Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật pháp căn bản
Có một bộ luận tên là Đại thừa khởi tín, nghĩa là phát khởi đức tin đối với Phật giáo Đại thừa. Nhưng thật dễ lầm lẫn thay khi từ Đại thừa ở đây không có nghĩa đối lại với Tiểu thừa hay thừa nào khác. Tức là bộ luận hoàn toàn không có ư nghĩa chiêu mộ tín đồ đi theo phong trào Phật giáo phát triển mà ta gọi là Phật giáo Đại thừa, để rồi quay lưng với Phật giáo Nguyên thỉ hay Tiểu thừa. Thật bất ngờ cho những ai có đầu óc ngây ngô chứa đầy sự phân biệt khi biết rằng từ Đại thừa ở đây được Mă Minh đại sĩ dùng để định nghĩa cho cái Tâm! Và v́ vậy, Đại thừa khởi tín có nghĩa chính là phát khởi đức tin tin cái Tâm Đại thừa, và nói thẳng Đại thừa là Tâm chúng sinh.

Mở đầu luận Đại thừa khởi tín, tác giả ghi: “con viết bộ luận này để chỉ cho chúng sinh diệt trừ hoài nghi, loại bỏ chấp lầm, có thể phát sinh đức tin Đại thừa, làm cho hạt giống Phật không bị mất đi”.

Chúng sinh hoài nghi cái ǵ? Chấp lầm cái ǵ? Hoài nghi về Đại thừa, và chấp lầm có nghĩa là nhận thức lệch lạc hay chưa chính xác về Đại thừa. Sự hoài nghi ấy phát sinh từ kiến chấp cho rằng Phật chỉ là La-hán, và không ai có thể như Phật. Đại thừa xác quyết, Phật không chỉ là La-hán. Và khẳng định ai cũng có thể thành Phật. Mà muốn thành Phật th́ phải lấy đức tin Đại thừa làm hạt giống tạo nên.

Lấy đức tin Đại thừa làm hạt giống chính là lấy cái Tâm, tin Phật chính là cái Tâm này. Đại thừa được hiểu như thế, nên nó được định nghĩa một cách tổng quát: “có hai: một là bản thân Đại thừa, hai là ư nghĩa của bản thân ấy.”

Bản thân Đại thừa th́ chính là Tâm chúng sinh. Tâm ấy bao gồm toàn thể pháp thế gian và pháp xuất thế gian. Nói cách khác, Tâm ấy bao gồm cả hai mặt, mặt Chân như và mặt sinh diệt. Chân như là thể của Tâm, sinh diệt là tướng dụng của Tâm. Tâm như vậy bao hàm tất cả và được ví dụ như nước. Nước gồm có nước, tính ướt của nước và sóng. Sóng th́ có cao, có thấp, có cả sóng thần. Nước th́ có thể là mây, là mưa, là băng, là tuyết, là nước đá, là sông hồ biển cả… Nhưng tính của nước chỉ có ướt mà thôi. Tâm của chúng sinh cũng vậy. Thể của Tâm như tính ướt, tướng của Tâm như nước, và dụng của Tâm như sóng. Cho nên, có khi chúng sinh là người, là trời, là a-tu-la, là ngạ quỷ, súc sinh… phải sinh tử luân hồi, trôi lăn trong ba cơi, nhưng Tâm chân như của nó không bao giờ thay đổi. Tâm chân như ấy là Phật tính. V́ vậy, Phật giáo tôn trọng tất cả mọi loài chúng sinh và tin rằng tất cả rồi sẽ thành Phật. Niềm tin ấy đă trở thành một động lực h́nh thành nên cả một hệ thống giáo dục chuyển hoá rất nhân bản mà không một hệ thống giáo dục tiên tiến nào trên thế giới có thể so sánh được. Đại tướng cướp Angulimàla được chuyển hoá thành A-la-hán Bất Hại là một minh chứng vậy!

Bản thân Đại thừa như vậy nên ư nghĩa của bản thân ấy đều là vĩ đại. Một là thể vĩ đại. Thể là Chân như. Chân như th́ nhất quán và bất biến, dù là chúng sinh, dù là Phật, tất cả đều như thị. Hai là tướng vĩ đại. Tướng là Như lai tạng, chứa đủ mọi tánh đức. Ba là dụng vĩ đại, là xuất sinh toàn bộ nhân quả của thế gian và xuất thế gian.

Thể tướng dụng như vậy đều là biểu hiện và là hai mặt của Tâm. Mặt chân như (thể) và mặt sinh diệt (tướng, dụng). Cả hai mặt đều bao quát toàn thể các pháp và không phải tách rời nhau. Như hai mặt của một bàn tay. Mặt chân như là tâm thể phi sinh diệt. Hết thảy các pháp chỉ do phân biệt mà có sai biệt, tách rời phân biệt th́ đối tượng cũng không có. Cho nên, vạn pháp xưa nay phi ngôn ngữ, phi văn tự, phi nhận thức, tuyệt đối nhất quán, không hề chuyển biến, không thể phá huỷ. Tâm như vậy là Nhất tâm - cái Tâm đồng nhất. Đồng nhất thế nào? Đồng nhất giữa các pháp với các pháp, giữa chúng sinh với chúng sinh, giữa chúng sinh với Phật. Khởi tín khẳng định: Hết thảy Phật đà đă vận dụng và hết thảy Bồ Tát đang vận dụng cái Tâm như vậy mà đạt đến địa vị Như lai.

Mặt sinh diệt là mặt chuyển biến của Tâm, tức có nghĩa là bấy giờ Như lai tạng đă chuyển danh thành A-lại-da thức. A-lại-da thức là mặt hiện tượng của Tâm. Hiện tươïng từ nơi tự tánh mà có. Hiện tượng và tự tánh không phải một, không phải là hai. Đó là A-lại-da. A-lại-da có nghĩa là hàm chứa và làm phát hiện tất cả các pháp. Từ A-lại-da, tất cả các hoạt động của tâm thức sinh khởi lên giống như những cơn sóng, do tập khí làm nguyên nhân, tất cả sự vật được sinh ra phù hợp với các điều kiện của nhân duyên. Giống như nước, nếu ở trong chai sẽ có h́nh cái chai, ở trong tách trà sẽ có h́nh tách trà, nhưng không có một sự khác biệt nào về tính ướt của nó. Cũng vậy, chúng sinh nếu do tập khí tham, sân, si… sẽ có h́nh dạng địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh… và đó đều là những con sóng A-lại-da hết. Nếu những con sóng này lắng xuống, th́ mặt hồ Như lai tạng trở lại trạng thái thanh tịnh nguyên sơ của nó. Do đó, là giác ngộ hay khổ đau đều do mỗi chúng sinh tự quyết định.

Tóm lại, Tâm chúng sinh mà được gọi là Đại thừa là v́ Tâm ấy vĩ đại, Tâm ấy có thể đưa đến địa vị Như lai nên gọi là thừa. Và đức tin Đại thừa chính là tin vào thể tướng dụng của Tâm. Đức tin Đại thừa là tin Phật đă giác ngộ về Tâm, đă thực chứng về Tâm, có thể khai thị Tâm ấy, và chỉ cho người khác cũng tin tưởng và giác ngộ Tâm ấy.

Phật pháp căn bản

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Tịnh Độ
Tịnh Độ841;t-La Lạt-Ma#273;ường đến chùas

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008&

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008ồ chỉ dN

Tịnh Độ
Tịnh Đ

Niệm Phật
Hồi đức Phật c̣n tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ ḷng cung kính, tri ân, và cầu nguyện ...

Niệm
Trong Phật giáo, ‘niệm’ là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh...

Du già
Du-già (Yoga), trong quá khứ xa xưa, vốn là một phương pháp tu hành của các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo ở Ấn độ. Phạn ngữ Yoga, mà tiếng Tây tạng đọc là Rnal-ḥbyor, có nghĩa là ‘tương ưng’, tức là dùng phương pháp điều hoà hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chánh lư...

Ngày tận thế
Một ngày nữa lại trôi qua, tuổi đời ngắn lại, như cá sống trong môi trường mà nước mỗi ngày mỗi cạn dần, hỏi có ǵ vui ? Cho nên mọi người hăy gắng siêng năng tu tập, gấp rút như chữa lửa đang cháy trên đầu...
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr