Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật pháp căn bản
1. Truyền bản và phiên dịch

Kinh Trung A-hàm có tên tiếng Phạn là Madhyamāgama, gồm 60 quyển, 222 kinh. Bản dịch đầu tiên của kinh này do ngài Đàm-ma-nan-đề (Dharmanandi) cùng với các thầy Đạo An, Trúc Phật Niệm… hợp dịch tại Trường An vào khoảng năm 384-391 tây lịch, và chỉ có 59 quyển. Đến đời Đông Tấn, niên hiệu Long An thứ 2 (398 Tây lịch), ngài Tăng-già-đề-bà (Saṃghadeva, người nước Kế Tân, Bắc Ấn) và Tăng-già-la-xoa (Saṃgharakṣa, người nước Tu Lại, Tây Bắc Ấn) dịch lại, ngài Đạo Tổ nhuận văn, trở thành bản lưu hành và lưu giữ trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu (ĐTK/ĐCTT), tập 1, số 26, trang 421-809, gồm 60 quyển, 222 kinh. Trong ĐTK/ĐCTT, các kinh từ số 27 đến 98 là các bản dịch lẻ tẻ (đơn bản) của các kinh thuộc Trung A-hàm, c̣n gọi là Biệt dịch Trung A-hàm.

Hai ngài Tăng-già-la-xoa và Tăng-già-đề-bà đều là người Tây bắc Ấn, căn cứ địa của Hữu bộ; đồng thời, ai cũng biết cả hai ngài đều là Đại luận sư của Hữu bộ. Ngoài ra, Tăng-già-đề-bà c̣n dịch Luận A-tỳ-đàm Bát Kiền-độ (tức Luận Phát Trí), ngài Tăng-già-la-xoa dịch tiếp thành ra bộ mà sau này ngài La-thập dịch lại mang tên Luật Thập Tụng, đều là những tác phẩm trọng yếu của Hữu Bộ. Từ những luận cứ trên, chúng tôi suy đoán kinh Trung A-hàm chữ Hán được phiên dịch từ các truyền bản chữ Phạn của Hữu bộ.

Kết cấu của kinh này và bản dịch Tây Tạng Trung A-hàm Hữu Bộ mà ngài Chỉ Thiên dẫn dụng trong Câu-xá Luận Sớ Yếu Dụng Luận rất tương tự. Xét từ các phương diện kể trên, kinh này có thể là truyền bản của Hữu Bộ. Đọc Trung A-hàm quả nhiên ta thấy kinh này phản ánh nhiều quan điểm độc đáo, biểu thị rơ nét về đặc trưng tư tưởng Phật giáo Hữu bộ, xen lẫn một ít giáo nghĩa kinh Lượng Bộ.

Ở đây, chúng tôi ghi nhận Trung A-hàm được truyền dịch từ Nhất thiết hữu bộ, bởi , mọi người đều biết, Đề-bà dịch Luận A-tỳ-đàm Bát Kiền-độ (Luận Phát Trí của Ca-chiên-diên) là sách trọng yếu nhất của Hữu bộ, La-xoa dịch tiếp Luật Thập Tụng của ngài La-thập cũng là luật Hữu bộ.

Theo Luận Phân Biệt Công Đức, quyển 1, giải thích chữ trung có nghĩa là không lớn không nhỏ, không dài không ngắn, Trung A-hàm là tuyển tập những kinh không dài không ngắn. Luật ngũ phần cũng nói: “Đây là kinh không dài không ngắn, nay tập thành một bộ, gọi là Trung A-hàm”.

60 quyển Trung A-hàm chia thành 5 tụng, 18 phẩm. 5 tụng là Sơ tụng, Tiểu độ thành tụng, Niệm tụng, Phân biệt tụng và Hậu tụng. 18 phẩm gồm: 1, Phẩm bảy pháp, có 10 kinh; 2, Phẩm Nghiệp Tương Ưng, có 10 kinh; 3, Phẩm Xá-lê Tử Tương Ưng, 11 kinh; 4, Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp, 10 kinh; 5 Phẩm Tập Tương Ưng, 16 kinh; 6, Phẩm Vương Tương Ưng, 14 kinh; 7, Phẩm Trường Thọ Vương, 15 kinh; 8, Phẩm Uế, 10 kinh; 9, Phẩm Nhân, 10 kinh; 10, Phẩm Lâm, 10 kinh; 11, Phẩm Đại, 25 kinh; 12, Phẩm Phạm Chí, 20 kinh; 13, Phẩm Căn Bản Phân Biệt, 10 kinh; 14, Phẩm Tâm, 10 kinh; 15, Phẩm Song, 10 kinh; 16, Phẩm Đại (Hậu tụng),10 kinh; 17; Phẩm Bổ-lợi-đa, 10 kinh; 18, Phẩm Lệ, 11 kinh.

Kinh này ghi lại nhiều bài pháp thoại của Đức Phật và các đệ tử của Ngài, một phần là những lời giáo giới của Đức Phật cho các đệ tử, các bậc vương giả, cư sĩ và ngoại đạo.

Trong 4 bộ A-hàm, Trung A-hàm có số lượng kinh tương đối lớn (222 kinh), chứa đựng nhiều giáo lư căn bản, phương pháp hành tŕ tu tập được giải thích rơ ràng, cặn kẻ, chỉ dẫn cả cách ăn, cách ở… Trung A-hàm dạy cho một Tỳ-kheo biết ḿnh phải làm ǵ để xứng đáng là một Sa-môn Thích tử, cũng thấy được thế nào là một Sa-môn đáng bị chê trách. Ai chưa biết phải tu tập thế nào, phải ở đâu, làm ǵ… th́ đọc Trung A-hàm khắc tự biết ḿnh phải làm ǵ. Người Phật tử cũng vậy, cũng thấy ḿnh cần phải sống làm sao cho xứng đáng một cận sự nam, cận sự nữ ưu tú của Tam bảo. Người làm công tác lănh đạo, quản lư nhà nước mà đọc Trung A-hàm th́ cũng biết ḿnh cần phải làm ǵ cho dân cho nước (Phẩm Vương Tương Ưng), v.v…

2. Vài đặc điểm của Trung A-hàm:

2.1. Tinh thần hiện chứng thể nghiệm

Đây là đặc điểm nổi bật của Trung A-hàm, mà cũng là của toàn bộ Phật giáo. Đức Phật là bậc Đạo sư, là người dẫn đường, và chân lư không phải là thứ đem cho người ta thấy được. Cho nên đối với chân lư tối cao, chúng ta phải tự lực thể nghiệm. Sự tự lực thể nghiệm ấy, không những áp dụng với tinh thần tự lực giải thoát mà thôi, mà c̣n đặc biệt chú ư đến sự hiện chứng. Thế nào gọi là sự hiện chứng? Là nương theo lời Phật chỉ dẫn, ta phải bước từng bước, hiện chứng đến đâu thể nghiệm chân lư đến đó, cho đến khi toàn giác. Kinh Trú Độ Thọ cho chúng ta biết đoạn đường của một người từ khi mới xuất gia đến khi thành tựu Phạm hạnh giải thoát phải trải qua bảy giai đoạn: Xuất gia, thành tựu giới, chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, lậu tận giải thoát. Do đó, quá tŕnh tu tập và chứng đạt chân lư là một quá tŕnh tuần tự nhi tiến; và theo Trung A-hàm, chưa có quan điểm đột biến, và dù dưới h́nh thức nào, cũng không vượt qua phạm vi Tam vô lậu học, Giới – Định – Tuệ.

Kinh Thất xa, ghi: “V́ giới thanh tịnh mà tâm thanh tịnh, v́ tâm thanh tịnh nên tri kiến thanh tịnh, v́ tri kiến thanh tịnh nên nghi cái thanh tịnh, v́ nghi cái thanh tịnh, nên đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, v́ đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh nên đạo tri kiến thanh tịnh, v́ đạo tích tri kiến thanh tịnh nên đạo tích đoạn trí thanh tịnh, v́ đạo tích đoạn trí thanh tịnh nên Thế Tôn thi thiết Vô dư Niết-bàn”. Thật quá rơ ràng! Trong đời sống tu tập, người xuất gia cũng như Phật tử tại gia, không phải cứ xuống tóc, ăn chay là thành Phật liền, mà phải từng bước một hoàn thiện nhân cách và phẩm chất đạo đức của ḿnh, rồi từ đó làm nền tảng cho sự tiến bộ tâm linh đến khi giác ngộ hoàn toàn. Trước hết là giữ giới thanh tịnh. Giới thanh tịnh th́ tự khắc tâm thanh tịnh. Đó là sự hiện chứng, cho đến khi hiện chứng Vô dư Niết-bàn. Cho nên, trong ngôi nhà Phật pháp, chúng ta không cần phải mong cầu ǵ hết, v́ pháp tánh vốn vậy: “Nhân tŕ giới mà được không hối hận, nhân không hối hận mà được hân hoan, nhân hân hoan mà được hỷ, nhân hỷ mà được chỉ, nhân chỉ mà được lạc, nhân lạc mà được định”. Rồi th́, “Nhân định mà có tri kiến như thật, nhân có tri kiến như thật mà có yếm ly, nhân có yếm ly mà được vô dục, nhân vô dục mà được giải thoát, nhân giải thoát mà có giải thoát tri kiến, biết đúng như thật rằng: ‘Sự sinh đă dứt, phạm hạnh đă vững, việc cần làm đă làm xong, không c̣n tái sinh nữa’.”

2.2. Nói về Tâm:

Tâm là phần chủ động của mọi hành vi của con người và thế giới. Hễ tâm thiện th́ tạo nghiệp thiện, tâm ác th́ tạo nghiệp ác. “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ thế gian, tâm phát khởi tự tại, tâm tạo tác tất cả”. “Chính tâm dẫn thế gian đi, chính nó làm nhiễm trước và cũng chính nó khởi tự tại”. Cho nên, người không tu tập, chưa huấn luyện tâm, chưa làm chủ tâm, th́ bị tâm sai sử, dẫn dắt. C̣n “Tỳ-kheo, đa văn Thánh đệ tử không để tâm dẫn đi, không để tâm nhiễm trước, không để tâm tự tại. Này Tỳ-kheo, đa văn Thánh đệ tử không vâng theo sự tự tại của tâm, mà tâm tùy theo tự tại của đa văn Thánh đệ tử.” Nghĩa là người tu th́ làm chủ tâm ư (Kinh Tâm).

Đặc biệt, trong khi tu tập, điều quan trọng nhất là sự hướng tâm. V́ cùng một pháp tu nhưng kết quả tu tập lại phụ thuộc vào chỗ hướng tâm của hành giả, hướng đến thiện hay bất thiện. Chẳng hạn cũng ăn chay niệm Phật, nhưng ăn chay niệm Phật để cầu sinh Tịnh độ, th́ khác hẳn với người ăn chay niệm Phật để chứng tỏ ḿnh cũng tu, để lấy tiếng là có tu hành. Ngoại đạo hành khổ hạnh ghê lắm, nhưng Phật chê, v́ họ chỉ v́ danh văn, lợi dưỡng. Mục đích của sự tu tập là giác ngộ giải thoát, chứ không phải để cho người ta cúng dường. Nhất thiết duy tâm tạo là tiền đề cho hết thảy tư tưởng Phật giáo.

Để làm chủ tâm phải thực tập và duy tŕ chính niệm. “Các Tỳ-kheo nào không chính niệm, không tỉnh giác th́ chính niệm bị tổn hại. Nếu không chính niệm, tỉnh giác th́ bị tổn hại là việc thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát th́ làm tổn hại Niết-bàn”. Ngược lại, “Nếu Tỳ-kheo nào không thường mất chính niệm tỉnh giác th́ thường xuyên có chính niệm tỉnh giác. Nếu có chính niệm tỉnh giác th́ thường thủ hộ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đă giải thoát liền chứng đắc Niết-bàn” (Kinh Niệm).

2.3. Nhân sinh quan và thế giới quan

Con người và thế giới theo cách nh́n của Phật giáo chỉ là những yếu tố tương tác, nương tựa của tứ đại, ngũ uẩn, 12 nhân duyên, 12 xứ, 18 giới, sự cảm thọ, bốn loại thức ăn, nghiệp thức và kết sinh thức mà h́nh thành. Ngoài những yếu tố này, không có một đấng thần linh nào sáng tạo, không có một linh hồn bất tử, một thần thức cố định, một đại ngă thường hằng, mà luôn luôn trong quá tŕnh vận động theo định thức duyên khởi. Do đó, thực tướng của các pháp là vô thường, khổ, không, vô ngă. Khi quán chiếu và thấy được các pháp như thế, mọi lậu hoặc phiền năo đều dứt sạch, Đức Phật giác ngộ thành Vô thượng Chính đẳng Chính giác, đồng thời chỉ cho chúng sinh cũng thấy được như thế, để cũng có thể giác ngộ như Ngài. Phật dạy: “Người nào thấy được lư duyên khởi là người đó thấy được pháp tánh. Người nào thấy được pháp tánh là người đó thấy được Như Lai” (Các kinh 13, 36, 60, 97, 163, 181, 184, 201).

Đức Phật bác bỏ quan niệm “Tất cả hành vi của con người đều có nguyên nhân đă định sẵn từ đời trước”, hoặc “do Đấng Thượng đế biến hóa hay sáng tạo ra”, hoặc “thuyết tự nhiên, không có nguyên nhân và điều kiện”. Bởi nếu chấp nhận các học thuyết trên th́ những điều nên hay không nên làm, hoàn toàn không có ư nghĩa và không có động lực thúc đẩy, con người chẳng thể thay đổi và tác động vào cuộc đời và môi trường ḿnh đang sống. Đức Phật khẳng định điều mà Ngài “tự ḿnh biết, tự ḿnh giác ngộ, thuyết giảng cho mọi người; dù là Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm và các loài thế gian khác đều không thể khuất phục được, không thể làm cho cấu uế được, không thể chế phục” là: Tất cả các pháp đều do nhân duyên sinh. Ngài nói: Có sáu xứ, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư xứ; sáu giới, địa, thủy, hỏa, phong, không, thức giới; do chấp thủ sáu giới mà có sự nhập thai; nhân sáu giới mà có sáu xứ, nhân sáu xứ có xúc, nhân xúc mà có thọ. Kinh ghi: “Nếu ai có cảm thọ liền biết như thật về Khổ, biết về Khổ tập, biết về Khổ diệt, biết như thật về Khổ diệt đạo”.

“Thế nào là biết như thật về khổ? Là sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, thù nghịch gặp nhau là khổ, yêu thương mà chia ly là khổ, mong muốn mà không được là khổ. Tóm lại, chấp thủ năm uẩn là khổ”.
“Nguyên nhân của khổ là tham ái, dẫn đến sự hiện hữu trong tương lai, câu hữu với hỷ tham, mong cầu hoan lạc nơi này nơi kia.

“Khổ diệt hay hạnh phúc Niết-bàn là đoạn trừ không dư tàn tất cả ái, dẫn đến hữu đương lai, câu hữu với hỷ tham, mong cầu hoan lạc nơi này nơi kia; đă xả ly, diệt tận, vô dục, tịch tĩnh, tịch diệt.

“Khổ diệt đạo là Thánh đạo tám chi, từ chính kiến cho đến chính định”.

Và đây là một phần nhân sinh quan và thế giới quan Phật giáo.

2.4. Nhân quả nghiệp báo

Giáo lư nhân quả nghiệp báo xác định rơ con người là chủ nhân của nghiệp và là kẻ thừa tự của nghiệp. Tùy thuộc vào nghiệp tốt hay xấu mà có hoàn cảnh và cuộc sống tốt đẹp hay khổ đau. Nghiệp là một năng lực, khi c̣n ở tiềm năng th́ gọi là nghiệp nhân, khi đă thể hiện qua hành động th́ gọi là nghiệp tướng, khi lănh thọ quả báo th́ gọi là nghiệp quả. Nghiệp là kết quả của các hành vi từ thân, khẩu, ư có dụng tâm (tác ư). Theo đó, với tâm niệm tốt, thiện lành, thân khẩu ư sẽ tạo ra 10 nghiệp thiện; với tâm niệm không tốt, bất thiện, thân khẩu ư sẽ tạo ra 10 nghiệp ác. Nghiệp này sẽ dẫn dắt chúng sinh đến những hoàn cảnh và cuộc sống tương ưng. Tuy nhiên, phạm trù nhân quả nghiệp báo thật sâu xa khó hiểu, v́ nó chi phối, ảnh hưởng cả ba đời, quá khứ, hiện tại, vị lai, nếu không hiểu thấu đạo lư này chúng ta không thể hiểu được những hiện tượng h́nh như trái với quy luật nhân quả, như “Ăn ở hiền lành mà vẫn gian nan, hung hăng tàn bạo mà vẫn an nhàn”. Đọc Trung A-hàm sẽ hóa giải được những nghi ngờ về kiếp sống nhân sinh, củng cố niềm tin và hy vọng vào cái chân, cái thiện sẽ có kết quả tốt đẹp. (Xem Phẩm Nghiệp Tương Ưng và các kinh 171, 174, 175…)

Đọc kinh Diêm Dụ, chúng ta thấy có một người bị mất dê. Anh ta đáng ra phải bắt kẻ trộm dê đánh cho một trận hoặc tố cáo với nhà chức trách, thế nhưng anh lại chắp tay cầu xin kẻ trộm trả lại dê cho ḿnh. V́ sao lại có chuyện như vậy? Bởi anh chủ dê quá nghèo và không có thế lực. Anh ta đại diện cho tất cả những người dân chân lấm tay bùn, thất học và không có thế lực như chúng ta. Kẻ trộm dê có thể đang đứng cầm gậy trên từng cây số, trong mọi văn pḥng. Và chúng ta bất b́nh. Xă hội bất công! Nhưng không, “người tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong địa ngục”, đó là điều Đức Phật khẳng định. Gieo nhân, chắc chắn gặt quả, có điều là lâu hay mau, hiện tại hay tương lai mà thôi.

Tuy nhiên, đối với một người “tu thân, tu giới, tu tâm, tu tuệ, thọ mạng rất dài; người ấy tạo nghiệp bất thiện tất phải thọ quả khổ là quả báo trong đời hiện tại. Người ấy ở trong đời hiện tại giả sử có thọ báo của thiện hay ác nhưng chỉ nhẹ nhàng, chút ít thôi”. V́ sao vậy? “Cũng như có người dù mắc nợ một trăm tiền nhưng không bị chủ nợ bắt trói; cho đến nợ ngàn vạn tiền cũng không bị chủ nợ bắt trói? V́ người mắc nợ có vô lượng tài sản. Người ấy nhờ vậy dù mắc nợ trăm ngàn tiền vẫn không bị chủ nợ bắt trói”. Đây là trường hợp “Đức năng thắng số”.

2.5. Quan điểm đạo đức:

Nền tảng đạo đức của Phật giáo là giới luật và kết quả chung cục của nó là đạo đức giải thoát. Trên cơ sở đó, Phật giáo quan niệm các hành động bị điều động bởi tâm lư tham, sân, si là các hành động dẫn đến khổ đau, v́ thế chúng là bất thiện; các hành động được điều động bởi vô tham, vô sân, vô si là các hành động dẫn đến các kết quả an lạc, hạnh phúc, v́ thế chúng là thiện. Thiện là đạo đức và bất thiện là phi đạo đức. Với quan niệm này, giới luật trở thành những nguyên tắc đạo đức, xây dựng cuộc sống an vui, hạnh phúc cho ḿnh và tha nhân. Hơn nữa, giáo lư Duyên khởi xác định con người tương quan mật thiết với thế giới xung quanh, cho nên gây tổn thương với tha nhân và môi trường là đồng nghĩa với sự làm tổn thương, gây đau khổ cho chính bản thân ḿnh. V́ vậy, Phật giáo luôn đề cao sự tu luyện bản thân, cải thiện tự tâm, hoàn thành bổn phận đạo đức trong phạm vi gia đ́nh, xă hội, và thế giới chung quanh, cuối cùng là được sự an lạc, giải thoát trong hiện tại và tương lai. (Xem các kinh 28, 38, 39, 40, 41, 128, 135, 202)

Cư sĩ Cấp Cô Độc là một nhân cách đạo đức lư tưởng cho người Phật tử tại gia noi theo. Ông sống một đời lương thiện, thâm tín Tam bảo, thương yêu, đùm bộc, chia sẻ cho không biết bao nhiêu người cơ nhỡ, cô độc; dù khi làm ăn thất bại, trở nên nghèo khó, ông vẫn giữ thói quen bố thí, cúng dường. Chính cuộc sống đó đă giúp ông vượt qua khó khăn và xây dựng kinh tế gia đ́nh vững mạnh. Đặc biệt, ông là người giàu sang phú quư, nhưng không bao giờ bị thế lực của đồng tiền sai sử, và chẳng bao giờ bị ch́m đắm trong dục lạc. Ông đích thực là mẫu người “tuy vi tục nhơn, bất nhiễm thế lạc”, trọn đời lấy phạm hạnh làm đầu, thọ tŕ năm giới không sứt mẻ.

2.6. Tinh thần giải thoát vô trụ:

Giải thoát là không đi về đâu cả, mà ngay trong đời hiện tại này chứng được đạo lộ tịch tĩnh, diệt tận. Cho nên, cơ bản của giải thoát là đoạn trừ phiền năo, là phải quán chiếu để thấy “Ta không có ta, cũng không có cái của ta. Trong tương lai không có ta, cũng không có cái của ta. Cái đă có th́ được đoạn trừ. Sau khi đoạn, vị ấy đạt được xả. Có lạc mà không nhiễm, hiệp hội mà không đắm trước”. Điều này có nghĩa không thấy có tâm đoạn trừ phiền năo và phiền năo bị đoạn trừ. Cả 2 đều xả ly. Tiến xa hơn, khi đạt được chân lư nhưng không an trụ chân lư đă đạt, do đó được gọi là không trụ vào đâu, mới thật chứng vô dư Niết-bàn. Niết-bàn ấy có lạc mà không nhiễm, hiệp hội mà không đắm trước, tức là Niết-bàn vô trú (Kinh 7, 6, 88, 191).

Kinh Đại Không ghi: “Này A-nan, Tỳ-kheo hăy bằng nội ngoại không thành tựu an trụ. Vị ấy sau khi nội ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được lắng trong, an trụ, giải thoát đối với nội ngoại không. Này A-nan, như vậy Tỳ-kheo trong lúc quán th́ biết nội ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được lắng trong, an trụ, giải thoát đối với nội ngoại không. Đó gọi là chính tri”. “Nội ngoại không thành tựu an trụ” tức là đă an trụ ở chỗ không phải trong, không phải ngoài. Trong và ngoài đều không, không vướng vào đâu cả, đó là trạng thái “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”.

2.7. Tinh thần thực tiễn:

Đạo Phật nhận thức cuộc đời có mặt của những nỗi khổ niềm đau, và ư thức một cách rơ ràng tất cả những khổ đau đều có nguyên do của nó; đồng thời thực chứng rằng khi khổ đau vắng mặt th́ hạnh phúc hiển bày. Do đó, Phật giáo vạch ra con đường đi đến hạnh phúc, bằng cách đoạn tận các phiền năo, cắt đứt tham ái, những nguyên do của khổ đau, để thiết lập cuộc sống hạnh phúc ngay đây và bây giờ, mà không bận tâm đến những vấn đề siêu h́nh, những vấn đề không thực tế, không liên quan thiết thực đến cuộc sống hiện tại v.v… Đạo Phật là đạo giác ngộ, giải thoát, mà là giác ngộ, giải thoát trong cuộc đời này, chứ không hứa hẹn về một thế giới bên kia nào khác, gọi là hiện pháp lạc trú. (Kinh 120, 121, 165, 166, 167, 221…)

Đức Phật gác lại, loại bỏ, không giải thích những vấn đến không liên quan đến thực tiễn, không liên quan đến đời sống phạm hạnh, giải thoát. Chẳng hạn, “Thế giới hữu thường hay vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tồn tại sau khi chết hay Như Lai không không tồn tại sau khi chết; Như Lai vừa tồn tại sau khi chết vừa không tồn tại sau khi chết; hay Như Lai cũng không phải tồn tại sau khi chết, cũng không phải không tồn tại sau khi chết?”, những vấn đề như vậy Đức Phật từ chối không giải thích. Ngài nói, kẻ nào đi t́m hiểu những vấn đề đó th́ kẻ ấy chưa biết được ǵ, nửa chừng đă mạng chung.

Kinh Tiễn Dụ ghi: “Ví như một người bị trúng tên độc. Do bị trúng tên độc nên đau đớn cùng cực. Người ấy được các thân thuộc đồng t́nh thương xót, mong muốn cho được lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc, nên t́m cầu y sĩ nhổ tên. Nhưng nó lại nói rằng, ‘Khoan hăy nhổ tên! Trước tiên hăy cho tôi biết người bắn tôi đó, họ ǵ, tên ǵ, sinh ở đâu, cao hay thấp, mập hay gầy, da đen hay trắng, hay da không đen không trắng, thuộc ḍng Sát-lị, Bà-la-môn, Cư sĩ hay Công sư, là người ở phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc?... Nhưng nó chưa biết được ǵ th́ nửa chừng đă mạng chung”.

Đức Phật nói, dù thế giới này là hữu thường hay vô thường, “th́ vẫn có sinh, có già, có bệnh, có chết, sầu bi, khóc than, ưu khổ, ảo năo, như vậy toàn vẹn khối lớn khổ đau này phát sinh”. Cho nên Đức Phật không xác quyết, không tŕnh bày những vấn đề đó. “V́ điều này không tương ưng với cứu cánh, không tương ưng với pháp, không phải căn bản phạm hạnh, không đưa đến trí, không đưa đến giác, không dẫn đến Niết-bàn”.

“Những pháp nào được Ta xác quyết nói đến? ‘Đây là khổ’, Ta xác quyết nói ‘Đây là khổ’. ‘Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo tích’ Ta xác quyết nói. V́ những lư do ǵ mà Ta xác quyết nói những điều này? V́ những điều này tương ưng với cứu cánh, tương ưng với pháp, là căn bản phạm hạnh, đưa đến trí, đưa đến giác, dẫn đến Niết-bàn, cho nên Ta xác quyết nói những điều này.

“Đó là, những ǵ không thể nói th́ Ta không nói, những ǵ có thể nói th́ Ta nói, hăy thọ tŕ như vậy. Hăy học tập như vậy.”

2.8. Quan điểm giáo dục:

Đạo Phật đặt con người làm trung tâm điểm của xă hội loài người. Xă hội ấy tiến hóa hay thoái hóa là hoàn toàn do hoạt động của con người, mà hoạt động của con người lại do tâm trí con người làm chủ. “Tâm tạo tác, tâm làm chủ”. Do đó, muốn xây dựng xă hội, căn bản là phải xây dựng con người, muốn cải tạo xă hội, căn bản là cải tạo con người. Cho nên Phật giáo đặt giáo dục chuyển hóa nội tâm con người lên hàng đầu. Bởi tâm con người nếu c̣n tham lam, ích kỷ, độc tài, th́ xă hội loài người vẫn c̣n địa ngục; ngược lại, nếu tâm ấy được đối trị, được cải tạo, được uốn nắn cho trở nên nhu nhuyến, dễ sử dụng, làm cho trong sạch tham, sân, si, th́ hoạt động con người trở nên sáng suốt, xă hội sẽ trở nên tốt đẹp, cực lạc. Chung quy, giáo dục Phật giáo được xây dựng đầy đủ trên 4 đức tính: tâm đức, trí đức, hạnh đức và quả đức. 4 đức tính ấy được truyền đạt qua 8 h́nh thức: giáo dục về mặt trí thức, tư tưởng, chiêm nghiệm, nhận thức, hành động, đạo đức bản thân, nhân bản, và giải thoát toàn diện. (Kinh 1, 14, 74, 81, 146, 157…)

Kinh Thiện Pháp đưa ra tiêu chí giáo dục cụ thể đối với một Tỳ-kheo là phải thành tựu bảy pháp. Trước hết là phải được dạy cho biết pháp và biết nghĩa, tức là phải nắm vững nội dung và ư nghĩa của kinh, luật, luận. Rồi các bước tiếp theo là rèn luyện kỹ năng. Rèn luyện kỹ năng ứng xử (biết thời). Biết lúc nào, ở đâu, phải làm ǵ, nói ǵ, thời khóa tu học ra sao, tu pháp môn ǵ… Tất cả đều phải được rèn luyện. Nhưng quan trọng hơn hết là phải rèn luyện để xây dựng cuộc sống của ḿnh cho có chừng mực, biết tiết độ trong ăn mặc, đi đứng, nằm ngồi, nói năng, im lặng, giảm bớt ngủ nghỉ, tức là thực hiện đời sống tri túc và luôn chính niệm tỉnh giác để tự biết ḿnh. Phải “phản quan tự kỷ”, luôn soi xét bản thân ḿnh có được bao nhiêu tín, bao nhiêu giới, văn, thí, tuệ, biện tài…Và cuối cùng là kỹ năng hội nhập, dấn thân phụng sự. Muốn hội nhập, muốn phụng sự, phải biết hoàn cảnh (biết hội chúng) và biết người (nắm bắt nhu cầu, tâm lư của đối tượng nghe pháp). Tiêu chí giáo dục như thế th́ hệ thống dục hiện đại ngày nay cũng cần phải noi theo.

2.9. B́nh đẳng giới tính:

Nếu như vấn đề b́nh đẳng giới tính trong xă hội ngày nay vẫn c̣n gây nhiều tranh căi và bất đồng quan điểm, th́ trong xă hội Ấn Độ cách đây hơn 25 thế kỷ có thể nói là vô cùng xa lạ và không thể chấp nhận được! Thế mà Tăng đoàn Phật giáo thời bấy giờ xuất hiện nữ giới: được xuất gia, tu hành và chứng quả Thánh, cho đến quả Thánh A-la-hán. Cứ nh́n vào bối cảnh của xă hội Ấn Độ lúc đó, khi phải trở thành đời sống khất sĩ nay đây mai đó, phải đối mặt với thú dữ, cướp bóc, thời tiết khắc nghiệt, với chỉ trích của ngoại đạo v.v… th́ mới thấy được tấm ḷng bi mẫn của Đức Thế Tôn, mới hiểu được v́ sao Bát kỉnh pháp được h́nh thành, và v́ sao giới luật của Ni nhiều hơn Tăng. Quả thật, đọc Trung A-hàm chúng ta thấy ḿnh có mặt trong xă hội Ấn Độ thời Phật c̣n tại thế, bỗng nhiên chợt hiểu các điều luật ấy hết sức thực tiễn và cảm thông cho đời sống tu sĩ cả Tăng lẫn Ni! Đó là chưa nói đến sự khu biệt trong tâm sinh lư của chúng sinh.

2.10. Vấn đề thọ kư:

Dù chỉ xuất hiện trong một kinh (Kinh 66), nhưng nó lại có một ư nghĩa vô cùng quan trọng. Trong kinh, Đức Phật thọ kư cho Tỳ-kheo A-di-đa làm Chuyển luân thánh vương tên là Loa trong thời Đức Phật Di Lặc ra đời. Đồng thời thọ kư cho tôn giả Di Lặc sẽ thành Phật trong tương lai. Qua sự kiện này, Trung A-hàm không những chỉ làm sáng tỏ vấn đề nhân quả trong pháp hội A-hàm, mà c̣n làm tiền đề cho sự phát triển văn học thọ kư thuộc Hữu Bộ, và cuối cùng là đỉnh cao của tư tưởng Pháp Hoa trong hệ thống tư tưởng Đại thừa sau này.

III. Kết luận:

222 kinh Trung A-hàm, một số lượng kinh không quá lớn so với Tam tạng kinh điển, nhưng thật sự quá nhiều đối với người học trong bối cảnh xă hội ngày nay. Thời buổi kinh tế thị trường, mỗi buổi sáng người ta chỉ kịp lướt mắt lên mặt báo và dừng lại ở những điểm ‘nóng’ mang tính thời sự, vậy mà c̣n không đủ thời gian, th́ làm sao có thể lần dở từng trang kinh dài như thế được! Cho nên chúng tôi cố gắng giới thiệu Trung A-hàm nói riêng, kinh bộ A-hàm nói chung, thật ngắn gọn. Làm như thế không tài nào lột tả hết được ư kinh và lại rơi vào chỗ “cỡi ngựa xem hoa”, chắc chắn không thể nào thưởng thức được hết hương vị pháp nhũ trong từng lời kinh, câu kệ. Tuy nhiên, ‘một là tất cả, tất cả là một”, và Phật pháp chỉ có một vị, vị giải thoát, như nước đại dương chỉ có một vị mặn. Hy vọng đây là cơ duyên, tạo động lực cho tất cả những ai muốn thâm nhập kinh tạng, vượt lên bờ Thánh trí.

Cuối cùng, hăy:

Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đă qua, đă mất,
Tương lai chưa đến, c̣n xa.
Hiện tại những ǵ đang có
Th́ nên quán sát suy tư. (Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên)

Phật pháp căn bản

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Tịnh Độ
Tịnh Độ841;t-La Lạt-Ma#273;ường đến chùas

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008&

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008ồ chỉ dN

Tịnh Độ
Tịnh Đ

Niệm Phật
Hồi đức Phật c̣n tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ ḷng cung kính, tri ân, và cầu nguyện ...

Niệm
Trong Phật giáo, ‘niệm’ là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh...

Du già
Du-già (Yoga), trong quá khứ xa xưa, vốn là một phương pháp tu hành của các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo ở Ấn độ. Phạn ngữ Yoga, mà tiếng Tây tạng đọc là Rnal-ḥbyor, có nghĩa là ‘tương ưng’, tức là dùng phương pháp điều hoà hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chánh lư...

Ngày tận thế
Một ngày nữa lại trôi qua, tuổi đời ngắn lại, như cá sống trong môi trường mà nước mỗi ngày mỗi cạn dần, hỏi có ǵ vui ? Cho nên mọi người hăy gắng siêng năng tu tập, gấp rút như chữa lửa đang cháy trên đầu...
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr