Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Dương chi          willow twigs    楊枝    Dantakāṣṭha
Một loài cây, dùng làm bàn chải đánh răng, hoặc làm tăm xỉa răng, rất tốt, vừa làm trắng răng, vừa ngừa sâu răng.
Theo tục lệ của Ấn độ và các nước Tây vực, khi mời khách đến, trước hết, tặng tăm xỉa răng và nước thơm, chúc họ được mạnh khoẻ để bày tỏ ḷng ân cần của ḿnh mời họ, cho nên thỉnh Phật và Bồ tát cũng dùng dương chi và tịnh thuỷ gọi là phép thỉnh Quán Âm hoặc phép Dương chi tịnh thuỷ. Trong pháp sám Quán âm có câu: "Nay con dâng dương chi và tịnh thuỷ (nước sạch, thanh tịnh) cúng dường, xin đức Đại bi thương xót nạp thụ".

Dị sinh tính              異生性    prthag-janatva
Tính phàm phu.
Đặc tính khiến cho chúng sinh thành kẻ phàm phu. Đặc tính đó chính là vô minh (ngu si), cho nên vô minh là ư nghĩa của Dị sinh tính.
Xưa người ta dịch là Phàm phu tính (tính phàm phu).
Thành duy thức luận thuật kư, quyển 3, nói: ‘Dị có hai nghĩa là Biệt dị và Biến dị. Biệt dị chỉ cho phàm phu thọ sinh khác nhau trong năm đường (địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, người, trời); Biến dị chỉ cho phàm phu do v́ trải qua nhiều loại chuyển biến thọ sinh khác nhau mà khởi lên những tà kiến sai biệt. Do đó, có thể nói rằng, Dị sinh là những sinh loại khác hẳn với Thánh giả. Tính chất làm các sinh loại khác với Thánh giả là ‘thú’ và ‘kiến’, nghĩa là sự thọ sinh thú hướng đến năm đường và chất chứa kiến giải sai lầm, tính chất đó được gọi là Dị sinh tính’.
Đại Tỳ-bà-sa luận, quyển 45, ghi: ‘Những tính chất khiến cho chúng sinh hữu t́nh phát khởi những nhận thức khác nhau, phiền năo khác nhau, tạo nghiệp khác nhau, thọ quả báo khác nhau, thú sinh đến những cảnh giới khác nhau… th́ gọi Dị sinh tính’.


Dị thục              異熟    vipāka
Từ dùng để chỉ chung cho quả báo của cái nhân thiện hay ác đă tạo ra từ đời trước. V́ quả khi chín (thục) th́ tính chất lại khác (dị) với nhân nên gọi là Dị thục.
Kết quả đă chín (dị thục) của nghiệp thiện và bất thiện.
Do nghiệp nhân th́ có thiện, có ác, nhưng quả báo th́ có đủ các tính chất vô kư, phi thiện, phi ác; và do thụ thuộc vào những tác nhân khác loại mà đưa tới sự chín muồi, nên gọi là Dị thục.
Câu-xá luận nói: ‘Khi nghiệp đă tạo đi đến thời gian cho kết quả, nó biến thái rồi mới chín, cho nên gọi là Dị thục. Nghĩa là, nghiệp sau khi được nấu chín (tức là đến lúc phát sinh quả báo), cái phát sinh từ đó được gọi là dị thục. Nói cách khác, khi quả là cái đă chín, nó được gọi là dị thục sinh. Quả báo có được khác loại với nghiệp nhân, v́ nó đă được nấu chín (đă biến thái), nên gọi là Dị dục’.
Thành Duy thức luận thuật kư nói Dị thục có ba nghĩa:
1. Biến dị thục: Nghĩa là khi nghiệp nhân đă tạo đi đến thời gian cho kết quả, nó đă biến thái rồi (được nấu chín rồi).
2. Dị thời thục: Nghĩa là nghiệp nhân phải cần có thời gian mới cho kết quả (quả cần có thời gian mới chín).
3. Dị loại thục: Quả khi đă chín khác loại với nhân, v́ nhân đă bị nấu chín.
Thức A-lại-da c̣n gọi là Dị thục thức.

Dị thục nhân              異熟因    vipāka-hetu
Nghiệp nhân đưa tới quả dị thục.
Câu-xá luận nói: ‘Duy chỉ các pháp thiện và bất thiện có nhân dị thục’.
Dị thục nhân, đó là các pháp bất thiện, và thiện hữu lậu, mà tự thể của chúng được bảo tồn, v́ trong tương lai chúng dẫn đến quả dị thục, đến t́nh trạng chín muồi.
Những ǵ là hữu lậu có tính thiện và bất thiện là dị thục nhân; c̣n những ǵ vô kư do năng lực yếu kém không thể đưa tới dị thục.


Dị thục quả              異熟果    vipāka-phala
Dị thục quả là quả báo ứng với nghiệp nhân thiện ác (dị thục nhân) đă gây. Đặc trưng của Dị thục quả là vô phú vô kư, tức không hẳn là thiện hay ác là do biến hành nhân và đồng loại nhân sinh ra và thuộc loại quả khác.
Cái gọi là “nhân th́ có thiện, ác, quả chỉ là vô kư” chính là quan hệ giữa Dị thục nhân và Dị thục quả vậy.


Dị thục sinh              異熟生    vipāka-svabhāva
Tập khí của dị thục làm điều kiện như là tăng thượng để chiêu cảm thức thứ 8, do đáp ứng thế lực của nghiệp dắc dẫn và do thường hằng tương tục, nên được gọi là Dị thục. Nếu chiêu cảm sáu thức trước để đáp ứng nghiệp được thành măn, xuất hiện từ Dị thục, được gọi là Dị thục sinh.
Tạp tập luận, quyển 5, ghi : “Duy chỉ A-lại-da và các pháp tương ưng là Dị thục. Ngoài ra, là Dị thục sinh... V́ xuất sinh từ Dị thục.”
Câu-xá luận, quyển 2, ghi : “Được sản sinh do bởi nhân là Dị thục nên gọi là Dị thục sinh... Hoặc nghiệp đă được tạo tác khi đạt đến kết quả th́ biến thái để chín muồi nên gọi là Dị thục. Quả được sản sinh từ đó nên gọi là Dị thục sinh.”

Dị thục tập khí              異熟習氣    
Chỉ cho nghiệp chủng tử (hạt giống nghiệp) có năng lực đưa tới quả báo Dị thục trong ba cơi. Nghiệp chủng tử này là do nghiệp thiện, ác hữu lậu của sáu thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư) huân tập trong thức thứ 8 mà sinh ra.

Tập khí là tên gọi khác của Chủng tử, v́ nó (tức Chủng tử) bao hàm ư nghĩa huân tập, cho nên gọi là Tập khí.

Nghiệp chủng tử này là hạt giống của Tư tâm sở thiện, ác tương ứng với thức thứ 6, làm tăng thượng duyên chiêu cảm quả Dị thục thức thứ 8, mà Dị thục thức thứ 8 chính là quả thể tổng báo của tất cả chúng sinh hữu t́nh. Chủng tử này có hai công năng là tự nó sinh hiện hành và giúp đỡ các chủng tử vô kư Dị thục khác sinh khởi. Trong đó, chủng tử tự sinh hiện hành gọi là Đẳng lưu tập khí; chủng tử giúp đỡ các chủng tử vô kư Dị thục khác hiện hành gọi là Dị thục tập khí. Tuy nhiên, đây là cùng một thể mà có hai tác dụng, chứ không phải ngoài Đẳng lưu tập khí c̣n có thể riêng biệt.

Cái gọi là giúp đỡ quả vô kư khác sinh khởi là chỉ cho thức thứ 8 tổng báo và sáu thức trước biệt báo. C̣n thức thứ 7 chỉ là vô kư, cho nên không phải là nhân Dị thục, lại có tính chất che lấp Thánh đạo nên cũng chẳng phải là quả Dị thục.

Ngoài ta, tổng quả thức thứ 8 gọi là Dị thục hoặc Chân dị thục; biệt quả sáu thức trước gọi là Dị thục sinh. Dị thục và Dị thục sinh gọi chung là Dị thục quả.

Dục giới                  Kama-dhātu
Một trong ba cơi.
Dục giới: Thế giới của các loài chúng sinh có tính dâm dục, t́nh dục, sắc dục (tham muốn sắc đẹp) và thực dục (tham muốn thức ăn) cư trú. Bao gồm:
- Sáu tầng trời cơi dục: Tứ vương thiên, Đao lợi thiên, Dạ-ma thiên, Đâu-xuất thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên.
- Bốn châu cơi người: Nam thiệm bộ châu, Đông thắng thân châu, Tây ngưu hóa châu, Bắc câu-lô châu.
- Ba đường ác: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Dục lậu          contaminated    欲漏    kāmāsrava
Một trong ba lậu.
C̣n gọi là Dục hữu lậu.
Dục là chỉ cho năm đối tượng (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà chúng sanh tham muốn ở cơi Dục giới.
Lậu là tên gọi khác của phiền năo.
Do tham dục mà phát sanh phiền năo, cho nên gọi là Dục lậu.

Danh ngôn tập khí              名言習氣    abhilāpavāsanā
Danh ngôn tập khí: Chủng tử trực tiếp của từng pháp hữu vi cá biệt. Danh ngôn có hai: Một, danh ngôn biểu nghĩa, đó là sự sai biệt của âm thanh chuyển tải ư nghĩa. Hai, danh ngôn hiển cảnh, tức tâm, tâm sở pháp nhận thức đối tượng cá biệt. Tùy theo hai danh ngôn mà chủng tử được huận tập thành để làm nhân duyên cho từng pháp hữu vi cá biệt.
“Khi một đối tượng nhận thức được lưu trữ trong kho chứa của thức để sau này có thể truy cập như là hoài niệm hay kinh nghiệm, nó được lưu trữ với một tên gọi hay danh. Ảnh tượng được lưu trữ của nó bấy giờ là công năng tiềm thế, tồn tại ở đó cho đến khi hội đủ điều kiện th́ tái hiện trở lại. Công năng ấy được gọi là danh ngôn tập khí, tức chủng tử được tích lũy dưới dạng danh ngôn.” (Thích Tuệ Sỹ)

Danh sắc              名色    nāma-rūpa
Danh sắc, là từ ghép của namā (danh) và rūpa (sắc) là chi thứ tư của mười hai chi duyên khởi. Đây là chi gọi chung cho một sinh thể được kết hợp giữa tâm (tinh thần) và vật (vật chất) trong một cá thể mà thuật ngữ chuyên môn gọi là ngũ uẩn (sắc chỉ cho h́nh sắc thân thể của một cá nhân, c̣n thọ, tưởng, hành, thức chỉ cho tâm thức không có h́nh thể để có thể nhận thấy như vật thể của sắc) có được từ sự kết hợp nhân duyên mà h́nh thành và hiện hữu. Ở đây danh chỉ cho phương diện tâm, c̣n sắc chỉ cho phương diện vật chất.

Diệt tận định          Concentration of cessation    滅盡定     Nirodhasamāpatti
Cũng gọi Diệt thụ tưởng định, Diệt tận tam muội.
Định Diệt tận (diệt hết).
Cảnh giới Thiền định trong đó mọi hoạt động tâm lư đều bị diệt hết và hành giả hoàn toàn ở trong trạng thái vô tâm. Diệt tận định và Vô tưởng định gọi chung là hai định Vô tâm. Nhưng Vô tưởng định là định của phàm phu chứng được, c̣n Diệt tận định th́ Phật và các bậc A la hán giải thoát hoàn toàn do xa ĺa chướng ngại của định mà chứng được, tức là chư Phật, A la hán dùng sức thắng giải của hiện pháp Niết bàn mà tu định này.

Diệu giác              妙覺    buddhâgrya
Một trong 52 giai vị tu hành của Bồ-tát Đại thừa.
C̣n gọi là Diệu giác địa.
Diệu giác là quả vị cứu cánh, giác và hạnh đă viên măn, tức Phật quả. Diệu giác chính là quả vị Phật.
Tu hành đến giai vị này th́ đă đoạn hết tất cả phiền năo, trí tuệ đă viên măn, giác ngộ được lư niết-bàn tuyệt diệu, hoàn toàn thoát khỏi bốn ma, thấy suốt mọi sự và lư, trong một niệm biết hiết mọi việc trong các cơi Phật.


Du già      Yoga        瑜伽    
Dịch nghĩa là tương ưng, tức là tương ưng với cơ, cảnh, tướng, lư, nhân, quả… Mật tông cũng gọi là Du Già tông, Duy Thức tông ở Ấn Độ cũng gọi là Du Già tông

Duyên giác      éveillé pour soi     enlightened by contemplation on dependent arising    緣覺    Pratyekabuddha
Bích chi phật. Cũng gọi Độc giác, Duyên nhất giấc, Nhân duyên giác.
Chỉ cho người tu hành ngộ đạo một ḿnh. Tức bậc Thánh ở đời không có Phật, không thầy chỉ dạy, một ḿnh ngộ đạo, ưa sự vắng lặng, không thích thuyết pháp giáo hoá.
Thanh văn và Duyên giác gọi là Nhị thừa, nếu cộng thêm Bồ tát nữa th́ là Tam thừa.


Duyên khởi      coproduction conditionnée, interdépendance des phénomènes     dependent origination, conditioned genesis, dependent co-arising    縁起    pratītya-samutpāda
Tất cả các pháp hữu vi đều do nhân duyên (các điều kiện) hoà hợp mà thành, lí này gọi là duyên khởi. Tức là bất cứ sự vật ǵ trong thế giới hiện tượng đều nương vào những điều kiện nhân duyên mà sinh khởi, tồn tại, biến hoá (vô thường), và tiêu diệt. Đó là pháp tắc mà đức Phật đă chứng ngộ được. Như 12 chi duyên khởi đă được giải thích rơ trong các kinh điển A hàm: Vô minh là duyên của hành, hành là duyên của thức, cho đến sinh là duyên của già, chết; "v́ cái này có nên cái kia có, cái sinh nên cái kia sinh", để chỉ bày rơ lư sinh tử nối nhau, đồng thời cũng nêu rơ lí "cái này không th́ cái kia không, cái này diệt th́ cái kia diệt" để đoạn trừ vô minh chứng Niết bàn. Lư Duyên khởi này là sự chứng ngộ thành đạo của đức Phật. Đối với luận điểm của các tôn giáo khác ở Ấn độ chủ trương cái "ta" (ngă), và các pháp đều có tự tính thực tại, đức Phật đă bác bỏ hết và tuyên bố rằng, vạn hữu đều nương vào nhau mà tồn tại, không có tự tính độc lập. Ngài dùng nguyên lư duyên khởi để giải thích nguồn gốc của thế giới, xă hội, nhân sinh và sự sản sinh của những hiện tượng tính thần, mà kiến lập nhân sinh quan và thế giới quan riêng và là đặc trưng lớn nhất của Phật giáo khác hẳn với các tư tưởng, triết học và tôn giáo khác.

Duyên sinh      production conditionnée     Produced by causal conditions    緣生    pratītya-samutpāda
Xem "Duyên khởi"