Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật pháp căn bản
I. Thể loại văn học

H́nh thức văn học Kinh A-hàm gồm có 9 hoặc 12 thể loại, mà xưa nay ta vẫn thường quen gọi là 9 hoặc 12 bộ chân kinh. Một Tỳ-kheo biết được 9 hoặc 12 thể loại này được đức Phật cho là người “biết pháp” (Kinh Thiện pháp, Trung A-hàm). 9 thể loại đó là:

1. Kinh, Phạn sūtra, c̣n gọi là khế kinh, đây là thể loại kinh được nói (hay viết) theo thể văn xuôi mà ta vẫn thường gọi là văn trường hàng.

2. Trùng tụng, Phạn geya, c̣n gọi là ứng tụng, ca vịnh, tương ưng với khế kinh. Sau khi thuyết pháp xong, đức Phật thường tóm tắt nội dung bài pháp thoại bằng một hoặc nhiều bài thơ, c̣n gọi là trùng phức hay chỉnh cú.

3. Kư thuyết, Phạn vyākaraṇa, c̣n gọi là kư biệt hay thọ kư, vốn chỉ cho sự giải thoát của giáo nghĩa, sau chỉ những lời đức Phật ấn chứng cho các đệ tử trong tương lai.

4. Kệ tụng, Phạn gāthā, c̣n gọi là cô khởi, toàn bộ đều dùng kệ tụng để ghi lại những lời dạy của đức Phật. Thể loại này khác với thể ứng tụng ở chỗ ứng tụng chỉ tóm lược nghĩa chính của văn trường hàng, c̣n kệ tụng th́ ghi lại toàn bộ nội dung pháp thoại.

5. Cảm hứng ngữ, Phạn udāna, c̣n gọi là tự thuyết. Đức Phật không đợi có người thưa hỏi pháp mới nói, mà tự ngài khai thị thuyết pháp cho đệ tử.

6. Như thị ngữ (Bổn sự), Phạn itivṛttaka, ghi lại hành trạng kiếp trước của đức Phật và các đệ tử của Ngài, hoặc những kinh được mở đầu bằng câu “Phật như thị thuyết”.

7. Bổn sanh, Phạn jātaka, ghi lại những hạnh đại bi trong những tiền kiếp đức Phật đă tu hành.

8. Phương quăng, Phạn vaipulya, tuyên thuyết giáo nghĩa sâu rộng, uyên áo.

9. Vị tằng hữu, Phạn adbhuta-dharma, ghi lại những sự việc hy hữu của đức Phật cùng với các đệ tử của Ngài.

12 thể loại là 9 thể loại trên cộng thêm 3 thể loại sau:

10. Nhân duyên, Phạn nidāna, ghi lại nhân duyên đức Phật thuyết pháp, giáo hoá, như phẩm tự của các kinh.

11. Thí dụ, Phạn avadāna, lấy h́nh ảnh thí dụ để làm sáng tỏ ư nghĩa của pháp.

12. Luận nghị, Phạn upadeśa, đức Phật hoặc các đại đệ tử luận nghị, quyết trạch thể tánh của các pháp, phân biệt rơ ràng nghĩa lư của nó.

Trong cả hai truyền thống Nam truyền và Bắc truyền đều có đầy đủ 12 thể loại trên. Với nhiều thể loại văn học như vậy cho chúng ta thấy A-hàm là những tác phẩm văn học đồ sộ và phong phú. Đọc A-hàm, chúng ta không những bị lôi cuốn bởi sự phong phú về thể loại mà c̣n thấy rất sinh động bởi nó rất giàu h́nh ảnh. Dù vậy, A-hàm lại ít mang tính chất văn chương mà mang đậm tính thật thà chất phác, phản ánh tính trung thực và nguyên thuỷ những lời Phật dạy. V́ vậy, chúng ta thấy A-hàm mang thể tài của một loại ngôn hành lục, nên khi đọc vào ta có cảm giác như được sống lại trong hội chúng thời đức Phật c̣n tại thế!

II. Nội dung tư tưởng

Phẩm Tựa của Tăng nhất A-hàm phần nào gợi lại cho chúng ta thấy không khí và diễn biến cuộc đại hội kiết tập kinh điển lần thứ nhất, đặc biệt, qua lời tuyên bố của ngài A-nan chúng ta thấy vị trí của kinh này, cũng như các bộ A-hàm khác, là vô cùng quan trọng. A-nan nói: “Tăng nhất A-hàm này xuất giáo nghĩa của ba mươi bảy phẩm đạo, và các pháp cũng từ đây mà phát sinh”. Khi khẳng định vị trí của A-hàm như vậy, Tôn giả Ca-diếp đă hỏi nguyên do, A-nan liền trả lời, và câu trả lời này tóm thâu toàn bộ tư tưởng của A-hàm, cũng như toàn bộ tư tưởng của Phật giáo, trong bốn câu:

Chớ làm các điều ác.
Vâng làm các điều lành.
Tự thanh tịnh tâm ư.
Là lời Chư Phật dạy.


Tưởng chừng như quá đơn giản và chẳng có ǵ, vậy nhưng chính A-nan đă khẳng định và giải thích “sở dĩ như vậy là v́, chớ làm các điều ác, đó là gốc rễ của các pháp, từ đó xuất sinh tất cả các pháp thiện. Do sinh pháp thiện, nên tâm ư thanh tịnh. Cho nên, bạch Ca-diếp, thân, khẩu, ư hành của chư Phật Thế Tôn thường tu thanh tịnh”. Quả nhiên cái đích của Phật giáo hướng đến không phải chỉ dừng lại ở mức làm lành tránh dữ hay bỏ ác làm lành mà c̣n hướng đến sự tự làm thanh tịnh tâm ư ḿnh. Tâm ư hoàn toàn thanh tịnh ấy chính là quốc độ Phật. Và để đạt được điều đó không c̣n cách nào khác hơn là phải học pháp, tức giáo nghĩa ba mươi bảy phẩm đạo và các pháp khác.

A-hàm tập hợp tất cả những giáo lư căn bản của Phật giáo, như Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Ngũ uẩn giai không, Nghiệp cảm luân hồi, Tứ niệm xứ, Bát chánh đạo... là nền tảng căn bản mà từ đó các hệ kinh điển Đại thừa được h́nh thành. Nếu như đối với các giáo lư trong A-hàm mà không hiểu được chính xác th́ không thể nào lănh hội được giáo lư Đại thừa.

A-hàm không những chứa đựng những phương pháp tu tập cụ thể, rơ ràng đưa đến giác ngộ giải thoát như Khổ, Vô thường, Vô ngă, Nhân duyên sanh pháp, Ngũ thủ uẩn, Tứ thiền..., mà c̣n bao hàm các phạm trù xă hội, luân lư, đạo đức, phong tục… rất phong phú, mà qua đó phản ánh tư tưởng của Phật giáo tác động và ảnh hưởng đến đời sống xă hội rất lớn, chẳng hạn những kinh nói đến chế độ bốn giai cấp cho ta thấy được tinh thần b́nh đẳng của Phật giáo, xem những ghi chép về các nghi thức tế lễ, nhân đó thấy được tinh thần phá trừ mê tín của Phật giáo…

III. Khảo sát từng bộ

1. Trường A-hàm

Kinh Trường A-hàm, tiếng Phạn là Dīrghāgama, gồm 22 quyển, do Phật-đà-da-xá (Buddhayaśas, Tăng nhân nước Kế Tân, bắc Ấn độ) và Trúc Phật Niệm (người Lương châu, Cam túc, Vũ Uy) dịch từ Phạn sang Hán vào đời Hậu Tần, niên hiệu Hoằng Thỷ thứ 15 (413 tl), hiện nằm trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu, tập 1, số 1, trang 1-149. Theo Luật Tứ Phần quyển 54, Luật Ngũ Phần quyển 30, Luận Du Già Sư Địa quyển 85 v.v…th́ kinh này tập hợp những bài pháp thoại dài của đức Thế Tôn mà thành. Tát-bà-đa tỳ-ni tỳ-bà-sa (Sarvāstivāda vinaya vibhāṣā) quyển 1, cho rằng kinh này chuyên đả phá các ngoại đạo nên gọi là Trường A-hàm. Luận Phân Biệt Công Đức quyển 1, th́ giải thích, trường là tŕnh bày những sự việc xa xưa, trải qua nhiều kiếp. Đọc lại Trường A-hàm th́ biết rằng đây đúng là những bài pháp thoại rất dài, tŕnh bày nhiều vấn đề, nhiều ư nghĩa sâu xa, chứa đựng nhiều giáo lư căn bản…

Về sự truyền thừa của Trường A-hàm, theo Pháp Hoa Kinh Huyền Tán quyển 1, Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao Huyền Tán quyển 8… th́ bốn bộ A-hàm đều do Đại chúng bộ truyền. Nhưng Câu Xá Luận Kê Cổ quyển thượng, th́ cho rằng Trường A-hàm do Hoá Địa Bộ truyền. Theo các công tŕnh nghiên cứu của các học giả Nhật Bản thời hiện đại, th́ Trường A-hàm do Pháp Tạng Bộ (Dharmagupta) truyền. Thuyết này được nhiều công tŕnh nghiên cứu của các học giả trên thế giới đồng thuận.

Trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu, từ số 2 đến 25, là những bản Hán dịch lẻ tẻ (đơn bản) các kinh thuộc Truờng A-hàm. Đây là những bản kinh thuộc nhiều bộ phái khác nhau, do đó nội dung chứa đựng ít nhiều dị biệt. Trường A-hàm mà chúng tôi sẽ giới thiệu là bản Hán dịch Trường A-hàm kinh 22 quyển, do Phật-đà-da-xá tuyên đọc thuộc ḷng bản Phạn, và Trúc Phật Niệm truyền dịch sang Hán văn, Việt dịch do Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành, năm 1991, Đại tạng kinh Việt Nam, kư hiệu A a1, trọn bộ 2 tập. Bạn đọc có thể tham khảo thêm từ trang nhà phatviet.com bản Việt dịch của TT. Tuệ Sĩ.

22 quyển Trường A-hàm có 30 kinh, chia thành bốn phần. Phần một có 4 kinh, nói về sự tích của chư Phật và các vấn đề liên quan. Phần hai có 15 kinh, tŕnh bày các phương pháp, nguyên tắc tu tập và cương yếu giáo lư Phật thuyết. Phần ba có 10 kinh nói về các vấn nạn của ngoại đạo và những dị thuyết. Phần bốn có 01 kinh, chia thành 12 phẩm, nói về tướng trạng khởi nguyên của vũ trụ.

Kinh Trường A-hàm tương đương với kinh Trường bộ (Dīgha-nikāya) thuộc hệ thống kinh tạng Nam truyền. Kinh Trường bộ có 3 phẩm, tổng cộng 34 kinh, trong đó có 29 kinh tương đương với Trường A-hàm.

2. Trung A-hàm

Kinh Trung A-hàm, tiếng Phạn là Madhyamāgama, có 60 quyển, 222 kinh, do Tăng-già-đề-bà (Saṃghadeva, người nước Kế Tân, Bắc Ấn) và Tăng-già-la-xoa (Saṃgharakṣa, người nước Tu Lại, Tây bắc Ấn) dịch từ Phạn sang Hán vào đời Đông Tấn, niên hiệu Long An thứ 2 (398 tl), hiện nằm trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu, tập 1, số 26, trang 421-809. Các kinh từ số 27 đến 98 là các bản dịch lẻ tẻ (đơn bản) của các kinh thuộc Trung A-hàm. Bản tiếng Việt, Đại tạng kinh Việt Nam, kư hiệu A a2, Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức Nha Trang dịch, nhà xuất bản Tôn giáo, trọn bộ 4 tập.

Luận Phân Biệt Công Đức quyển 1, giải thích chữ trung có nghĩa là không lớn không nhỏ, không dài không ngắn, Trung A-hàm là tuyển tập những kinh không dài không ngắn. Bản kinh này ghi lại những lời dạy căn bản nhất của đức Phật cho các đệ tử xuất gia cũng như tại gia.

Về sự truyền thừa và đối chiếu với kinh Trung bộ thuộc Nam tạng, xin xem luận án tiến sĩ của HT. Thích Minh Châu trong cuốn So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung bộ chữ Pàli do Ni sư Trí Hải dịch (NXB…).

60 quyển Trung A-hàm chia thành 5 tụng, 18 phẩm. 5 tụng là Sơ tụng, Tiểu độ thành tụng, Niệm tụng, Phân biệt tụng và Hậu tụng. 18 phẩm gồm: 1, Phẩm bảy pháp, gồm 10 kinh; 2, Phẩm Nghiệp Tương Ưng, gồm 10 kinh; 3, Phẩm Xá-lê Tử Tương Ưng, 11 kinh; 4, Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp, 10 kinh; 5 Phẩm Tập Tương Ưng, 16 kinh; 6, Phẩm Vương Tương Ưng, 14 kinh; 7, Phẩm Trường Thọ Vương, 15 kinh; 8, Phẩm Uế, 10 kinh; 9, Phẩm Nhân, 10 kinh; 10, Phẩm Lâm, 10 kinh; 11, Phẩm Đại, 25 kinh; 12, Phẩm Phạm Chí, 20 kinh; 13, Phẩm Căn Bản Phân Biệt, 10 kinh; 14, Phẩm Tâm, 10 kinh; 15, Phẩm Song, 10 kinh; 16, Phẩm Đại (Hậu tụng),10 kinh; 17; Phẩm Bổ-lợi-đa, 10 kinh; 18, Phẩm Lệ, 11 kinh.

Kinh này ghi lại nhiều bài pháp thoại của đức Phật và các đệ tử của Ngài, thỉnh thoảng cũng có những lời giáo giới của đức Phật cho các đệ tử, các bậc vương giả, cư sĩ và ngoại đạo.

3. Tạp A-hàm

Tạp A-hàm, tiếng Phạn là Saṃyuktāgama, 50 quyển, do Cầu-na-bạt-đà-la (Guṇabhadra, người Trung Ấn độ, 394~468 tl) dịch sang tiếng Hán vào đời Lưu Tống (435 tl), hiện được xếp vào Đại tạng kinh Đại chính tân tu, tập 2, kinh số 99, trang 1-303. Từ số 100-124 là các bản biệt dịch Tạp A-hàm và đơn bản thuộc Tạp A-hàm. Bản tiếng Việt, Đại tạng kinh Việt Nam, kư hiệu A a3, HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ dịch, nhà xuất bản Tôn giáo, trọn bộ 4 tập.

Theo Ngũ Phần Luật, quyển 30, Tứ Phần Luật quyển 54... kinh này do Đức Phật nói cho nhiều đối tượng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thiên tử, Thiên nữ về các pháp Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên... nay biên tập thành một bộ, nên gọi là Tạp A-hàm. Ma Ha Tăng Kỳ Luật quyển 32, nói rằng kinh này văn cú phức tạp, cho nên gọi là Tạp A-hàm. Ngoài ra, Tát-bà-đa tỳ-ni tỳ-bà-sa quyển 1, nói kinh Tạp A-hàm xiển dương các loại thiền định, là pháp môn mà người tọa thiền phải học tập. Du Già Sư Dịa Luận quyển 85, th́ nói do tất cả mọi sự đều tương ưng với giáo, tập hợp tất cả nghĩa lư đó lại thành một bộ, gọi là Tạp A-hàm.

Căn cứ vào Đại chính tạng, kinh này có 50 quyển, 1362 kinh, nội dung tương đương với Tương ưng bộ (Saṃyutta-nikāya, gồm 5 tụ, 56 thiên, 203 phẩm, 2858 kinh) bản Pàli của Nam truyền Phật giáo. Đây là bộ kinh lớn nhất và cũng được h́nh thành sớm nhất trong bốn bộ A-hàm. Nếu phân loại theo tính chất, toàn kinh có thể chia thành ba bộ phận lớn.

1. Tu-đa-la (sūtra), nội dung gồm các kinh tŕnh bày về Uẩn, Xứ, Duyên khởi, Thực, Đế, Giới, Niệm, Trụ...

2. Kỳ-dạ (geya), là những kinh có lời vấn đáp được tŕnh bày bằng thể loại kệ tụng.

3. Kư thuyết (vyākaraṇa), những lời của Đức Phật và các đệ tử của Ngài thuyết.

Ba bộ phận trên đây tương đương với Sở thuyết, Sở vi thuyết, Năng thuyết được nói đến trong Du Già Sư Dịa Luận quyển 85.

Kinh Tạp A-hàm c̣n bảo tồn phong cách của Phật giáo nguyên thủy, tuy vẫn có những phần do đời sau thêm vào, nhưng hầu hết đều được thành lập vào thời kỳ rất sớm. Văn phong của kinh này rất đơn giản, câu cú rơ ràng, chứa đựng nhiều pháp môn tu hành rất thực tiễn. Chẳng hạn như các phẩm nói về Niệm trụ, Uẩn, Giới... Từ những đoạn đối đáp giữa Đức Phật và các đệ tử hiển hiện ra Tứ song, Bát bội, y vào Bát chúng mà nói "Chúng tương ưng", khiến cho hàng tại gia, xuất gia, nam nữ, lăo ấu, các đại đệ tử đều có thể lănh thọ được sự lợi ích của giáo pháp.

Các học giả cận đại nghiên cứu về bốn bộ A-hàm rất nhiều. Đầu tiên là các học giả Phương tây, sau đó là các học giả Nhật bản tiến bộ thêm một bước trong phương pháp luận cứu. Thành quả đạt được tuy rất to lớn, nhưng chủ yếu là văn bản Pàli, v́ họ cho rằng đó mới là ngôn ngữ thánh điển nguyên thủy. Các bộ Hán dịch A-hàm pho quyển quá nhiều, thiên chương trùng phức, từ ngữ mâu thuẫn, văn dịch vụng về, nên không được phổ cập. Sau khi các nhà nghiên cứu Phật học Trung quốc thời cận đại nhận thức được giá trị của kinh điển A-hàm mới bắt đầu có xu hướng khảo cứu tư tưởng A-hàm. Chẳng hạn như Tạp A-hàm, bản hiện nay do nội dung chưa hoàn chỉnh, thứ tự lộn lạo, thất lạc, kinh văn khó hiểu, cho nên các học giả cận đại mới chỉnh lư lại kinh này. Trước mắt, có 2 bản mới là kinh Tạp A-hàm do Phật Quang Sơn xuất bản và Tạp A-hàm kinh luận hội biên của Ấn Thuận. Bản Tạp A-hàm của Phật Quang Sơn sử dụng h́nh thức chấm câu mới và phân đoạn rơ ràng, chú trọng đối chiếu với các bản Pàli, Hán dịch cùng với các bản dị dịch khác, phân định lại thứ tự số quyển, ở mỗi kinh nhỏ đều có giải thích ư kinh, những chỗ kinh văn khó hiểu th́ cẩn thận chua thêm văn Pàli để đối chiếu hoặc dịch ra Trung văn (Bạch thoại). Ngoài ra, điểm đặc sắc của bản này c̣n được nh́n thấy qua cách hiệu đính nghiêm túc, chú giải rơ ràng, dẫn chứng đầy đủ. Tạp A-hàm kinh luận hội biên của ngài Ấn Thuận th́ lấy kinh Tạp A-hàm đối chiếu với Luận Du Già Sư Địa, đồng thời dùng phương pháp cổ lệ của Ấn độ để phân loại nội dung, mà không dùng cách phân quyển như các bản kinh Hán dịch truyền thống. Ấn Thuận hội biên Tạp A-hàm thành 7 tụng 51 tương ưng.

4. Tăng nhất A-hàm

Kinh Tăng nhất A-hàm, tiếng Phạn là Ekottarikāgama, gồm 51 quyển, do Cù-đàm Tăng-già-đề-bà (Saṃghadeva) dịch vào đời Đông Tấn (có lẽ trong khoảng thời gian 391-397 tl), hiện nằm trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu, tập 2, số 125, trang 549-830. Các kinh từ số 126 đến 151 là các bản dịch lẻ tẻ thuộc Tăng nhất A-hàm. Bản tiếng Việt, Đại tạng kinh Việt Nam, kư hiệu A a4, HT. Thích Thanh Từ dịch, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành, trọn bộ 3 tập.

Về tên gọi của bổn kinh, theo Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa quyển 1, Ngũ Phần Luật quyển 30, Tứ Phần Luật quyển 54… th́ do kinh này tập hợp các bài pháp thoại có nói đến pháp số, tuần từ sắp xếp từ 1 pháp đến 11 pháp, theo thứ tự tăng dần như vậy nên gọi là Tăng nhất. Tát-bà-đa tỳ-ni tỳ-bà-sa, quyển 1, c̣n cho rằng kinh này đức Phật v́ chư thiên, người đời… tuỳ thời mà thuyết pháp. Thuyết này không được chính xác lắm!
Toàn kinh được phân thành 52 phẩm, tổng cộng 472 kinh. Mở đầu là phẩm Tự, tŕnh bày sơ lược diễn biến đại hội kết tập, A-nan tụng kinh, và nhân duyên A-nan truyền pháp cho Ưu-đa-la. Tiếp là các phẩm sắp xếp kinh thứ tự theo số pháp, từ 1 đến 11 pháp. 1 pháp có 13 phẩm, 2 pháp có 6 phẩm, 3 pháp có 4 phẩm, 4 pháp có 7 phẩm, 5 pháp có 5 phẩm, 6 pháp có 2 phẩm, 7 pháp có 3 phẩm, 8 pháp có 2 phẩm, 9 pháp có 2 phẩm, 10 pháp có 3 phẩm, 11 pháp có 4 phẩm. Trong đó, cứ sau mỗi kinh hay sau mỗi phẩm đều có bài tụng tóm tắt đại ư của mỗi kinh hay mỗi phẩm. Các bản Tăng nhất A-hàm của Tống, Nguyên, Minh đều ghi nhận có 52 phẩm, 50 quyển. C̣n trong Đại tạng của Cao Ly th́ kinh này có 50 phẩm, 51 quyển.

Về pháp số của kinh này, có hai thuyết. Thuyết thứ nhất cho rằng kinh này vốn có đến 100 pháp, sau v́ quên mất nên chỉ c̣n lại 10 pháp (theo Ma Ha Tăng Kỳ Luật quyển 32, A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa luận quyển 10, Hữu bộ Tỳ-nại-da tạp sự quyển 39...). Thuyết thứ hai căn cứ vào Ngũ Phần Luật quyển 30, Tứ Phần Luật quyển 54, Tuyển Tập Tam Tạng và Tạp Tạng Truyện, Phân Biệt Công Dức Luận quyển 2,... cho rằng kinh này thứ tự sắp xếp từ một đến 11 pháp, tổng cộng có 11 pháp. Thuyết này phù hợp với kinh Tăng nhất A-hàm hiện c̣n.

Trong năm bộ Nikāya, th́ kinh này tương đương với Tăng chi bộ (Aṅguttara- nikāya). Tăng chi bộ có 11 tụ, 171 phẩm, 2203 kinh, (nhưng con số này cũng chưa thống nhất), trong đó có 136 kinh tương đương hoặc có thể đối chiếu so với Tăng nhất A-hàm (theo The four Buddhist Àgamas in Chinese). Nhưng trong Phật quang đại tạng kinh, phần đề giải kinh Tăng nhất A-hàm cho biết có 153 kinh của Tăng nhất A-hàm tương đương hoặc gần tương đương với Tăng chi bộ.

Về sự truyền thừa, theo Luận phân biệt công đức, kinh này được truyền từ Nhất thiết hữu bộ. Dịch giả của kinh này xuất thân trong địa bàn truyền giáo của Nhất thiết hữu bộ, cho nên thuyết này cũng rất có lư. Nhưng kinh này lại mang đậm sắc thái Đại thừa, nên ngài Từ Ân cho rằng kinh này được truyền từ Đại chúng bộ. Theo học giả Lương Khải Siêu, kinh này do Nhất thiết hữu bộ truyền, sau đó được bổ sung bởi các bản của Đại chúng bộ.

IV. Kết luận

Bốn bộ A-hàm là một kho tàng văn học vô cùng phong phú và sinh động về cả thể loại lẫn nội dung tư tưởng. Nó chứa đựng hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, từ sự phản ánh hoàn cảnh xă hội Ấn độ hồi thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, cho đến những tập tục, tư tưởng triết học, tôn giáo, giai cấp... Đặc biệt, A-hàm c̣n giữ những bài pháp thoại mà đọc lại chúng ta có cảm giác như được nghe chính âm thanh vi diệu của đức Thế Tôn đang chuyển pháp luân, đó là những nguyên tắc hành tŕ, những phương pháp tu tập, những nghệ thuật sống đưa đến hạnh phúc, an lạc và ḥa b́nh cho xă hội trong mọi thời đại.

Thật vậy, chính vua Ba-tư-nặc đă bày tỏ niềm kính tin Tam bảo như vầy: “Bạch Thế Tôn, khi con ngồi trên đô tọa, con nh́n thấy mẹ tranh chấp với con, con tranh chấp với mẹ; cha tranh chấp với con, con tranh chấp với cha; cho đến anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc tranh chấp lẫn nhau. Trong khi tranh chấp, mẹ nói con xấu, con nói mẹ xấu, cha con, anh em, chị em, thân bằng quyến thuộc nói xấu lẫn nhau. Người thân thích trong nhà c̣n như thế, huống nữa là người ngoài. C̣n ở đây, con thấy chúng Tỳ-kheo, đệ tử của Thế Tôn theo Thế Tôn tu hành phạm hạnh. Hoặc nếu có Tỳ-kheo nào gây ra ít nhiều tranh chấp, xả giới bỏ đạo cũng không nói xấu Phật, không nói xấu Pháp, không nói xấu chúng Tăng, mà chỉ tự chê trách rằng, ‘Tôi xấu xa, thiếu đức hạnh” (kinh Trung A-hàm). Đây chính là niềm tin vào một cộng đồng thanh tịnh và ḥa hợp, cùng học và cùng tu như nước với sữa. Một tổ chức tu học như vậy quả là niềm tin và hy vọng cho người sống giữa cảnh đời náo nhiệt này.

Đọc lại A-hàm chúng ta không những chỉ đồng thuận với nhận xét của vua Ba-tư-nặc, mà c̣n nhận ra rằng, sự cống hiến của những bài học trong đó cho cuộc đời này, nhất là đối với xă hội đương đại, c̣n nhiều hơn thế, về mọi lănh vực, từ kinh tế chính trị, đến những bài thực nghiệm tâm linh, mà qua đó ai cũng lănh thọ được lợi ích, cho bản thân ḿnh, cho gia đ́nh, và xă hội.

Phật pháp căn bản

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Tịnh Độ
Tịnh Độ841;t-La Lạt-Ma#273;ường đến chùas

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008&

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008ồ chỉ dN

Tịnh Độ
Tịnh Đ

Niệm Phật
Hồi đức Phật c̣n tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ ḷng cung kính, tri ân, và cầu nguyện ...

Niệm
Trong Phật giáo, ‘niệm’ là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh...

Du già
Du-già (Yoga), trong quá khứ xa xưa, vốn là một phương pháp tu hành của các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo ở Ấn độ. Phạn ngữ Yoga, mà tiếng Tây tạng đọc là Rnal-ḥbyor, có nghĩa là ‘tương ưng’, tức là dùng phương pháp điều hoà hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chánh lư...

Ngày tận thế
Một ngày nữa lại trôi qua, tuổi đời ngắn lại, như cá sống trong môi trường mà nước mỗi ngày mỗi cạn dần, hỏi có ǵ vui ? Cho nên mọi người hăy gắng siêng năng tu tập, gấp rút như chữa lửa đang cháy trên đầu...
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr