Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật pháp căn bản
1. Định nghĩa:

Vô thường có nghĩa là luôn luôn thay đổi, không bền chắc, không đứng yên, không thường c̣n. Không có một sự vật hiện tượng nào có thể duy tŕ được tính chất đồng nhất bất biến, chúng luôn luôn thay đổi.

Kinh Tạp A-hàm, số 456, ghi: “Nhất thiết hành vô thường, thị sanh diệt pháp”: Tất cả các hành đều vô thường, là pháp sanh diệt. Vô thường nghĩa là vận động biến dịch. Các hành là chỉ cho tất cả pháp hữu vi, tất cả các sự vật hiện tượng do nhân duyên mà sanh ra, chúng nương tựa vào nhau mà tồn tại và luôn luôn biến dịch, thay đổi. Nói một cách khái quát là tất cả mọi sự vật hiện tượng được tập hợp nên đều vô thường, luôn luôn vận động, luôn luôn thay đổi, tồn tại ở trong sự sanh diệt biến dịch như ḍng nước chảy, ngọn lửa cháy, luồng gió thổi. Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hữu vi là những pháp thuộc thế giới hiện tượng.

2. Nội dung:

Vô thường là một quan niệm căn bản của đạo Phật. Tất cả các pháp, mọi sự mọi vật đều không phải là một thực thể nằm yên bất biến, chúng không măi măi ở yên trong một trạng thái nhất định, mà chúng luôn luôn thay đổi, xoay chuyển không ngừng. Hiện hữu là một ḍng sanh diệt liên tục. Sự thay đổi, sinh diệt, diệt sinh xảy ra từng giây phút, từng sát-na một. Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật, từ thân, tâm, cho đến mọi hoàn cảnh.

Trên thế giới có rất nhiều nguồn tư tưởng nói đến tính vô thường, Đông cũng như Tây. Chẳng hạn, nhà tư tưởng, triết học gia Khổng Tử khi đứng trên bờ sông và nh́n xuống nước, ông cũng “ngộ” ra được lư vô thường: “Thệ giả như tư, bất xả trú dạ”? Nghĩa là “trôi chảy hoài, ngày đêm không thôi như thế này ư?”. Điều này chứng tỏ Khổng Tử cũng dạy về vô thường. Heraclite, một triết gia phương Tây cũng có cái thấy về vô thường. Ông nói: “Không ai có thể tắm hai lần trong một ḍng sông”. Chúng ta xuống sông tắm rồi đi lên, khi xuống lại lần thứ hai th́ ḍng sông đă khác rồi. Thực ra là ḍng sông đă khác trong khi ta đang tắm! Tóm lại, các bậc hiền triết nhiều đời đều đă nh́n thấy thế giới hiện tượng là vô thường.

Tuy nhiên, giáo lư vô thường trong đạo Phật có khác với ư niệm về vô thường vẫn có ở ngoài đời. Sự khác biệt đó, trước hết, theo nguyên tắc tương tức và tương nhập, giáo lư vô thường phải phản ánh những giáo lư khác của đạo Phật. Tiếp đến, vô thường là một nhận thức về sự thật của thế giới hiện tượng. Sự thật của thế giới hiện tượng là chúng luôn luôn vận động, luôn luôn thay đổi mà không bao giờ đứng yên, tồn tại bất biến, nó luôn luôn diễn tiến theo nguyên tắc thành, trụ, hoại, không, hay sanh, trụ, dị, diệt, và đạo Phật nhận thức đúng sự thật như thế, không thêm không bớt.

Có ba lănh vực được đề cập khi nói đến vô thường, đó là thân, tâm và hoàn cảnh. Ba lănh vực như vậy cũng đă bao hàm hết mọi hiện tượng giới hay tất cả các pháp hữu vi rồi.

a. Thân vô thường:

Thân thể là yếu tố sắc uẩn trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Sắc là phần vật chất, gồm bốn yếu tố (tứ đại), là đất (những phần cứng như xương, thịt…), nước (chất lỏng như máu, nước mắt…), gió (là những thể khí như hơi thở…), và lửa (hơi ấm, nhiệt lượng).

Mỗi phút giây thân thể ta đều có sinh và có diệt. Khoa học cho biết trong một giây có hàng triệu tế bào trong cơ thể được sinh ra và cũng có hàng triệu tế bào bị chết đi. Khi số lượng tế bào sinh ra lớn hơn số tế bào chết đi th́ con người phát triển, lớn dần, em bé thành người lớn. Phát triển cho đến một lúc số lượng tế bào sinh ra cân bằng với số lượng tế bào chết đi th́ con người bước vào giai đoạn trung niên. Và cuối cùng, khi số tế bào sinh ra ít hơn số tế bào chết đi, con người bắt đầu già. Rơ ràng sự phát triển của cơ thể con người đi theo đúng nguyên tắc sanh, trụ, dị, diệt.

Cơ thể chúng ta thay đổi mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây. Nhờ sự thay đổi, vô thường đó mà em bé thành người lớn. Và cũng chính sự thay đổi đó làm người lớn thành người già, và cuối cùng phải chết! Sự thay đổi đó diễn ra trong tức sát-na, gọi là sát-na sanh diệt.

Chúng ta quán chiếu, thân thể này do tập hợp các yếu tố tinh cha, huyết mẹ và vay mượn tứ đại cùng với các điều kiện khác mà h́nh thành. Dù được tứ đại xây dựng nên, nhưng bốn yếu tố này lại lắm khi xung khắc với nhau cho nên trong chúng ta không ai thoát khỏi được cái vô thường, cái già và cái bệnh. Sự vật sớm c̣n tối mất, có thể chỉ một giây phút sau là đời này đă chuyển qua đời khác, khác ǵ hạt sương xuân, khác ǵ tia nắng sớm? Cây mọc bờ nước, dây leo miệng giếng, thân này cũng thế, đâu có thể có mặt lâu dài? Ngày tháng đi mau, mỗi giây phút chỉ ngắn như một sát-na, đời trước cách đời sau chỉ một hơi thở, vậy th́ tại sao chúng ta lại ngồi yên để cho cuộc đời trôi qua một cách oan uổng đáng tiếc như vậy?

b. Tâm vô thường:

Hoạt động tâm lư của con người cũng vô thường, niệm niệm sanh diệt không ngừng. Kinh Tạp A-hàm, số 289 ghi: "Tâm ư thức ngày đêm chuyển biến trong từng khoảnh khắc giống như khỉ vượn chuyền cành". Luận Duy Thức nói: “Hằng chuyển như bộc lưu”, tâm thay đổi nhanh chóng như ḍng thác chảy. Đây là ấn tượng được cảm nhận trong lúc trực quán các hiện tượng vật lư và tâm lư con người. Sự sanh diệt biến hóa của tâm diễn ra trong từng sát-na, không có thời gian dù một niệm tạm dừng. Kinh An Ban Thủ Ư ghi: "Khoảng thời gian búng ngón tay, tâm có 960 lần chuyển biến".

Thật vậy, tâm niệm của chúng ta thay đổi trong từng phút từng giây, chợt vui, chợt buồn, thương đó rồi giận đó, hết nhớ chuyện này đến nhớ chuyện kia, không khi nào tâm lắng đọng, bặt tư duy, dừng suy nghĩ.

c. Hoàn cảnh vô thường:

“Sông kia giờ đă nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai”. Vật đổi sao dời, băi bễ nương dâu, đó là những h́nh ảnh cho thấy hoàn cảnh xung quanh chúng ta thay đổi khôn lường. Biết bao triều đại đă đổi thay, biết bao cảnh thăng trầm, vinh nhục? “Ngẫm nh́n lại cuộc đời như giấc mộng, được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không”.

Luận Câu Xá, nói: "Các pháp hữu vi vừa có liền không. Nếu ở chỗ này sanh th́ ở chỗ này diệt, không cho từ chỗ này chuyển đến chỗ khác". Luận Thành Thật nói: "V́ các pháp niệm niệm diệt nên không cho từ chỗ này chuyển đến chỗ khác". Mọi sự mọi vật xung quanh ta thay đổi liên tục, không có một sự vật hiện tượng nào đứng yên, chúng đang sanh diệt trong tự thân của nó.

3. Phương pháp thực tập: quán vô thường

Giáo lư vô thường trong đạo Phật không phải là một lư thuyết, không phải là một luận thuyết ǵ hết. Nó là một sự thật. Và sự thật này đ̣i hỏi chúng ta phải thực tập, phải quán chiếu để thể nhập, để chứng ngộ.
Trong kinh điển thường đem tính vô thường ngay nơi sanh liền diệt của vạn vật tỷ dụ như ánh chớp, lửa nháng, sương mai, bọt nước. Kinh Kim Cang nói tất cả pháp hữu vi "như sương mai, như ánh chớp". Kinh Lăng Già cho rằng các pháp hữu vi "không thật, mau như điện chớp, thế nên nói là như huyễn". Sự thật là vậy nhưng không phải ai cũng thấy và chấp nhận, đó là nguyên nhân của khổ đau, hệ lụy. Do đó chúng ta phải thực tập để thể ngộ sự thật này.

Trước hết là thực tập quán chiếu thân thể là vô thường. Ta từ khi cha mẹ sinh ra (sanh), rồi lớn lên, trưởng thành (trụ), một thời gian bắt đầu già nua (dị) và cuối cùng phải chết (diệt). Quá tŕnh sanh, trụ, dị, diệt ấy là vô thường. Quá tŕnh ấy xảy diễn trong từng giây phút. Chúng ta lớn lên từng ngày cũng có nghĩa là chúng ta đă từng chết đi từng ngày, tức là chúng ta đang vô thường, đang thay đổi. Ta hôm nay đă không phải là ta hôm qua. Phật học gọi sự thay đổi này là không phải một, không phải khác. Cũng như khi nh́n xuống ḍng sông, ta thấy ḍng sông không có ǵ thay đổi, vẫn là ḍng sông ấy, đó là không phải khác, trên mặt tổng thể. Nhưng nếu quán chiếu, ta thấy tất cả lượng nước trong ḍng sông giây phút trước đă không c̣n nữa, mà đă thay vào đó lượng nước khác rồi, ḍng sông khác rồi, đó là không phải một. Thân thể ta cũng vậy.

Ḿnh quán chiếu thân thể như thế không phải để thấy cái thân thể này vô thường, không bền chắc rồi ḿnh hủy hoại nó. Hiểu như vậy là hiểu sai về giáo lư vô thường. Cho thân này là thường c̣n là một tà kiến, mà chấp thân này là vô thường, đoạn diệt cũng là tà kiến. Đức Phật dạy ḿnh quán chiếu thân thể là vô thường, nó rất dễ mất, để ḿnh đừng chấp thủ, đừng luyến ái mà khổ đau. Ngược lại, ḿnh phải sử dụng tấm thân mong manh khó được này vào mục đích t́m cầu giải thoát, để ḿnh đừng v́ tấm thân tạm bợ này mà tạo nghiệp bất thiện, gây khổ đau lâu dài về sau. Ḿnh phải sử dụng cái thân này như sử dụng một chiếc thuyền, gọi là thuyền pháp thân, để ḿnh bơi qua ḍng sông sanh tử, bằng những việc làm có ư nghĩa, lợi ḿnh, lợi người, đưa đến an lạc, hạnh phúc.

Quán chiếu tâm vô thường cũng như thế. Phật học, xuất phát từ quan điểm giá trị nhân sinh của tôn giáo, nhận thức năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), các hành vô thường là khổ. Kinh Tạp A-hàm, số 437 ghi: "V́ tất cả các hành là pháp biến dịch, nên ta nói hễ có sở thọ th́ đều là khổ".

Sở thọ tức là các cảm thọ, cảm giác mà ḿnh cảm nhận được. Tựu trung th́ có ba: cảm thọ khổ, cảm thọ vui, và cảm thọ trung tính, không khổ không lạc. Tất cả các cảm thọ ấy đều vô thường, luôn luôn thay đổi. Rơ ràng không ai vui hoài mà cũng chẳng ai khổ măi. Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi dài tiếp nối những niềm vui và nỗi buồn, đan xen giữa khổ đau và hạnh phúc. Tất cả đều lặng lẽ trôi qua. Tâm niệm chúng ta luôn luôn thay đổi, sát-na sanh diệt.

Qua lời Phật dạy, chúng ta thấy chẳng những các khổ thọ trong cuộc sống con người là khổ, mà ngay cả lạc thọ cũng đều vô thường nên cũng là khổ. "Các thọ đều là khổ". Thế nhưng, lời dạy này của đức Phật dễ gây ngộ nhận khi suy nghĩ một chiều. Bởi v́, khổ hay không c̣n tùy thuộc vào nhận thức của con người. Sự thật các pháp là vô thường mà cho rằng thường hằng, không thay đổi, đó là nguyên nhân của khổ đau. Sự vật luôn thay đổi mà chúng ta tưởng là thường tại, chúng ta muốn chúng không thay đổi, như muốn trẻ măi không già… Chính nhận thức và ước muốn sai lạc đó làm phát sinh đau khổ. Ta đau khổ không phải v́ mọi chỗ mọi vật vô thường biến đổi, băng hoại mà ta khổ năo chính v́ chủ quan tham đắm những thứ ḿnh ham thích không ở với ḿnh.

Hoàn cảnh chúng ta sống cũng phải quán chiếu để thấy được tính vô thường của nó. Hoàn cảnh ở đây là chỉ cho tất cả mọi sự vật hiện tượng, từ sơn hà đại địa cho đến cành cây ngọn cỏ xung quanh ta, tất cả đều vô thường, biến đổi. Có người nh́n thấy ngọn núi nơi quê ḿnh sinh ra, trải qua mấy mươi năm, vẫn c̣n thấy nó sừng sững ở đó, nên không tin rằng ngọn núi vô thường. Thực ra tất cả đang thay đổi, có điều quá tŕnh thành, trụ, hoại, diệt của mỗi sự vật hiện tượng xảy ra trong khoảng thời gian dài hay ngắn mà thôi. Dù dài hay ngắn, tất cả đều biến đổi trong từng sát-na.

V́ sự vật biến chuyển không ngừng cho nên sự vật không duy tŕ được tính cách đồng nhất tuyệt đối của nó. Vô thường v́ vậy là một tên khác của vô ngă. Đứng về mặt thời gian, sự vật là vô thường, đứng về mặt không gian, sự vật là vô ngă. Vô thường cũng có nghĩa là vô tướng (c̣n gọi là không) v́ thực tại của vạn hữu thoát ra ngoài mọi khái niệm và ngôn từ. Vô thường cũng là Duyên khởi, vạn vật do nhân duyên nương vào nhau mà sinh khởi và tồn tại. Kinh Tạp A-hàm ghi: “Sắc là vô thường. Nhân và duyên sanh ra các sắc cũng vô thường. Vậy, các sắc được sanh từ nhân và duyên vô thường, làm sao có thể là thường được”? Hơn nữa, “sắc không phải là ngă. Nếu sắc là ngă, không nên ở nơi sắc mà bệnh, khổ sanh và cũng không thể có ước muốn khiến như vậy hay không như vậy đối với sắc. V́ sắc là vô ngă cho nên ở nơi sắc có bệnh, khổ sanh và nó cũng có ước muốn khiến như vậy, hay không như vậy đối với sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy”.

Hiểu thấu vô thường là có trí tuệ biết tới chỗ cốt lơi bên trong của vạn hữu gọi là vô ngă trí. Nói vô ngă là nói về không gian của một hiện tượng, nói vô thường là nói về thời gian của một hiện tượng. Hiểu thấu tính vô thường biến động trong vạn vật th́ ta hết u mê bám víu. Ta đạt được đức Thường của Niết-bàn th́ ta có phân biệt tốt xấu ngon dở nhưng không bị dính khắn vào cảm giác, v́ ta có trí tuệ biết rằng nó là vô thường biến đổi, không nắm chắc bởi thói quen một chiều tham đắm, đ̣i hỏi.

Quán chiếu về thực tướng vô thường của cuộc đời để nhận thức được rằng tất cả mọi sự vật đều có ngày phải tàn hoại, tan ră. Do đó giúp cho ta biết quư trọng từng giờ phút của sự sống, biết sống trong chánh niệm.

Như đă nói, nguyên nhân của khổ là sự vật vô thường mà chúng ta tưởng là thường. Trong kinh Đại Bảo Tích có kể câu chuyện con chó bị ném cục đá, nó chạy theo cục đá mà sủa, v́ tưởng cục đá là nguyên do làm nó đau. Nó đâu biết rằng nguyên nhân làm nó đau là người ném cục đá. Cũng vậy, vô thường không gây ra khổ, mà chính v́ nhận thức sai lầm cho những ǵ vô thường là thường tại cho nên ta khổ. Khi có sức khỏe mà không ư thức được tính cách vô thường của thân thể th́ ta có thể đánh mất sức khỏe. Ư thức về vô thường giúp ta biết bảo vệ sức khỏe, biết ăn, uống, làm việc một cách điều độ và giữ ǵn thân thể của ḿnh. Vậy ư thức về vô thường có thể đưa tới hạnh phúc. Nhiều người đă sống qua tuổi trẻ nhưng chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc trong tuổi trẻ của ḿnh, v́ họ không ư thức về vô thường. Ḿnh tưởng như ḿnh sẽ trẻ hoài, ai ngờ ngoảnh qua ngoảnh lại vài cái, tuổi trẻ đă đi đâu mất.

Cho nên thực tập vô thường quán giúp cho ta biết quư trọng giờ phút của sự sống. Và khi ta đă biết quư trọng từng giờ phút của sự sống, th́ ta cũng biết chăm sóc và vun tưới, để nuôi dưỡng những ǵ hiện ta đang là và đang có. Tuổi trẻ như thế mà người thương cũng thế. Ư thức được rằng ḿnh có một người thương hay ḿnh đang thương một người, ta đang có hạnh phúc. Nhưng ta phải biết rằng t́nh thương đó cũng vô thường. Nếu người đang thương yêu không nuôi dưỡng hiểu biết và t́nh thương của chính ḿnh th́ t́nh thương cũng ṃn mỏi rồi tiêu diệt. Nếu người được thương yêu không biết bảo tŕ tính dễ thương và tươi tắn của ḿnh th́ cũng sẽ đánh mất ḷng thương yêu.

Quán vô thường là một việc làm vô cùng quan trọng. Bởi v́, thứ nhất, nó cho chúng ta biết những ǵ đang có trong giờ phút hiện tại là vô cùng quư giá và đẹp đẽ, chúng ta phải trân trọng, giữ ǵn cho ta và cho những người xung quanh ta. Thứ hai, khi thấy t́nh trạng hiện tại không được như ư th́ chúng ta cũng không chán nản. Sự vật vô thường, nên cho ta niềm tin mọi việc đều có thể thay đổi. Nếu chúng ta biết cách chuyển hóa th́ ngày mai t́nh trạng sẽ thay đổi. Một em học sinh ngang ngạnh, v́ sự thật em này vô thường và vô ngă, nên ta tin rằng có thể giáo dục em trở thành người tốt. Nhưng một em học sinh ngoan, ḿnh biết rằng em này cũng vô thường vô ngă, nên ḿnh phải thường xuyên chăm sóc, giữ ǵn để cái dễ thương của em không mất. Đó là bài học vô cùng giá trị từ vô thường.

Tóm lại, kết quả của sự thực tập vô thường quán, có thể rút ra như vài điểm như sau:

1. Vô thường quán giúp cho ta ư thức được cái ǵ đang có trong giây phút hiện tại là quư giá, ta phải trân trọng chăm sóc, vun tưới, nuôi dưỡng.

2. Khi thấy t́nh trạng hiện tại không được như ư th́ ta cũng không chán nản. Sự vật vô thường, nếu ta biết cách chuyển hóa th́ ngày mai t́nh trạng sẽ thay đổi.

3. Thấy được tự tánh vô thường của vạn vật, chúng ta có thể dứt trừ được tham ái, giữ được tâm b́nh thản trước hoàn cảnh đổi thay bất ngờ, những vô thường xảy đến không làm xáo động được tâm ḿnh. Có được sự an tịnh trong tâm, không đi t́m những dục lạc tạm bợ và đi t́m hạnh phúc chân thật, thường c̣n.

4. Quán chiếu về tính vô thường của vạn vật có công năng trừ diệt si mê, không phải là để ta chán ghét mọi vật, mà là để ta tiếp xử với vạn vật với tuệ giác, nghĩa là không với thái độ tham đắm và vướng mắc.

4. Kết luận:

Kinh Tạp A-hàm nói: Đối với sắc (thọ, tưởng, hành, thức) không biết, không rơ, không đoạn tận, không ly dục, tâm không giải thoát, th́ không thể đoạn trừ khổ năo, không vượt qua khỏi sự sợ hăi về sanh, già, bệnh, chết. Do đó, đức Phật khuyên các Tỳ-kheo phải luôn quán chiếu để thể ngộ 5 uẩn là vô thường: “Các ông hăy quán sát sắc (cũng như thọ, tưởng, hành, thức) là vô thường”. Quán sát như vậy được gọi là quán sát chân chánh. Hiểu biết như vậy được gọi là biểu biết chân chánh. Khi đă quán sát và hiểu biết chân chánh th́ sẽ sanh ra nhàm tởm. Khi đă nhàm tởm th́ dứt sạch tham muốn và ưa thích. Sự dứt sạch hỷ tham được gọi là tâm giải thoát.

Đức Phật khẳng định: “Ai đối với sắc (thọ, tưởng, hành, thức) mà yêu thích, th́ đối với khổ cũng yêu thích”. Một khi sống trong khổ đau mà cảm thấy yêu thích th́ c̣n mong ǵ sự giải thoát? Thái độ vui thích trong khổ đau đó gọi là vô tri hay vô minh: “Vô minh là không biết, không biết tức là vô minh. Không biết những ǵ? Sắc là vô thường, mà không biết như thật sắc là vô thường. Sắc là pháp ma diệt mà không biết như thật sắc là pháp ma diệt. Sắc là pháp sanh diệt mà không biết như thật sắc là pháp sanh diệt”. Ngược lại là trí hay minh. Chỉ có người trí mới mong giải thoát khỏi khổ đau: “Ai không yêu thích sắc (thọ, tưởng, hành, thức), th́ sẽ không thích khổ. Ai không yêu thích khổ, th́ đối với khổ sẽ được giải thoát” (Kinh Tạp A-hàm).

Tóm lại, “chỉ có sự đổi thay mới không bao giờ thay đổi” (vô thường thị thường – Kinh Niết Bàn). Cho nên, “Đă biết là vô thường, sao lại c̣n phiền năo”? Đó thái độ sống thanh thản, b́nh yên trước sự thật của cuộc đời.

Phật pháp căn bản

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Tịnh Độ
Tịnh Độ841;t-La Lạt-Ma#273;ường đến chùas

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008&

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008ồ chỉ dN

Tịnh Độ
Tịnh Đ

Niệm Phật
Hồi đức Phật c̣n tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ ḷng cung kính, tri ân, và cầu nguyện ...

Niệm
Trong Phật giáo, ‘niệm’ là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh...

Du già
Du-già (Yoga), trong quá khứ xa xưa, vốn là một phương pháp tu hành của các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo ở Ấn độ. Phạn ngữ Yoga, mà tiếng Tây tạng đọc là Rnal-ḥbyor, có nghĩa là ‘tương ưng’, tức là dùng phương pháp điều hoà hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chánh lư...

Ngày tận thế
Một ngày nữa lại trôi qua, tuổi đời ngắn lại, như cá sống trong môi trường mà nước mỗi ngày mỗi cạn dần, hỏi có ǵ vui ? Cho nên mọi người hăy gắng siêng năng tu tập, gấp rút như chữa lửa đang cháy trên đầu...
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr