán sát sự được – mất, sau đó tùy theo trí tuệ mà hạnh động, cho nên cả ba nghiệp đều khoog có lỗi lầm mà chỉ có lợi ích cho chúng sinh).
16. Trí tuệ tri quá khứ thế vô ngại: Trí tuệ của Phật thấy biết quá khứ không có ǵ chướng ngại.
17. Trí tuệ tri vị lai thế vô ngại: Trí tuệ của Phật thấy biết vị lai không có ǵ chướng ngại.
18. Trí tuệ tri hiện tại thế vô ngại: Trí tuệ của Phật biết hết hiện tại không có ǵ chướng ngại.
b. Theo Phật giáo Tiểu thừa:
Căn cứ Đại t́-bà-sa-luận, quyển 17; Câu-xá luận, quyển 27… ghi chép, 18 pháp bất cộng của Phật là Thập lực, Tứ vô sở úy, Tam niệm trụ và Đại bi.
II. 18 pháp bất cộng của Bồ-tát:
Theo Bảo vũ kinh, quyển 4:
1. Bố thí không theo sự chỉ bảo của người khác.
2. Tŕ giới không theo sự chỉ bảo của người khác.
3. Nhẫn nhục không theo sự chỉ bảo của người khác.
4. Tinh tấn không theo sự chỉ bảo của người khác.
5. Thiền định không theo sự chỉ bảo của người khác.
6. Bát-nhă không theo sự bảo của người khác.
7. Thực hành nhiếp sự để thu nhiếp tất cả chúng sinh hữu t́nh.
8. Hiểu rơ pháp hồi hướng.
9. Lấy phương tiện thiện xảo làm chủ, tự tại tu hành và khiến cho tất cả chúng sinh tu hành, đồng thời có khả năng thị hiện tối thượng thừa để được xuất ly.
10. Không bao giờ thối thất pháp Đại thừa.
11. Khéo léo thị hiện trong cơi sinh tử, niết-bàn nhưng vẫn thường an lạc; sử dụng ngôn ngữ, âm thanh khéo léo tùy thuận theo văn hóa thế tục mà ư nghĩa khác tục.
12. Trí tuệ dẫn đường, mặc dù thọ sinh vô số thân h́nh khác nhau nhưng không làm điều ǵ lỗi lầm.
13. Thân, khẩu, ư luôn luôn đầy đủ mười nghiệp thiện.
14. Để nhiếp hóa chúng sinh hữu t́nh, Bồ-tát không bao giờ từ bỏ chúng sinh, thường thực tập hạnh nhẫn chịu tất cả mọi khổ uẩn.
15. V́ thế gian mà thị hiện làm chỗ yêu thương, hạnh phúc.
16. Dù ở chung với phàm phu ngu si và Thanh văn, chịu không biết bao nhiêu khổ năo nhưng không đánh mất tâm nhất thiết trí, giống như ngọc báu kiên cố, thanh tịnh, trang nghiêm.
17. Nếu giáo cho tất cả pháp vương th́ lấy lụa và nước làm quán đảnh cho họ.
18. Không bao giờ xa ĺa tâm mong cầu chính pháp chư Phật thị hiện.

An lập               安立     pratisthā
Thiết định, dựng lập, thiết định nhất thời, ấn định. Giáo lư hay tướng trạng về thực tại được tạo lập qua ư thức phân biệt - nghĩa là ngôn ngữ, cho dù có nói về siêu việt thực tại, nhưng vẫn là thứ được dựng lập tạm thời.

An lập chân như               安立眞如    
Giáo lư an định về chân như. Nỗ lực truyền đạt giáo lư chân như qua sự phân biệt của ngôn ngữ. Là 1 trong 2 loại chân như được đề xướng trong Kinh luận Duy thức. Khía cạnh giáo lư nầy thường đi cùng với giáo lư Nhị thừa.

Ác nghiệp      Karma négatif        惡業    Akusala
Những hành động, lời nói và suy nghĩ xấu.
Chỉ chung những điều xấu do thân, khẩu và ư tạo ra, tức là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ư nghiệp, sau này ta sẽ chịu hậu quả xấu.

Bất động nghiệp              不動業    
Nghiệp chiêu cảm dị thục của Sắc và Vô sắc, và dẫn tái sinh trong Sắc và Vô sắc.

Bất cộng pháp              不共法    aveṇika-buddha-dharma
Bất cộng có nghĩa là riêng một ḿnh, chỉ có một. Bất cộng pháp là những pháp, những năng lực hoặc những đặc tính mà chỉ có chư Phật và Bồ-tát mới có, c̣n hàng phàm phu, nhị thừa… không có hoặc chưa thành tựu những pháp này.
Luận Đại Tỳ-bà-sa (Abhidharma-mahāvibhāṣā-śa-stra) nói Phật và Bồ-tát có 18 pháp bất cộng, là: Thập lực (mười lực), Tứ vô sở uư (bốn năng lực đưa tới sự không sợ hăi), Đại bi (t́nh thương lớn), Tam niệm trụ (an trụ trong ba niệm).
(Xem 18 pháp bất cộng)

Bồ Tát Hộ Pháp      Bodhisattva Skanda    Skanda Bodhisattva    韋馱天    Skanda
Skanda là 1 trong 8 vị Đại tướng quân trời Tăng trưởng phương Nam, đồng thời là người đứng đầu 32 vị tướng quân dưới quyền Tứ thiên vương. Vị thần này sinh ra đă thông minh, sớm ĺa dục thế gian, tu phạm hạnh đồng chân thanh tịnh. Vị thần này đă từng phát nguyện với Đức Phật rằng, nếu người nào hành tŕ chánh pháp, tụng đọc thần chú, th́ sẽ được bảo hộ cho an ổn, thoát khỏi những hiểm nguy và những ảnh hưởng xấu liên quan đến việc tu học.

Do chuyên trách bảo vệ chánh pháp và hộ tŕ cho những ai tu tập theo Phật giáo nên thường gọi là Bồ-tát Hộ Pháp.

Trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, Bồ-tát Hộ Pháp (Dhamrmapāla Bodhisattva) là danh từ chung chỉ cho tất cả những người bảo vệ và hộ tŕ chánh pháp.


Bồ Tát Phổ Hiền      Bodhisattva Samantabhadra        普賢菩薩    Samantabhadra Bodhisattva
Bồ-tát Phổ Hiền là vị Bồ-tát có hạnh nguyện rộng lớn. Hạnh ở đây có nghĩa là tất cả các hành động lợi tha, dù lớn hay nhỏ, nếu đem đến lợi ích, hạnh phúc và giác ngộ cho chúng sinh th́ Bồ-tát đều tích cực thực hiện. Nguyện là ước nguyện, mong ước, nghĩa là mong ước trên thành Phật đạo dưới hóa độ tất cả chúng sinh. Như vậy, ư nghĩa hạnh nguyện là tu tập muôn hạnh để mong cầu thành tựu Phật đạo hóa độ chúng sinh. Do đó, những ai mang hạnh nguyện làm lợi ích cho tha nhân, đưa mọi chúng sinh đến bến bờ giải thoát đều được gọi là Bồ-tát Phổ Hiền.

H́nh ảnh Bồ-tát ngồi trên lưng voi trắng biểu thị hạnh nguyện rộng lớn. Trong các loài thú có sức mạnh về chuyên chở th́ voi là loài mạnh hơn cả. Nó hay chuyên chở người và vật từ chỗ này sang chỗ khác. Bồ-tát Phổ Hiền cũng thế, dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê sang bến giác. Voi trắng c̣n biểu thị ư nghĩa Bồ-tát tuy lăn lộn trong trần thế ô nhiễm để hóa độ chúng sinh, nhưng ngài không vướng nhiễm bụi trần, tâm hoàn toàn trong sạch. Sáu ngà là trượng trưng cho sáu phương tiện, sáu công hạnh tu tập của chư vị Bồ-tát (lục độ ba-la-mật). Tóm thâu h́nh ảnh Bồ-tát Phổ Hiền cỡi voi trắng sáu ngà nói lên ư nghĩa ngài là vị Bồ-tát với tâm bồ-đề vững mạnh, tâm hoàn toàn trong sáng, khéo vận dụng lục độ ba-la-mật làm phương tiện để giáo hóa độ sinh.

Bát kỉnh pháp              八敬法    
Đây là điều kiện của Phật cho người nữ xuất gia.
1. Ni dù trăm hạ cũng phải lễ Tỳ kheo sơ hạ;
2. Không được mắng, báng Tỳ kheo;
3. Không được cử tội Tỳ kheo;
4. NI thọ giới Cụ túc phải thọ với hai bộ Tăng (nam, nữ);
5. Ni phạm tội Tăng tàn phải sám trừ với hai bộ Tăng;
6. Mỗi nửa tháng phải thỉnh cầu Tỳ kheo dạy bảo;
7. Kiết hạ an cư chẳng được cùng chung một chỗ với Tỳ kheo, cũng chẳng được quá xa chỗ ở của Tỳ kheo (đại khái cách 500m);
8. Giải hạ nên cầu Tỳ kheo chứng kiến ba thứ: Kiến, Văn, Nghi, để kiểm thảo.

Bát phong              八風    
Được, mất, khen, chê, vinh, nhục, khổ,vui.

Biệt báo nghiệp          particularizing karma    別報業    
Xem "Biệt báo"

Căn bản phiền năo              根本煩惱    mūla-kleśa
C̣n gọi Bản hoặc, Căn bản hoặc. Gọi tắt là Phiền năo.
Chỉ cho 6 loại phiền năo có gốc rễ từ nhiều đời nhiều kiếp, nằm sâu trong tâm thức của chúng sinh, rất khó đoạn trừ, đó là tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến. Trong đó, ác kiến lại được phân ra làm 5 loại, gọi là Ngũ lợi sử, c̣n 5 phiền năo kia gọi là Ngũ độn sử. Hợp cả hai lại gọi chung là 10 phiền năo, 10 sử hay 10 tuỳ miên. Ngoài ra, căn cứ sự có mặt của nó trong 3 cơi người ta cộng chung lại thành 88 sử hoặc 98 sử.
Những phiền năo phát sinh từ căn bản phiền năo, cũng có tác dụng làm ô nhiễm tâm và ô nhiễm tâm sở, được gọi là Tuỳ phiền năo hay Tuỳ hoặc (những phiền năo phụ thuộc).

Cấp cô độc      Bienfaiteur des nécessiteux    Anathapindika    給孤獨    Anàthapindika
Cấp cô độc sống tại thành Xá Vệ. Là một quan Trưởng giả đại thần dưới quyền cai trị của vua Ba Tư Nặc. Ông cũng là người mua lại vườn thượng uyển của Thái Tử Kỳ Đà dâng cúng cho Phật làm tinh xá tên gọi Kỳ viên.

Cận phần định              近分定    sāmantaka-samādhi
phương tiện nhập môn cho tám Định căn bản.
Định căn bản có tám loại: Tứ tĩnh lự (Tứ thiền) và Tứ vô sắc định, cho nên Cận phần định cũng có tám loại.


Cộng pháp              共法    
Pháp chung với Nhị thừa (như có sanh tử để diệt, có Niết Bàn để chứng) và pháp chung với Đại thừa (như thấy sanh tử, Niết Bàn đều như hoa đốm trên không).

Câu sinh ngă chấp              俱生我執    sahaja -ahaṃkāra-manaskāratā
Ngă chấp câu sinh, do năng lực của nhân nội tại được huân tập bởi hư vọng kể từ thời vô thủy đến nay, thường hằng tồn tại cùng với thân; không cần chịu ảnh hưởng bởi tà giáo và tà phân biệt, mà chuyển hiện một cách tự nhiên, do đó gọi là câu sinh.
Loại ngă chấp này lại có hai thứ:
a. Thường tương tục, ở tại thức thứ bảy; nó lấy thức thứ tám làm đối tượng khiến sinh khởi h́nh tướng của tự tâm, rồi chấp đó là thực ngă.
b. Có gián đoạn, tại thức thứ sáu; nó lấy h́nh tướng năm thủ uẩn, vốn là biến hiện của thức, làm đối tượng, hoặc tổng thể hoặc cá biệt, khiến sinh khởi tướng của tự tâm rồi chấp đó là thực ngă.
Cả hai chấp trước này rất khó đoạn trừ, v́ rất vi tế. Về sau, trong tu đạo, thường xuyên tu tập sinh không quán đặc biệt mới có thể diệt trừ.

Chánh nghiệp          right behavior    正業    samyak-karmānta
Nghiệp, Phạn karmā, là hành động có dụng tâm (có tác ư). Hành động, theo Phật giáo, gồm có hành động của thân, gọi là thân nghiệp; hành động của miệng, gọi là khẩu nghiệp; và hành động của ư, gọi là ư nghiệp.
Chánh nghiệp, Phạn samyak-karmānta, có nghĩa là sự thanh tịnh của ba nghiệp thân, khẩu, và ư. Nhưng trong Bát chánh đạo, khi nói đến Chánh nghiệp là nói đến sự thanh tịnh của thân nghiệp. Khẩu nghiệp thuộc về Chánh ngữ, và ư nghiệp thuộc về Chánh niệm (nó cũng thuộc về Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh định). Trong các kinh, khi nói đến Chánh nghiệp thường định nghĩa là hành vi không sát sinh, không trộm cướp và không tà dâm… thực hành việc tôn trọng sự sống, bố thí, và sống đời trong sạch không trái đạo lư.

Xem bài nói về Chánh nghiệp


Chánh pháp nhăn tạng              正遍知    
Tạng dụ cho kho tàng, kho này tự tánh sẵn có. Khi hiện cái dụng của chánh pháp nhăn, th́ theo căn cơ mà tùy duyên hóa độ mọi chúng sanh, gọi là chánh pháp nhăn tạng.

Công phu              功夫    
Theo một đường lối để tu tập một pháp môn, khi dụng công tu tập gọi là công phu. Như tham thiền có nghi t́nh tức là có công phu.


Trang : 1  2  3  4  5  6