Trang chủ En français Tin tức Hình ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Chuyện đời - Chuyện đạo
Ngày xưa, có một thí chủ nọ muốn tổ chức lễ cúng dường trai tăng để cầu phước. Ông ta đi với một người bạn đến chùa để thỉnh quý thầy, và thưa với sư trụ trì:

- Bạch thầy! Con chỉ muốn thỉnh chư vị trưởng lão lớn tuổi, còn các vị tăng trẻ thì xin miễn.

Lời của vị thí chủ kia khiến các chú Sa di thắc mắc:

- Sao không mời chúng ta nhỉ?

Người bạn đi cùng thí chủ giải thích:

- Có lẽ vì ông ấy nghĩ chỉ có các vị lão tăng, tóc bạc da mồi, hành vi chậm chạp mới là tích đủ công đức.

Lúc đó, một vị La Hán trên trời nghe được, lắc đầu nói:

- Vị thí chủ này quả thật ngu muội, chỉ chuộng cái bề ngoài già cỗi, mà không yêu cái đức tài của người tu. Chẳng lẽ ông ta chẳng hiểu dù có đầu bạc răng long mà thiếu trí tuệ, thiếu giới hạnh thì cũng vô dụng ư? Không phải già mới là trưởng lão đại đức ư? Cái quý là có thể tu phước, diệt ác, đủ trí tuệ, để giữ mình trong sạch không sa ngã. Thôi được rồi, để mai chúng ta sẽ đến đấy giúp ông ta thay đổi cách nhìn.

Nghĩ vậy, qua ngày hôm sau các vị La Hán đều biến thành những vị tăng già lụ khụ đi đến nhà vị đàn việt kia. Vừa nhìn thấy các lão tăng đến, chủ nhà niềm nở ra đón, đốt hương đèn, rải hoa thơm một cách trịnh trọng, nhưng khi các lão tăng vừa an tọa, thì họ đều biến thành các Sa di trẻ.

Chủ nhà thấy vậy ngạc nhiên hỏi:

- Có phải quý thầy đã uống được nước cam lồ nào chăng mà mới già đó đã biền thành trẻ rồi?

Các vị Sa di liền giải thích:

Không phải, chúng tôi chỉ là Sa di, chỉ vì thấy thí chủ chỉ yêu chuộng lão tăng, có ý kỳ thị phân biệt tuổi tác, e rằng sự suy nghĩ đó có thể phá hoại thiện căn của ông nên mới biến dạng ra người già, chỉ để giúp thí chủ hối ngộ thôi.

Sa di lại tiếp:

- Thật ra thì những người cầu pháp không nên phân biệt ngoại hình, mà phải xem xét trí tuệ và công đức người tu hành. Nếu người tu hành tuy tuổi nhỏ, mà đã đoạn trừ được những phiền não của sinh tử luân hồi, thì đã là người đắc đạo rồi, còn nếu tuổi cao tóc bạc mà vẫn chưa gội hết tham sân si thì vẫn là kẻ ấu trĩ.

(Trích Đại Trang Nghiêm Kinh Luận, quyển 1)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ

Trong Trường A-hàm, kinh Chủng Đức, đức Phật dạy: Một người trở nên cao thượng, có đạo đức, được tôn quý, chưa hẳn vì người đó xuất thân trong một gia đình cao quý, có 7 đời cha mẹ thanh tịnh, có địa vị quyền lực; lại càng không phải vì người đó được cho ăn học ở những trường lớp có tiếng, có nhiều bằng cấp, học vị; lại càng không phải vì người đó có dung mạo đẹp đẽ, người mẫu. Bởi vì, dù người đó có hội đủ ba tiêu chuẩn trên, nhưng đời sống của người đó không giữ gìn giới hạnh, buông lung, tham nhũng, tà dâm, lừa dối, không có trí tuệ, si mê, làm điều xằng bậy… thì làm sao được xem là có đạo đức, đáng được cung kính? Ngược lại, một người dù không có những tiêu chuẩn trên, nhưng lại có trí tuệ và giới hạnh, thì người đó xứng đáng được gọi là Sa môn, được tôn kính, cúng dường.

Cho nên, trong đạo Phật, tiêu chuẩn đạo đức của một người được đánh giá bởi hai yếu tố: trí tuệ giải thoát và giới hạnh thanh tịnh. Giới hạnh là những nguyên tắc đem lại sự an lạc giải thoát, thanh lương, đem đến hạnh phúc cho mình và cho người. Giới luật không có nghĩa là gò bó vào những điều lệ, những cực đoan không đem đến giác ngộ giải thoát. Trí tuệ chính là sự thấy rõ sự thật duyên khởi, bản chất của cuộc đời, tứ diệu đế… Với trí tuệ thấy biết, liễu tri về cuộc đời như vậy, con người rời bỏ, chế ngự tham, sân, si và ái dục. Trí tuệ và giới luật là nhân quả của nhau. Không có con người có trí tuệ mà không giữ giới. Ngược lại, người nghiêm trì giới luật thanh tịnh chắc chắn sẽ có trí tuệ. Giới hạnh và trí tuệ là điều tối thắng ở trên đời.

Với hai tiêu chuẩn đạo đức đó, không kể là người xuất thân trong hoàn cảnh nào, giàu hay nghèo, sang hay hèn, có học hay thất học, già hay trẻ… hễ ai tu tập và thành tựu được trí tuệ và giới hạnh giải thoát thì người đó xứng đáng được tôn kính cúng dường.

Chuyện đời - Chuyện đạo

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật pháp căn bản
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy


Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện đạo TĂNG N

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnaTE ULLAMBANA3;̐

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện &

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA841

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA73;ạo#432;

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA&#

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản Công

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Tịnh Độ
Tịnh Độ841;t-La Lạt-Ma#273;ường đến chùas

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008&

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008ồ chỉ dN

Tịnh Độ
Tịnh Đ

Niệm Phật
Hồi đức Phật còn tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân, và cầu nguyện ...
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr