Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật pháp căn bản
Thích Nguyên Hùng

Không biết tự bao giờ, trong tâm khảm của người Phật tử, và cả những người không Phật tử, luôn hiện hữu một đức Phật với đầy đủ phép mầu, thần thông biến hoá, chỉ cần úp bàn tay là có thể chôn vùi con khỉ Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông nằm dưới núi đá! Hẳn trong chúng ta, ai cũng có ít nhất một lần mong có phép mầu xuất hiện để thoả măn một ước mơ nào đó. Nhưng có hay không một đức Phật có đầy đủ quyền năng như thế? Trong cuộc đời giáo hoá có khi nào đức Phật thể hiện thần thông?

Vào thời Đức Phật tại thế, khi Ngài đang ở trong khu rừng Pāvārikambavana, thuộc thành Nālanda, có một anh thanh niên đến xin Đức Thế Tôn hiển thị thần thông hoặc cho các thầy Tỳ kheo biểu diễn thần thông cho anh ta thấy rồi anh ta sẽ xuất gia theo Phật giáo. Điều kiện ấy đă không được Đức Phật chấp nhận, và Ngài nói lên quan điểm của ḿnh về thần thông.

1. Thái độ giáo dục của đức Phật về thần thông:

Đức Phật không cho phép các thầy Tỳ kheo tu tập và hiển thị thần thông. Ngài dạy: “Ta không bao giờ dạy các Tỳ kheo hiện thần túc, pháp thượng nhân, cho Bà-la-môn, trưởng giả và cư sĩ xem. Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ”.

Đối với thần thông biến hoá, trong xă hội Ấn Độ, người ngoại đạo vẫn có thể thể hiện, hà tất phải là những đệ tử của đức Như lai. Đức Phật nói: “Ta cảm thấy hổ thẹn với các thần thông biến hoá đó”. Rồi Ngài đề cập đến ba loại thần thông:

- Loại thần thông thứ nhất, thần túc thông, là loại thần thông có khả năng biến hoá, từ một thân biến thành vô số thân; từ vô số thân hiệp trở lại thành một thân; có thể đi lại tự tại vô ngại vào trong núi, sông, vách đá, ḷng đất như đi trong hư không; bay lượn trên trời như chim; lấy tay sờ mặt trời, mặt trăng; đứng cao đến Phạm thiên… Loại thần thông này, người ngoại đạo cũng có thể tu tập được, bằng cách tŕ niệm thần chú có tên gọi Cù-la.

- Loại thần thông thứ hai là tha tâm thông, là loại thần thông quán sát thấy được tâm niệm, suy nghĩ, ư định việc làm… của người khác, dù người đó ở bất cứ nơi đâu, gần hay xa. Người ngoại đạo tu luyện thần chú Cù-đà-la mà đạt được loại thần thông này.

Với hai loại thần thông trên, đức Phật không bao giờ cho phép các thầy Tỳ kheo tu tập và thể hiện. Ngài chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng, nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ. Đó là loại thần túc mà các đệ tử của Thế tôn thị hiện.

- Loại thần thông thứ ba là giáo giới thần thông. Đây là loại thần thông đặc biệt chỉ đạo Phật mới có. Đó là, như đức Phật, bậc Đẳng chánh giác xuất hiện ở đời, mười hiệu đầy đủ, ở giữa chư Thiên, Người đời, Ma hoặc Ma thiên, Sa môn, Bà-la-môn, mà tự thân chứng ngộ, phạm hạnh đầy đủ, rồi giảng thuyết cho người khác, khiến cho tất cả đều được giác ngộ giải thoát, thành tựu ba minh, diệt trừ những sự tối tăm, phát sanh ánh sáng đại trí.

Các thầy Tỳ kheo do tinh cần, ưa sống một ḿnh chỗ thanh vắng, chuyên niệm không quên cũng đạt được thần thông như vậy. Và đây chính là giáo giới thần thông mà đức Phật và các đệ tử Ngài thị hiện.

2. Thần thông không đưa đến giác ngộ giải thoát:

Đức Phật khẳng định, người tu tập đạt được thần thông cũng không thể thoát khỏi khổ đau, sanh tử luân hồi. Rồi đức Phật kể chuyện một thầy Tỳ kheo đă chứng được thần túc thông, bay lên Ba mươi ba cơi trời để gặp chư Thiên và đấng Phạm thiên vương để hỏi một câu hỏi: “Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu?”. Nhưng tất cả chư Thiên và cả đấng Phạm thiên, thiên chủ Ba mươi ba cơi trời, cũng không trả lời được. Cuối cùng Phạm thiên đă khuyên thầy Tỳ kheo ấy hăy trở về vườn Cấp-cô-độc, trong rừng Kỳ-đà, nước Xá-vệ để hỏi đức Thế tôn.

Chúng ta nhận ra rằng, nội dung của câu hỏi mà vị Tỳ kheo ôm ấp và mang lên đến các cơi trời để hỏi chính là vấn đề trọng đại của một kiếp người: Sự sống này, với h́nh hài này, từ đâu mà có, và sau khi chết sẽ đi về đâu?

Thật vậy, vấn đề sinh từ đâu đến và chết đi về đâu, là một trong những phạm trù triết học siêu h́nh, mà các nhà tôn giáo đều quan tâm, hay nói đúng hơn, các tôn giáo ra đời phần lớn là để lư giải, trả lời cho câu hỏi đó. Nhưng, như chúng ta đều biết, không những các tôn giáo không trả lời được, mà ngay cả những người tu luyện đạt được thần thông cũng không trả lời được, hơn thế, cả đấng Phạm thiên, chủ của các cơi trời, cũng không trả lời được. Duy chỉ có bậc giác ngộ, có tuệ giải thoát mới biết được mà thôi.

Theo đức Phật, sự sống có mặt – tức cũng có nghĩa là thế giới và con người có mặt - đều do thức, hay đều do cái Tâm có mặt. Tâm sanh th́ vạn pháp đều sanh. Và do đó, tâm diệt vạn pháp đều diệt. Thế giới và con người với những h́nh thái đa thù của nó đều là những ảo hoá của tâm thức. Rồi Đức Phật đúc kết câu trả lời cho vị Tỳ kheo bằng mấy vần kệ:

“Do đâu không bốn đại
Đất, nước, lửa và gió
Do đâu không thô, tế,
Và dài, ngắn, đẹp, xấu?
Do đâu không danh – sắc,
Vĩnh diệt, không dư tàn?
Nên đáp: thức vô h́nh,
Vô lượng, tự toả sáng;
Nó diệt, bốn đại diệt;
Thô, tế, đẹp, xấu diệt,
Nơi này danh sắc diệt,
Thức diệt, hết thảy diệt.”


Sau khi được trả lời câu hỏi và nắm vững phương pháp tu tập đạo giải thoát, chẳng bao lâu vị Tỳ kheo ấy đắc qủa A la hán.

Mục đích của đạo Phật là đưa con người thoát khỏi khổ đau, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, thoát khỏi sanh tử luân hồi. Để đạt được điều đó, đạo Phật dạy con người chế ngự và đoạn trừ tham dục, sân hận và si mê, đạt đến đờii sống xả ly, giác ngộ giải thoát mà không cần đến thần thông. V́ khổ đau có mặt không phải v́ không có thần thông mà v́ c̣n có tham, sân, si. Cho nên, giáo hoá thần thông, theo đạo Phật, là phải như lư tác ư, phảii hộ tŕ giới, giữ chánh niệm, tỉnh giác. Giáo dục một con người ra khỏi sự trói buộc của khổ đau, phiền năo, sống an lạc hạnh phúc, đó chính là giáo hoá thần thông kỳ diệu nhất.

Phật pháp căn bản

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Tịnh Độ
Tịnh Độ841;t-La Lạt-Ma#273;ường đến chùas

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008&

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008ồ chỉ dN

Tịnh Độ
Tịnh Đ

Niệm Phật
Hồi đức Phật c̣n tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ ḷng cung kính, tri ân, và cầu nguyện ...

Niệm
Trong Phật giáo, ‘niệm’ là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh...

Du già
Du-già (Yoga), trong quá khứ xa xưa, vốn là một phương pháp tu hành của các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo ở Ấn độ. Phạn ngữ Yoga, mà tiếng Tây tạng đọc là Rnal-ḥbyor, có nghĩa là ‘tương ưng’, tức là dùng phương pháp điều hoà hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chánh lư...

Ngày tận thế
Một ngày nữa lại trôi qua, tuổi đời ngắn lại, như cá sống trong môi trường mà nước mỗi ngày mỗi cạn dần, hỏi có ǵ vui ? Cho nên mọi người hăy gắng siêng năng tu tập, gấp rút như chữa lửa đang cháy trên đầu...
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr