Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Trang : 1  2 

Đại Thế Chí Bồ Tát       Bodhisattva Mahasthamaprapta        大勢至菩薩    Mahā-sthāma-prāpta
Bồ tát Đại thế chí là vị Bồ tát có nhân duyên rất lớn đối với chúng sanh trong thế giới Ta bà. Ngài là vị Bồ tát đă thành Phật trong kiếp quá khứ, nhưng v́ t́nh thương chúng sanh bao la mà thừa nguyện tái lai, thị hiện làm thân Bồ tát để trợ giúp Phật A di đà giáo hoá và tiếp dẫn chúng sanh khổ đau trong mười phương thế giới.

Bồ tát Đại thế chí c̣n gọi là Đắc đại thế Bồ tát, Đại tinh tấn Bồ tát, Vô biên quang Bồ tát... Đại thế chí Bồ tát dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, làm cho chúng sanh trong mười phương thế giới thoát khổ, thành tựu quả vị Vô thượng bồ đề. Ngài có hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để ở trong thế giới Ta bà, điều phục và tiếp độ hạng chúng sanh cang cường khó độ. Ngài cũng có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền năo và giáo hoá chúng sanh không bao giờ mệt mỏi. Thân Bồ tát có màu vàng tử kim chiếu khắp mười phương thế giới, chúng sanh nào có duyên thấy liền được thấy ánh quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở khắp mười phương thế giới cho nên Ngài c̣n có hiệu là Vô biên quang Bồ tát.

Bồ tát thường đứng bên tay phải của đức Phật A di đà đối diện với Bồ tát Quán thế âm, để biểu thị Ngài là một trong các vị thượng thủ trong chúng hội Bồ tát.

Bồ tát Quán thế âm biểu thị cho tinh thần đại bi, Bồ tát Đại thế chí biểu thị cho tinh thần đại trí, qua đó nhằm nói lên ư nghĩa người tu hành cần phải có bi trí viên măn mới thành tựu được Phật đạo.

Theo kinh Quán Vô lượng thọ, vô lượng hằng sa kiếp về trước thời Phật Bảo tạng, Ngài là thái tử Ni ma và Bồ tát Quán thế âm là thái tử Bất huyền con của vua Vô tránh niệm. Bấy giờ vua Vô tránh niệm cùng với hai vị thái tử đến đạo tràng cúng dường Phật Bảo tạng. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, vua cùng hai vị thái tử phát Bồ đề tâm... được Phật thọ kư tương lai sẽ thành Phật.

Vua Vô tránh niệm tương lai sẽ thành Phật hiệu là A di đà Như lai ở thế giới Tây phương cực lạc, thái tử Bất huyền sẽ thành Phật hiệu là Biến xuất nhất thiết quang minh công đức sơn vương Như lai, c̣n thái tử Ni ma sẽ thành Phật hiệu là Thiện trụ công đức bảo vương Như lai.

Theo chương Niệm Phật viên thông trong kinh Thủ lăng nghiêm, Bồ tát Đại thế chí khi c̣n ở nhân địa tu hành, do chí tâm niệm Phật mà được nhập vào Vô sanh pháp nhẫn, cho nên nay dẫn dắt chúng sanh niệm Phật ở thế giới Ta bà về Tây phương tịnh độ.

Lư tưởng tu hành của Bồ tát là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh”. Muốn thành tựu lư tưởng cao cả đó, trên bước đường tu hành chư vị Bồ tát đều phát thệ nguyện.

Bồ tát Đại thế chí thệ nguyện độ chúng sanh tội chướng cực nặng trong mười phương thế giới, bất cứ chúng sanh nào tŕ niệm thánh hiệu Ngài sẽ được Ngài hiện thân cứu độ và khi lâm chung Ngài sẽ hiện thân đến tiếp dẫn văng sanh Tây phương, đây là thể hiện ḷng thương xót chúng sanh đặc biệt của Bồ tát.

A dật đa      Ajita    Ajita    阿逸多    Ajita
1. Một trong những vị đệ tử của đức Phật. Cũng gọi là A thị đa, A di dá. Tên ngài có nghĩa là Vô năng thắng (không ai hơn được). Ngài lập chí trong tương lai sẽ thành Chuyển luân thánh vương tên là Nhương Khư (Śaṃkha), để hoằng dương Phật pháp.
2. Tên của Bồ tát Di Lặc.

A di đà chú      Mantra d'Amitabha    Amitabha mantra    阿彌陀咒    Amitābha mantra
Là chân ngôn của đức Phật A di đà. Cũng gọi là A di đà tâm chú (thần chú được nói ra từ tâm Từ Bi của Phật A di đà), Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh tịnh độ thần chú (thần chú bạt trừ tất cả mọi phiền năo căn bản để chúng sinh được văng sinh về Tịnh độ), Vô lượng thọ Như lai căn bản đà la ni (thần chú căn bản của đức Như lai Vô lượng thọ). Đà la ni căn bản biểu tỏ nội chứng, bản thệ, công đức của Vô lượng thọ Như lai, có đủ các công đức khiến cho người tŕ tụng hiện đời này được yên ổn, tội chướng tiêu diệt, sau khi chết được sinh về cơi Tịnh độ.

A di đà kinh              阿彌陀經    Sukhāvati-vyūha-sūtra
Cũng gọi là Nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh, Tiểu vô lượng thọ kinh, Tiểu kinh. Là một trong ba bộ kinh của Tịnh độ. Kinh này được ngài Cưu ma la thập dịch ra Hán văn vào năm Hoằng thuỷ thứ 4 (404) đời Diêu Tần. Ngoài bản dịch của ngài Cưu ma la thập c̣n có hai bản dịch nữa là của ngài Cầu na bạt đà la dịch vào đầu năm Hiếu kiến (454-456) đời Hiếu vũ đế nhà Lưu Tống và bản của ngài Huyền trang dịch vào niên hiệu Vĩnh Huy năm đầu (560) đời vua Cao tông nhà Đường.
Nội dung kinh này tŕnh bày sự trong sạch đẹp đẽ ở Tịnh độ phương tây của Phật A di đà, chư Phật chân thành khen ngợi chúng sinh sinh về Tịnh độ, và tŕ danh niệm Phật...
Xem bản dịch kinh A Di Đà


A di đà tam tôn              阿彌陀三尊    
Cũng gọi Tây phương tam thánh. Chỉ đức Phật A di đà và hai vị đại Bồ tát đứng hầu hai bên. Đức Phật A di đà đứng giữa, bên trái là bồ tát Quán thế âm, bên phải là Bồ tát Đại thế chí. Kiểu tượng Di đà tam tôn bắt nguồn ở Ấn độ. Bức tranh vẽ trên vách của hang thứ 9 trong những hang đá ở A chiên đà là di phẩm của tượng Tam tôn được giữ ǵn xưa nhất.
Tượng Di đà tam tôn được sẽ theo pháp quán thứ tám trong kinh Quán vô lượng thọ. Kinh nói, quán tưởng hai bên Phật Di đà có hoa sen lớn, Bồ tát Quán thế âm ngồi trên toà bên trái, Bồ tát Đại thế chí ngồi trên toà sen bên phải. Kinh Bất không quyên sách thần biến chân ngôn quyển 5 cũng nói như thế.

A la hán      Arhat    Arhat, Arahan    阿羅漢    Arahan
Quả vị tu hành cao nhất của tiểu thừa Phật giáo, người đă đứt được tham dục, giải thoát khỏi mọi phiền năo. Là một trong bốn quả Thanh văn, đồng thời là một trong mười hiệu của Phật. Nó có nghĩa là Ứng cúng (xứng đáng nhận sự cúng dường), sát tặc (diệt trừ tất cả mọi phiền năo), vô sinh (không c̣n tái sanh trong ba cơi), vô học (không c̣n phải học), chân nhân (người chân chính giác ngộ, tuyên giảng chân lư, hằng sống với chân lư).

A la hán hướng              阿羅漢向    
Hướng tới quả vị A la hán, c̣n gọi là nhân vị (giai đoạn tu nhân để hướng tới quả vị A la hán). Những người đă chứng được quả thứ ba là A na hàm, sau khi dứt trừ Kiến hoặc trong ba cơi và chín phẩm Tư hoặc ở Dục giới, lại khởi gia hành (chuẩn bị) diệt trừ các hoặc ở Sắc giới và Vô sắc giới, quăng thời gian này gọi là A la hán hướng.

A na luật              阿那律     Aniruddha
Một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, đồng thời là em họ của Phật, gịng họ Thích, người thành Ca t́ la vệ.
Sau khi thành đạo, đức Phật trở về cố hương, và chính trong thời ḱ ấy, các ngài A na luật, A nan, Nan đà và Ưu ba li đă xuất gia làm đệ tử Phật. Sau khi xuất gia, A na luật hăng hái tu đạo, có thể gọi là bậc mô phạm. Trong khi nghe đức Phật nói pháp, A na luật thường hay ngủ gục, bị Phật quở trách, bèn thề không ngủ, đến nỗi đau mắt rồi mất ánh sáng. Nhưng nhờ sự tu hành càng ngày càng tinh tiến, con mắt tâm dần dần khơi mở, và cuối cùng, ngài đă trở thành thiên nhăn đệ nhất trong hàng ngũ đệ tử của Phật, có khả năng thấy suốt trên trời, dưới đất và chúng sinh trong sáu đường.

A nan (đà)      Ananda    Ananda    阿難    Ānanda
Là em họ và cũng là một trong những đại đệ tử của Đức Phật, đă trở thành thị giả của Đức Phật trong suốt 25 năm. Ngài A Nan nổi tiếng với trí nhớ phi thường về những lời Phật dạy, được tôn xưng là Đa văn đệ nhất. Chính Ngài là người tụng đọc lại toàn bộ pháp thoại của đức Phật để biên tập thành tạng Kinh.

Bồ Đề Đạt Ma      Boddhi Dharma    Bodhidharma    菩提達磨    Bodhidharma
470-543. Là Tổ thứ 28 sau Phật Thích-ca Mâu-ni của ḍng Thiền Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc.
Sau khi trở thành Tổ thứ 28, Bồ-đề-đạt-ma đi thuyền qua Nam Trung Quốc năm 520. Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Đế không thành, Bồ-đề-đạt-ma đến Lạc Dương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề-đạt-ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói; cũng tại đây, Huệ Khả đă gặp Bồ-đề-đạt-ma để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của ḿnh.

Bồ Tát Địa Tạng      Bodhisattva Ksitigarbha    Ksitigarbha Bodhisattva    地藏菩薩    Kṣitigarbha Bodhisattva
Một vị Bồ Tát chuyên cứu độ những người bị sa vào địa ngục. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa.
Căn cứ kinh điển ghi chép th́ Bồ-tát Địa Tạng đă nhận lời phó chúc của Đức Thế Tôn, đảm trách việc giáo hóa, cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo trong khoảng thời gian sau khi Đức Thích Tôn nhập niết-bàn và trước trước khi Đức Di-lặc thành Phật, với lời thề nguyện: “Nếu địa ngục chưa hết chúng sinh đau khổ th́ sẽ không thành Phật, chừng nào độ hết chúng sinh th́ mới chứng quả Bồ-đề”. Bởi do lời thề nguyện đó nên ngài được tôn xưng là Đại Nguyện Bồ-tát.
Bồ tát thường tùy nguyện ứng hiện vào thế giới Ta-bà bằng nhiều h́nh tướng sai khác để hóa độ chúng sinh. Tuy nhiên đa phần chúng ta biết đến Ngài qua h́nh ảnh một vị Tỳ-kheo thân tướng trang nghiêm, tay phải cầm tích trượng, tay trái cầm hạt minh châu, đầu đội mũ tỳ lư quán đảnh đứng hoặc ngồi trên con Đế thính. Sở dĩ Ngài hiện thân tướng Tỳ-kheo, do v́ bản nguyện của Ngài là cứu độ chúng sinh ra khỏi cảnh giới sinh tử, nên h́nh ảnh ngài là một con người giải thoát (xuất gia). Tay phải cầm tích trượng, trên đầu tích trượng có mười hai khoen để nói lên ư nghĩa, ngài luôn dùng pháp Thập nhị nhân duyên để giáo hóa chúng sinh. Tay trái cầm hạt minh châu biểu thị trí tuệ. Bồ tát với trí tuệ rộng lớn thường soi sáng tất cả chốn u minh khiến cho chúng sinh hiện đang bị giam cầm trong ngục tối trông thấy ánh sáng đều được thoát ngục h́nh. Bồ tát cỡi con Đế thính, Đế thính là con linh thú, khi mọp xuống đất trong giây lát th́ biết rơ tất cả sự vật trong trời đất. Bồ tát cỡi con Đế thính dụ cho ngài là vị đă nhiếp tâm thanh tịnh, an lập các pháp thức thành tựu cảnh giới thiền định.

Bồ Tát Hộ Pháp      Bodhisattva Skanda    Skanda Bodhisattva    韋馱天    Skanda
Skanda là 1 trong 8 vị Đại tướng quân trời Tăng trưởng phương Nam, đồng thời là người đứng đầu 32 vị tướng quân dưới quyền Tứ thiên vương. Vị thần này sinh ra đă thông minh, sớm ĺa dục thế gian, tu phạm hạnh đồng chân thanh tịnh. Vị thần này đă từng phát nguyện với Đức Phật rằng, nếu người nào hành tŕ chánh pháp, tụng đọc thần chú, th́ sẽ được bảo hộ cho an ổn, thoát khỏi những hiểm nguy và những ảnh hưởng xấu liên quan đến việc tu học.

Do chuyên trách bảo vệ chánh pháp và hộ tŕ cho những ai tu tập theo Phật giáo nên thường gọi là Bồ-tát Hộ Pháp.

Trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, Bồ-tát Hộ Pháp (Dhamrmapāla Bodhisattva) là danh từ chung chỉ cho tất cả những người bảo vệ và hộ tŕ chánh pháp.


Bồ Tát Phổ Hiền      Bodhisattva Samantabhadra        普賢菩薩    Samantabhadra Bodhisattva
Bồ-tát Phổ Hiền là vị Bồ-tát có hạnh nguyện rộng lớn. Hạnh ở đây có nghĩa là tất cả các hành động lợi tha, dù lớn hay nhỏ, nếu đem đến lợi ích, hạnh phúc và giác ngộ cho chúng sinh th́ Bồ-tát đều tích cực thực hiện. Nguyện là ước nguyện, mong ước, nghĩa là mong ước trên thành Phật đạo dưới hóa độ tất cả chúng sinh. Như vậy, ư nghĩa hạnh nguyện là tu tập muôn hạnh để mong cầu thành tựu Phật đạo hóa độ chúng sinh. Do đó, những ai mang hạnh nguyện làm lợi ích cho tha nhân, đưa mọi chúng sinh đến bến bờ giải thoát đều được gọi là Bồ-tát Phổ Hiền.

H́nh ảnh Bồ-tát ngồi trên lưng voi trắng biểu thị hạnh nguyện rộng lớn. Trong các loài thú có sức mạnh về chuyên chở th́ voi là loài mạnh hơn cả. Nó hay chuyên chở người và vật từ chỗ này sang chỗ khác. Bồ-tát Phổ Hiền cũng thế, dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê sang bến giác. Voi trắng c̣n biểu thị ư nghĩa Bồ-tát tuy lăn lộn trong trần thế ô nhiễm để hóa độ chúng sinh, nhưng ngài không vướng nhiễm bụi trần, tâm hoàn toàn trong sạch. Sáu ngà là trượng trưng cho sáu phương tiện, sáu công hạnh tu tập của chư vị Bồ-tát (lục độ ba-la-mật). Tóm thâu h́nh ảnh Bồ-tát Phổ Hiền cỡi voi trắng sáu ngà nói lên ư nghĩa ngài là vị Bồ-tát với tâm bồ-đề vững mạnh, tâm hoàn toàn trong sáng, khéo vận dụng lục độ ba-la-mật làm phương tiện để giáo hóa độ sinh.

Bồ Tát Quán Thế Âm      Bodhisattva Avaloskiteshvara    Avalokitesvara Bodhisattva     觀世音菩薩    Avalokiteśvara Bodhisattva
Quán Thế Âm là vị Bồ tát có hạnh nguyện đại từ, đại bi, thương yêu tất cả chúng sinh muôn loài như người mẹ thương yêu đứa con duy nhất của ḿnh. Ngài luôn quán sát, lắng nghe âm thanh kêu cứu, cầu nguyện của chúng sinh từ những nơi đau khổ để kịp thời đến cứu giúp.
Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn th́ Ngài thường vận dụng 14 năng lực vô úy để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi ách nạn, hoặc đáp ứng những yêu cầu chính đáng khi nào chúng sinh thành tâm niệm đến danh hiệu của Ngài.
Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm th́ pháp môn tu của vị Bồ-tát nầy là Nhĩ Căn Viên Thông, nghĩa là tai Ngài có thể được sử dụng như năm giác quan khác. V́ vậy Ngài có thể hiện thân trong mọi h́nh dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm.

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi      Bodhisattva Manjushri         文殊師利    Mañjuśrī
Thường gọi tắt là Bồ Tát Văn Thù, là vị Bồ-tát có công đức vi diệu, luôn đem đến sự tốt đẹp vi diệu, luôn đem đến sự hạnh phúc, an lạc vi diệu, xứng đáng là con của bậc Pháp vương. Trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, Bồ-tát Văn-thù tượng trưng cho trí tuệ. Ngài thường ngồi trên lưng Sư tử xanh, tay phải cầm kiếm sắc bén, tay trái cầm hoa sen xanh, hoặc cuốn kinh Bát-nhă, đôi khi là ngọc như ư. Tay phải của Ngài dương cao lên khỏi đầu là một lưỡi gươm đang bốc lửa mang hàm ư rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền năo đă cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của ṿng sinh tử luân hồi bất tận, đưa con người đến trí tuệ viên măn. Tay trái Ngài cầm hoa sen biểu thị cho đức tính đă đoạn trừ sạch mọi phiền năo và ngụ ư nói Bồ tát với tâm Từ Bi, tùy nguyện thị hiện vào cuộc đời để hóa độ chúng sinh nhưng không bị những nhiễm ô của cuộc đời làm vấy nhiễm mà luôn thuần nhất thanh tịnh; nhưng nếu Ngài cầm cuốn kinh Bát-nhă th́ biểu trưng cho sự tỉnh thức, giác ngộ. C̣n sư tử là biểu thị công năng và sức mạnh của trí tuệ - bởi sư tử là chúa tể của muôn thú có sức mạnh vĩ đại, mỗi khi rống lên muôn thú đều khiếp sợ - Bồ-tát do đă đạt được trí tuệ viên măn nên hay thuyết pháp phá dẹp các tà thuyết sai lạc. Văn Thù Sư Lợi là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ đạt được bằng phương tiện tri thức.

Cấp cô độc      Bienfaiteur des nécessiteux    Anathapindika    給孤獨    Anàthapindika
Cấp cô độc sống tại thành Xá Vệ. Là một quan Trưởng giả đại thần dưới quyền cai trị của vua Ba Tư Nặc. Ông cũng là người mua lại vườn thượng uyển của Thái Tử Kỳ Đà dâng cúng cho Phật làm tinh xá tên gọi Kỳ viên.

Kiều Trần Như      Anna Kondanna        憍陳如    Ājñāta-kauṇḍinya
Là một trong 5 vị đệ tử đầu tiên được độ khi đức Phật chuyển pháp luân ở vườn Nai.
Ông là một trong những đại đệ tử của đức Phật, có ḷng nhân từ và sự hiểu biết sâu rộng, có khả năng giáo hoá, tiếp dắt đại chúng, không mất uy nghi, là người đầu tiên thụ pháp vị và tư duy Tứ diệu đế.

Như Lai      Ainsi venu        如來    Tathāgata
Là một danh hiệu của Phật. Đức Phật theo chân lư mà đến và từ chân như mà hiện thân, nên tôn xưng là Như Lai.
Phật Thích Ca sử dụng danh từ này để tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta", "tôi" trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp và đây cũng là một phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của Ngài.

Phật      Bouddha    Buddha    佛    Buddha
Gọi đủ là Phật đà: Người giác ngộ chân lư, là bậc Đại thánh đầy đủ sự tự giác ngộ, giúp người khác giác ngộ, và có phương pháp để đạt được sự giác ngộ một cách viên măn.
Phật là người thấy biết tính và tướng của hết thảy các pháp đúng như thật, thành tựu Đẳng chánh giác, là quả vị cao nhất của Phật giáo.

Phật A Di Đà      Bouddha Amitabha    Amitabha Budha    阿彌陀佛    Amitābha Budha
Đức Phật A-di-đà là vị giáo chủ thế giới Cực Lạc nằm ở phương Tây của thế giới này, c̣n gọi là thế giới Tịnh độ. A-di-đà dịch ư có nghĩa là vô lượng quang (ánh sáng vô lượng, biểu trưng cho trí tuệ rộng lớn), vô lượng thọ (tuổi thọ không hạn lượng, biểu thị định lực thâm sâu), và vô lượng công đức (biểu thị giới đức giải thoát). Hiện nay, Ngài cùng với hai vị Bồ-tát là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đang giáo hóa chúng sinh ở Tịnh độ Cực Lạc. Quư Ngài có bi nguyện vĩ đại là tiếp độ tất cả những chúng sinh về thế giới Cực Lạc.

Theo kinh Vô lượng thọ, trước khi thành đạo, Phật A-di-đà vốn là một vị vua, nhờ được Đức Phật Thế Tự Tại khai thị mà phát tâm xuất gia cầu đạo vô thượng, có pháp danh là Pháp Tạng. Trong khi tu hành, Tỳ-kheo Pháp Tạng đă quan sát 210 ức cơi Tịnh độ của chư Phật và những hạnh thanh tịnh để thành tựu cơi nước vi diệu đó, rồi phát ra 48 đại nguyện, thệ nguyện kiến lập một thế giới trang nghiêm, cực lạc, để cứu độ tất cả chúng sinh niệm danh hiệu của Ngài. Trải qua vô số kiếp nỗ lực tu tập, một ḷng chuyên chí trang nghiêm Tịnh độ, cho nên, cách đây mười kiếp, Tỳ-kheo Pháp Tạng đă thành Phật, hiệu là A-di-đà, cơi Tịnh độ tên là Cực Lạc, nằm ở Phương tây, cách thế giới Ta-bà khoảng mười vạn ức cơi Phật. Bởi 48 lời thề nguyện sâu xa và rộng lớn, mà đặc biệt là điều nguyện thứ 18: "Nguyện khi Ta (Phật A-di-đà) thành Phật, tất cả chúng sinh trong mười phương nếu có ḷng tin và ưa muốn sinh về thế giới của Ta, th́ chỉ cần niệm từ một đến mười danh hiệu "Nam-mô A-di-đà Phật" ; nếu không được văng sinh th́ Ta thề không giữ ngôi Chánh giác", nên sau khi Ngài thành Phật (Ngài đă thành Phật cách đây mười kiếp), bất kỳ chúng sinh nào hội đủ ba yếu tố: tin tưởng, nguyện cầu và thực hành niệm Phật, niệm Phật đúng như pháp, th́ nhất định được Đức Phật A-di-đà và các Bồ-tát đến tiếp dẫn về thế giới Tịnh độ Cực Lạc.
Bi nguyện của Phật A-di-đà cực kỳ rộng lớn, từ tâm của Ngài cực kỳ sâu xa, mà pháp môn niệm Phật th́ rất dễ thực hành, cho nên rất nhiều người đă chọn pháp môn này để thực hành, nguyện cầu được sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Sinh về đó là nấc thang thoát ly sinh tử luân hồi để cho chúng ta bước lên địa vị cứu cánh giải thoát.

Tịnh độ của Đức Phật A-di-đà được gọi là Cực Lạc, bởi v́ ở thế giới đó hoàn toàn không có sự khổ đau, không có cảnh sinh, già, bệnh, chết... chúng sinh ở cơi đó chỉ sống trong hạnh phúc và luôn được nuôi dưỡng bởi chính pháp cho đến ngày thành Phật.


Trang : 1  2