Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật pháp căn bản
1. Nguồn gốc và sự h́nh thành kinh A-hàm

Tất cả kinh điển Phật giáo, dù là Đại thừa hay Tiểu thừa, Nam truyền hay Bắc truyền, đều có chung một nguồn gốc là lưu xuất từ kim khẩu, từ trí tuệ giác ngộ và giải thoát của đức Thế Tôn. Cuộc đời của đức Phật gắn liền với sự nghiệp giáo dục hoằng pháp, suốt 49 năm, chưa bao giờ dừng nghỉ, cho đến khi Niết-bàn, Ngài vẫn ân cần di giáo các Tỳ-kheo và c̣n ân cần hỏi han các thầy có chỗ nào chưa hiểu về giáo pháp hay không. Những bài pháp thoại ấy được các thầy Tỳ-kheo học thuộc ḷng và tŕ tụng mỗi ngày. Đó chính là Kinh tạng.

Khoảng bốn tháng sau khi Phật Niết-bàn, đại đệ tử Ca-diếp (Mahā-kāśyapa) sợ rằng những pháp thoại và giới luật Phật đă chế định sẽ bị quên mất và mai một dần, nên ngài liền nghĩ đến việc cần phải kết tập pháp tạng để cho chính pháp trụ ở đời làm lợi ích chúng sinh, bèn mời vua A-xà-thế (Ajātaśatru) làm đàn việt, bắt đầu kết tập vào ngày 27 tháng 6 tại hang Tất-ba-la (Sapta-parṇa-guhā), ngoại ô thành Vương Xá (Rājagṛha), với sự tham dự của 500 vị A-la-hán. Ngài Ca-diếp làm thượng thủ, trước tiên mời ngài Ưu-ba-ly (Upāli) kết tập Luật tạng, tụng đi tụng lại đến 80 lần, sau này biên tập thành Luật Bát Thập Tụng. Kế đó, mời ngài A-nan (Ānanda) kết tập Kinh tạng, sau này biên tập thành các bộ A-hàm. Những sách như Tứ Phần Luật 54, Di Sa Tắc Ngũ Phần Luật 30, Ma Ha Tăng Kỳ Luật 32, Thiện Kiến Luật 1, v.v…đều ghi nhận kinh A-hàm được h́nh thành thành bốn bộ từ đó (có chỗ nói năm bộ).

V́ sao những lời Phật dạy sau khi được kết tập lại gọi là A-hàm? Căn cứ vào bài tựa kinh Trường A-hàm của ngài Tăng Triệu, th́ chữ A-hàm, nguyên tiếng Phạn là Āgama, có nghĩa là Pháp quy, tức là nơi quy thú của muôn pháp. Các luận như Du Già Sư Địa Luận quyển 58, Dị Bộ Tông Luân Luận Thuật Kư, Thành Duy Thức Luận Thuật Kư quyển 4, Câu Xá Luận Quang Kư quyển 28, Huyền ứng Âm Nghĩa quyển 23, 25, Du Già Luận Kư quyển 6, Tuệ Lâm Âm Nghĩa quyển 18, 26, 51, Hy Lân Âm Nghĩa quyển 8, Viên Giác Kinh Đại Sớ Sao quyển 4 v.v... đều giải thích chữ Āgama có nghĩa là giáo thuyết được truyền thừa, tức là tuyển tập những lời dạy của đức Phật trong suốt 49 năm hoằng pháp của Ngài thành một hệ thống để truyền thừa cho thế hệ tương lai.

Phẩm Tự của kinh Tăng nhất A-hàm cho chúng ta biết nguyên do v́ sao lại phân chia những lời dạy của đức Phật thành ra bốn bộ: “Ngài A-nan nói, Khế kinh nay sẽ chia làm bốn đoạn, trước tiên là Tăng nhất, hai là Trung, ba là Trường Đa Anh Lạc, bốn là Tạp kinh”. Luận Phân Biệt Công Đức c̣n giải thích: “Do v́ văn nghĩa lộn xộn nên phải lấy sự lư theo nhau, theo thứ tự lớn nhỏ, lấy một làm đầu tiên, theo thứ tự đến mười; một, hai, ba theo sự tăng lên, cho nên gọi là Tăng nhất. Trung là không lớn không nhỏ, không dài không ngắn, thích hợp với bậc trung. Trường là nói về sự việc từ xa xưa trải qua nhiều kiếp. Tạp là các kinh đoạn kiết khó tụng khó nhớ, việc nhiều tạp toái, dễ làm cho người ta quên". Luật Ngũ Phần cũng nói: “Ngài Ca-diếp hỏi tất cả Tu-đa-la xong, trong chúng nói rằng: Đây là kinh dài, nay tập thành một bộ, gọi là Trường A-hàm. Đây là kinh không dài không ngắn, nay tập thành một bộ, gọi là Trung A-hàm. Đây là kinh nói cho các Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thiên tử, Thiên nữ nghe, nay tập thành một bộ, gọi là Tạp A-hàm. Đây là kinh tŕnh bày từ một pháp đến mười một pháp, nay tập thành một bộ gọi là Tăng nhất A-hàm”.

2. Sự truyền bá kinh A-hàm

2.1. Tại Ấn độ

Như chúng ta đều biết, những lời đức Phật dạy trong suốt cuộc đời Ngài đều được các học tṛ ghi chép bằng trí nhớ thuộc ḷng và truyền cho nhau bằng miệng. Ngay cả trong lần đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất, kỳ kết tập và cho ra đời bốn bộ A-hàm, cũng bằng h́nh thức ấy, nghĩa là được đọc tụng thuộc ḷng toàn bộ. Sự truyền bá theo h́nh thức này kéo dài đến mấy trăm năm sau, trải qua thêm ba lần kết tập kinh điển nữa mới được ghi chép thành văn bản. Lần kết tập thứ hai vào khoảng sau Phật nhập diệt 100 năm, với sự tham dự của 700 vị A-la-hán, gọi là “Thất bách kết tập”, trong đó có những trưởng lăo từng sống với đức Thế Tôn, như ngài Nhất Thiết Khứ (Sabbakāmin) 136 tuổi hạ, Ly-bà-đa (Revata) 120 tuổi hạ, Tam-phù-đà (Sambhūta) và Da-xá (Yaśa) đều 110 tuổi hạ (theo Ngũ phần Luật, ĐTK/ĐCTT, N0 1421, tr.192a-194b).

Đại hội kết tập lần thứ ba diễn ra khoảng thời gian sau Phật Niết bàn 218 năm, tức là 325 năm trước tây lịch. Đại hội lần này do Hoàng đế A Dục (Asoka) đề xướng và bảo trợ. Đại hội trải qua 9 tháng th́ hoàn tất, do trưởng lăo Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Maudgaliputra Tiśya) làm chủ tọa, 999 vị Tỳ-kheo A-la-hán tham dự, nên gọi là cuộc kết tập của 1000 vị La hán (theo Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa, quyển I,II ĐTK/ĐCTT, N0 1462, tr 678b - 684).

Khoảng 400 năm sau Phật niết-bàn, tại thành Ca-thấp-di-la (Kaśmīra), nước Kiền-đà-la (Gandhàra) thuộc miền Tây Bắc Ấn Độ, dưới triều vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniṣka), đại hội kết tập kinh điển lần thứ tư được triệu tập, dưới sự chủ tŕ của Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra) và Hiếp Tôn Giả (Parsva). Lần này, kinh điển chính thức được ghi thành văn, và ngữ văn thánh điển được dùng là tiếng Phạn, gồm có bốn bộ A-hàm, Luật tạng và Luận tạng (theo Đại đường tây vức kư quyển 3, ĐTK/ĐCTT, N0 2087, tr. 886b). Trong khi đó, tại Tích Lan, làng Aluvihata, vào khoảng năm 83 tây lịch, một đại hội kết tập kinh điển cũng được triệu tập dưới sự chủ tŕ của Thượng tọa La-hi-da cùng với 500 Tỳ-kheo, và Tam tạng cũng được biên chép thành văn bản bằng ngữ văn thánh điển Pāli, đó chính là tạng Nikāya hiện nay (dẫn lại của Phật quang đại từ điển).

Cần nói thêm rằng, vào lần kết tập kinh điển lần thứ nhất, trong khi 500 A-la-hán đang kết tập kinh điển bên trong hang Thất diệp, th́ một số lượng lớn các Tỳ-kheo c̣n lại bên ngoài, gồm nhiều A-la-hán và chưa A-la-hán, có lẽ gấp nhiều lần bên trong, cũng tiến hành kết tập kinh điển, do Vaspa, 1 trong 5 vị Tỳ-kheo đầu tiên (5 anh em ông Kiều Trần Như) chủ tŕ. Theo Công Đức Luận th́ đại hội bên ngoài đă kết tập hầu hết và không bỏ xót một pháp thoại nào của đức Phật. Đây có thể xem như là manh nha của sự phân phái. Đến kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai trở đi th́ sự phân chia bộ phái trở nên rơ rệt và rất nhiều bộ phái ra đời, bộ phái nào cũng có ba tạng thánh điển của ḿnh. Theo Tây tạng truyền thuyết, Đại Chúng Bộ (Mahāsaṅghika) phát triển ở địa phương Maharastra, ngữ văn thánh điển là Maharastra; Thượng Tọa Bộ (Ārya-sthavira-nikāya) lấy Ujayana làm trung tâm, ngữ văn thánh điển là Paisaci; Chánh Lượng Bộ (Sammatīya) phát triển ở một dăy Surasena, ngữ văn thánh điển là Apabhramsa; Thuyết Hữu Bộ (Sarvāsti-vādin) thịnh lên ở Kasmira và Gandhara, ngữ văn thánh điển là Samkrta. Ngữ văn Paisaci chính là ngữ văn Pāli; thời A dục vương, ngữ văn này là của Phật giáo dăy Ujayana. Bốn bộ A-hàm truyền vào Trung quốc chưa biết đích xác xuất phát từ bộ phái nào (có lẽ trong tương lai nên có một công tŕnh nghiên cứu về vấn đề này), nhưng theo Luận Phân Biệt Công Đức nói, bốn bộ A-hàm Hán dịch đều được truyền từ Đại Chúng Bộ, hoặc nói Tăng Nhất A-hàm từ Đại Chúng Bộ, Trung A-hàm, Tạp A-hàm từ Nhất Thiết Hữu Bộ, Trường A-hàm từ Hóa Địa Bộ.

2.2. Tại Trung quốc

Trong quá tŕnh phân chia bộ phái, ngẫu nhiên các bộ A-hàm cùng với các kinh điển Đại thừa đều tập trung về phía Bắc Ấn Độ, và ngữ văn thánh điển là Phạn văn. Rồi từ đó, băng qua giữa vùng Á tế á mà truyền vào các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ... Ở đây, v́ bốn bộ A-hàm mà chúng ta học được dịch từ Hán tạng, nên nói sự truyền thừa kinh này ở Trung Quốc.

Khi Phật giáo truyền đến Trung quốc, không phải một lúc có đủ Tam tạng kinh điển, v́ những Tỳ-kheo hành đạo thường đơn thân độc mă mà không hề có một sự tổ chức và sắp xếp nào. Họ cứ đi, và đến địa phương nào, họ học ngôn ngữ của địa phương đó, rồi dịch những kinh mà ḿnh thuộc hoặc mang theo ra tiếng bản địa. Những kinh được dịch đầu tiên ở Trung Quốc là kinh Tứ Thập Nhị Chương, kinh Pháp Cú, kế đến là các kinh rải rác trong các bộ A-hàm.

Theo học giả Lương Khải Siêu, khoảng 100 năm của thời kỳ đầu, các nhà phiên dịch như An Thế Cao, Chi Khiêm, Pháp Hộ, Pháp Cự đều phiên dịch từ các bản kinh lẻ tẻ trong các bộ A-hàm. Cho đến đời Đông Tấn bắt đầu có những bản dịch đầy đủ trọn bộ. Đầu tiên là Tăng nhất A-hàm, rồi Trung A-hàm, kế đến Trường A-hàm và cuối cùng là Tạp A-hàm, được dịch suốt thời gian 60 năm mới hoàn thành.

1. Tăng Nhất A-hàm được Cù-đàm Tăng-già-đề-bà dịch vào đời Đông Tấn (niên hiệu Kiến Nguyên thứ 21, 385 tl).
2. Trung A-hàm được Tăng-già-đề-bà và Tăng-già-la-xoa dịch vào năm 398 tl với sự trợ dịch của Đạo Từ.
3. Trường A-hàm được Phật-đà-da-xá dịch vào năm 413 tl với sự trợ dịch của Trúc Phật Niệm và Đạo Hàm.
4. Tạp A-hàm được Cầu-na-bạt-đà-la dịch vào năm 435 tl với sự trợ dịch của Pháp Dũng.

Như vậy, măi đến năm 443 tl, tức gần một ngàn năm sau Phật niết-bàn, bốn bộ A-hàm mới được dịch sang tiếng Hán một cách khá đầy đủ. Nhưng không hiểu sao, quá tŕnh phiên dịch ấy đă không lưu lại để bản Phạn ngữ.

Thực ra, kinh A-hàm, cũng như các kinh khác, có rất nhiều bản dịch khác nhau. Đó là do hoàn cảnh đất nước Trung Hoa rộng lớn, chiến tranh cát cứ khắp nơi đă gây trở ngại cho sự đi lại, đồng thời các vị cao tăng đi truyền kinh không xuất phát từ một nơi, không ở chung một nước, nên không có sự liên hệ và biết việc làm của nhau. V́ vậy, một bản kinh có nhiều người dịch, và tuỳ theo kinh văn mà họ mang theo (thuộc bộ phái nào) hoặc thuộc ḷng, mà cùng một kinh có bản dài bản ngắn, có bản đủ bản thiếu… Đó là nói sơ lược về sự truyền bá kinh A-hàm tại Trung Quốc.

2.3. Tại Việt Nam

Phật giáo du nhập vào Việt nam có thể nói là sớm hơn Trung Quốc. Công tŕnh phiên dịch kinh Phật từ tiếng Phạn sang tiếng Việt hoặc tiếng Hán cũng có thể nói là h́nh thành sớm lắm. Xem truyện Thiền sư Khương Tăng Hội sang nước Đông Ngô truyền đạo bên Tàu thời Tam quốc th́ đủ biết. Sử liệu cho thấy, từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam cho đến lúc nó phát triển khá mạnh vào thế kỷ thứ 2, thứ 3 tây lịch, với trung tâm Phật giáo Luy Lâu, th́ lúc ấy chúng ta đă dịch được Lục Độ Tập Kinh sang tiếng Việt, rồi từ bản tiếng Việt này lại được dịch ra tiếng Hán. Nhưng không hiểu v́ sao việc làm giá trị và đáng tự hào dân tộc đó lại không được tiếp tục! Thành thử ra chúng ta chưa có được Tam tạng thánh điển đầy đủ bằng tiếng mẹ đẻ cho đến bây giờ.

Các triều đại Lư - Trần có những ông vua mộ Phật, đă cho người qua Trung Quốc thỉnh tam tạng kinh điển về Việt Nam, đồng thời cũng cho người sao chép. Cho nên, Tam tạng kinh điển mà Việt Nam có hồi đó là Tam tạng chữ Hán. Quư thầy ở Việt Nam hồi đó, và bây giờ vẫn c̣n, dạy cho Tăng chúng và Phật tử cũng căn cứ vào bản Hán mà dạy. Một số kinh sách được diễn ra chữ Nôm, nhưng rất ít. Đến khi chữ quốc ngữ ra đời, một số chư tôn đức tiền bối đă phiên dịch một số kinh ra tiếng Việt, nhưng công việc ấy hoàn toàn tự phát, và không có hệ thống, thích kinh nào th́ dịch kinh đó. Đó là Trường A-hàm của Hoà thượng Trí Đức, Trung A-hàm của Thượng tọa Thiện Nhơn…Điều đáng trách ở đây là sự phiên dịch của các dịch giả Việt Nam đă lập lại t́nh trạng dịch kinh không có tổ chức ở Trung Hoa thời kỳ đầu, tức một kinh có không biết bao nhiêu người dịch, trong khi Tam tạng kinh điển c̣n không biết bao nhiêu kinh chưa ai đụng tới, một việc làm hết sức tốn kém thời gian và công sức!

Năm 1990, Hội đồng phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam chính thức được thành lập. Năm sau, 1991, Giáo hội khởi đầu ấn hành bộ Trường A-hàm và Trường bộ kinh (tạng Pāli), mở đầu Đại tạng kinh bằng tiếng Việt (có tổ chức và hệ thống). Đến thời điểm này, Giáo hội đă hoàn tất công tŕnh dịch thuật bốn bộ A-hàm và nhiều kinh khác. Riêng bốn bộ A-hàm đă được in đầy đủ, kỹ thuật in và chất liệu giấy cũng khá. Tuy nhiên, các bản dịch bộ A-hàm này c̣n vụng về và thiếu chú thích, trong tương lai sẽ có bản tân tu.

Bên cạnh công tŕnh của Hội đồng phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam, Thượng tọa Tuệ Sĩ và Thượng tọa Đức Thắng cũng hoàn tất công tŕnh dịch thuật bốn bộ A-hàm hết sức công phu với những cước chú và đối chiếu rất khoa học. Bộ này hiện đang được lưu giữ trên web: Phatviet.com

3. Kết luận

Kinh A-hàm thuộc hệ thống Phật giáo Bắc truyền và xưa nay không được chú trọng, bởi nó bị xem là kinh điển Tiểu thừa. Thật ra, như bốn bộ Nikaya của Phật giáo Nam truyền, bốn bộ A-hàm chứa đựng những lời dạy của đức Phật c̣n mang tính nguyên sơ nhất. Rất tiếc là công tŕnh ǵn giữ đă không được trọn vẹn, v́ thời gian khẩu truyền kéo dài quá lâu. Luận Phân Biệt Công Đức, quyển thượng, ghi rằng: “Tăng nhất A-hàm vốn có 100 sự, A-nan đem truyền cho Ưu-đa-la, 12 năm sau, A-nan nhập niết-bàn. Các thầy Tỳ-kheo sau này chỉ thích tập tọa thiền, bỏ phế phúng tụng, do đó kinh này mất 90 sự. Các pháp sư ngoại quốc truyền trao cho nhau bằng miệng, không nghe nói đến văn tự biên chép, lúc ấy chỉ truyền hết 11 sự mà thôi. Từ đó thừa kế nhau chính là văn bản này”. Một kinh Tăng nhất A-hàm như thế th́ các kinh khác không sao tránh khỏi sự mất mát, sai lạc.
Phần lớn kinh Phật đều là tác phẩm văn học, A-hàm tuy không tránh khỏi, nhưng so với các kinh khác th́ A-hàm mang ít tính văn học hơn, mà mang đậm tính thật thà chất phác. V́ thế, dù không dám cho rằng mỗi câu mỗi chữ của A-hàm đều là lời Phật nói, nhưng nó hàm chứa nhiều và thuần túy lời Phật mà kinh khác không b́ kịp. Đó là lư do chúng ta học kinh A-hàm, khoan nói đến ư nghĩa sâu xa của nó, mà phải qua đây chúng ta mới hiểu được những giáo lư căn bản nhất Phật dạy và hệ kinh điển Đại thừa.

Phật pháp căn bản

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Tịnh Độ
Tịnh Độ841;t-La Lạt-Ma#273;ường đến chùas

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008&

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008ồ chỉ dN

Tịnh Độ
Tịnh Đ

Niệm Phật
Hồi đức Phật c̣n tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ ḷng cung kính, tri ân, và cầu nguyện ...

Niệm
Trong Phật giáo, ‘niệm’ là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh...

Du già
Du-già (Yoga), trong quá khứ xa xưa, vốn là một phương pháp tu hành của các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo ở Ấn độ. Phạn ngữ Yoga, mà tiếng Tây tạng đọc là Rnal-ḥbyor, có nghĩa là ‘tương ưng’, tức là dùng phương pháp điều hoà hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chánh lư...

Ngày tận thế
Một ngày nữa lại trôi qua, tuổi đời ngắn lại, như cá sống trong môi trường mà nước mỗi ngày mỗi cạn dần, hỏi có ǵ vui ? Cho nên mọi người hăy gắng siêng năng tu tập, gấp rút như chữa lửa đang cháy trên đầu...
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr