Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật pháp căn bản
Tế lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đ́nh được b́nh an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó… là một trong những sinh hoạt thiết yếu của hầu hết các tôn giáo.

Thời Phật c̣n tại thế, những nghi thức tế lễ, cầu nguyện rất phổ biến và thịnh hành trong dân gian. Những đạo sĩ Bà-la-môn, Phạm chí… đều là những vị thầy giỏi về tế lễ. Và biết tế lễ là một trong những điều kiện cần và đủ để trở thành một Bà-la-môn cao quư. Theo Kinh Phạm Động, thuộc Trường A-hàm, thời bấy giờ có rất nhiều tôn giáo, ít nhất là có 62 học thuyết tôn giáo khác nhau, và vị lănh đạo tôn giáo nào cũng cho tôn giáo của ḿnh là đúng đắn, có thể đưa linh hồn con người sau khi chết lên cơi Trời, sống chung với Phạm thiên. Phương pháp để đạt được điều mà mọi người hằng mong ước ấy, dĩ nhiên và dựa vào sự cầu nguyện, tế lễ và rửa tội bằng một h́nh thức lễ nghi nào đó, như trầm ḿnh xuống ḍng sông Hằng chẳng hạn.

Không ai biết đích thực có Phạm thiên hay không, và tuyệt nhiên tất cả những người dân b́nh thường, vốn ít học, ngây ngô, không hề đặt vấn đề rằng những bậc thầy tế lễ, những Bà-la-môn, Phạm chí đă hiệp thông với đấng Phạm thiên hay chưa, và có chắc chắn được về với Phạm thiên hay không, người ta vẫn tin rằng bản thân ḿnh hay người thân của ḿnh sẽ được trở về cơi Trời nhờ sự cầu nguyện và tế lễ của những bậc thầy kia. Mà đâu chỉ có những người dân chân lấm tay bùn mới tin như thế? Có không ít những người có học cũng tin như vậy!

Kinh Trung A-hàm ghi lại rằng, vào một ngày nọ, khi Thế Tôn đang du hóa tại Na-la-đà và nghỉ đêm trong rừng Nại, khi đêm gần sáng, Già-di-ni, con trai của A-tư-la Thiên, sắc tướng uy nghi, chói sáng rực rỡ, đi đến nơi Đức Phật đang thiền tọa, cúi đầu lạy dưới chân Ngài rồi thưa: “Bạch Thế Tôn, các người Phạm chí rất cao ngạo, họ tự cho ngang bằng Trời, hay con của Trời, hay là Thiên sứ… Họ cho rằng, nếu có chúng sanh nào mạng chung, họ có thể làm cho chúng sanh đó tự do qua lại các thiện xứ, sanh lên cơi Trời. Thế Tôn là Pháp chủ, mong Thế Tôn cũng làm cho chúng sanh khi mạng chung đi đến thiện xứ, sanh lên cơi Trời”.

Ở đây, chúng ta nhận thấy Già-di-ni tin và hiểu Đức Phật là đấng Pháp chủ, chắc chắn sẽ có đầy đủ quyền năng và thần thông quảng đại hơn hẳn các Phạm chí, Bà-la-môn. Hơn nữa, Thế Tôn là thầy của trời người, th́ việc làm cho chúng sanh được qua lại các cảnh giới tốt đẹp hay sanh lên cơi Trời là điều rất dễ dàng đối với Ngài. Thế nhưng, Già-di-ni chưa bao giờ nghe Đức Thế Tôn hứa hẹn hay tuyên bố điều đó, như các Phạm chí, Bà-la-môn đă làm. Và v́ vậy, Già-di-ni thỉnh cầu Đức Phật hăy làm như những Phạm chí, Bà-la-môn, giáo chủ các tôn giáo khác, tức hăy tuyên bố, hứa hẹn đưa các tín đồ đệ tử của Ngài sanh lên cơi Trời sau khi họ qua đời.

Đó là niềm tin, là nhận thức, là sự hiểu biết của một công dân nước Trời về Đức Phật. Chư thiên cơi Trời mà có tŕnh độ hiểu biết như vậy th́ chúng sanh phàm phu ở cơi đời trần tục này làm sao không tin rằng Đức Phật có thể ban phước, giáng họa cho ḿnh? Vậy mà, sự thật th́ Đức Phật chẳng bao giờ ban phước giáng họa cho ai, Ngài chỉ dạy sống như thế nào th́ được phước, và sống như thế nào th́ sẽ tự chuốc họa vào thân.

Đức Phật nói với Già-di-ni: ông nghĩ thế nào? Nếu có một người luôn gây tạo mười nghiệp ác là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối... cho đến tà kiến, đến khi người ấy chết, một số đông người đến chắp tay cầu nguyện, van xin, mong cho người ấy được sanh vào thiện xứ hay sanh lên cơi Trời. Này Già-di-ni, có phải nhờ vào sự cầu nguyện đó mà người tạo mười nghiệp ác kia được sanh vào thiện xứ hay sanh lên cơi Trời chăng?

Già-di-ni trả lời không thể nào. Đức Phật kết luận: giống như lấy tảng đá lớn ném xuống vực nước sâu rồi đứng trên bờ cầu nguyện, hy vọng cục đá nổi lên, đó là điều không tưởng! Cho nên, mười loại nghiệp đạo bất thiện là sát sanh, lấy của không cho, tà dâm, nói dối, cho đến tà kiến, vốn đen, có quả báo đen, tự nhiên đi thẳng xuống, chắc chắn đi đến ác xứ. Ngược lại, nếu một người suốt đời tu tập mười nghiệp thiện, đến khi chết, chắc chắn đến thiện xứ, v́ mười nghiệp đạo thiện là trắng, có quả báo trắng, tự nhiên thăng lên, giống như đập vỡ hủ dầu rồi quăng xuống nước, hủ bị vỡ, sành cặn ch́m xuống, dầu bơ nổi lên trên.

Rồi Thế Tôn dạy: “Này Già-di-ni, có con đường vườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ. Thế nào là lại có con đường vườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ? Đó là Thánh đạo tám chi. Từ chánh kiến cho đến chánh định; đó là tám”.

Rơ ràng, đường đi đến thiện xứ, lên thiên đàng, thành tựu giải thoát là con đường Bát Thánh đạo chứ không phải bằng vào sự cầu nguyện. Trong Phật giáo không có chuyện đưa ai lên thiên đường hay đày ai xuống địa ngục. Đi lên hay đi xuống đều tùy thuộc vào hành nghiệp của mỗi chúng sanh là thiện hay bất thiện, hay nói cách khác là thực hành hay không thực hành Bát Thánh đạo.

Nói như thế phải chăng trong Phật giáo hoàn toàn không có sự nguyện cầu? Và chối bỏ hạnh nguyện độ tha?

Trong một lần hoằng pháp tại tỉnh Nantes, niềm Tây nước Pháp, có anh Phật tử người Tích Lan đă hỏi: Thầy có nhớ câu thần chú của tôn giả Angulimāla không? Xin thầy nhắc lại giúp con”! Th́ ra học sinh tiểu học ở Tích Lan đă được học những bài học đạo đức từ kinh sách Phật giáo, nên những câu chuyện như chuyện của ngài Angulimāla đều ăn sâu vào tiềm thức của các em.

Chuyện ấy kể rằng, một hôm tôn giả Angulimāla trên đường đi khất thực gặp một sản phụ khó sinh, đau đớn, nguy kịch, tôn giả lập tức trở về tu viện tŕnh bày với Đức Phật. Phật dạy Angulimāla đến đọc cho sản phụ ấy nghe một paritta, như là câu thần chú cứu nguy, với nội dung: “Kể từ khi Angulimāla tái sinh trong Thánh đạo này chưa từng cố ư giết hại một sinh mạng nào, bằng sự thực ấy, ước nguyện sản phụ sinh sản an toàn”. Quả nhiên, sau khi tụng xong, người sản phụ nọ được mẹ tṛn con vuông!

Người dân Tích Lan coi lời cầu nguyện đó của tôn giả Angulimāla là câu thần chú, có khả năng bảo hộ b́nh an, tai qua nạn khỏi, nên họ học thuộc phiên âm bằng tiếng Pāli, và có người tŕ tụng hằng ngày, như người Việt Nam tụng chú đại bi. Nội dung của câu thần chú đó có ǵ bí mật, quá thâm sâu khó hiểu không? Hoàn toàn không có. Nó chỉ đơn giản là một lời nói thật, rất chân thật từ trái tim, từ tấm ḷng bấy giờ đă tràn ngập sự yêu thương của tôn giả Angulimāla, và sự thật ấy khi được nói lên đă phát huy sức mạnh, có thể cứu người thoát khỏi khổ đau ách nạn.

Trong Vinaya II, Tiểu phẩm (Cullavagga) ghi lại sự kiện những Tỳ-kheo sống trong rừng sâu bị rắn độc cắn chết; Đức Phật hay được và nói, nếu các Tỳ-kheo ấy đă rải tâm từ đến các loài rắn độc th́ nhất định đă không bị chúng gia hại. Rồi Phật dạy bài kệ với nội dung là những lời ước nguyện, mong cho tâm từ của hành giả lan đến chúa tể các loài rắn độc, các sinh vật không chân, hai chân và bốn chân; ước nguyện các sinh loại đều được an lành, không làm hại Tỳ-kheo. Quả nhiên, từ khi các Tỳ-kheo đọc tụng lời cầu nguyện mang theo tâm lượng từ bi rải trắp muôn loài th́ không c̣n bị rắn, rết đến làm phiền nữa.

Kinh Tạp A-hàm cũng ghi lại trường hợp những bà mẹ có con trẻ thường hay khóc đêm, đem tới tu viện, Đức Phật dạy các Tỳ-kheo tụng Pháp cú cho nó nghe: “Nếu ai biết Pháp cú, Tự ḿnh hộ tŕ giới, Xa ĺa sự sát sanh, Nói thật, không nói dối, Tự bỏ điều phi nghĩa, Giải thoát đường quỷ thần”. Tụng xong, trẻ hết khóc, trở nên dễ nuôi, chóng lớn! Những bài Pháp cú như thế cũng được xem như là paritta hay thần chú.

Kinh Ratanasuttaṃ ghi: “Dù trong đời này hay đời khác, hay trên thiên giới, không có tài bảo vi diệu nào sánh với đức Như Lai. Ở đây, Phật là tài bảo tối thắng vi diệu. Bằng sự thực này, ước nguyện tất cả đều được an lành”.

Kể trên là những lời kinh nguyện cầu. Rải rác trong kinh điển Nikāya và Āgama đều thấy xuất hiện các parittam hay hộ chú như thế. Những lời kinh ấy đều diễn tả, nói lên sự thật hay chân lư và được hiểu là chân ngôn. Chân ngôn là lời nói chân thật, không hư dối, là phương tiện để diễn đạt chân lư.

Như vậy, trong Phật giáo không phải là không có sự nguyện cầu, mà tất cả nội dung của lời nguyện cầu đều phải là lời thật hay chân lư. Tóm lại, “chân lư là tính thể của sức mạnh kỳ diệu; ai biết nương tựa chân lư, sống với tâm tư hướng về chân lư, người ấy sống cuộc sống an lành. Đó là tính thể của sự cầu nguyện” (Tuệ Sĩ – Thiền và Bát nhă). Với ư nghĩa này, người Phật tử muốn nguyện cầu điều ǵ, hay cầu an, cầu siêu cho ai… chỉ cần nói lên sự thật rằng ḿnh đang sống với chánh pháp, đang nương tựa chánh pháp, th́ điều nguyện ấy sẽ có hiệu lực. Chẳng hạn, bạn có thể nói: con là Phật tử Pháp danh Từ Tâm, từ khi con biết đến Tam bảo và sinh hoạt ở ngôi chùa này, con chưa từng nói dối, nguyện nhờ sự thật này mà gia đ́nh con được b́nh an. Nếu lời nói là sự thật, chắc chắn gia đ́nh bạn sẽ được b́nh an, hưởng phước vô lượng!

Phật pháp căn bản

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Tịnh Độ
Tịnh Độ841;t-La Lạt-Ma#273;ường đến chùas

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008&

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008ồ chỉ dN

Tịnh Độ
Tịnh Đ

Niệm Phật
Hồi đức Phật c̣n tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ ḷng cung kính, tri ân, và cầu nguyện ...

Niệm
Trong Phật giáo, ‘niệm’ là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh...

Du già
Du-già (Yoga), trong quá khứ xa xưa, vốn là một phương pháp tu hành của các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo ở Ấn độ. Phạn ngữ Yoga, mà tiếng Tây tạng đọc là Rnal-ḥbyor, có nghĩa là ‘tương ưng’, tức là dùng phương pháp điều hoà hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chánh lư...

Ngày tận thế
Một ngày nữa lại trôi qua, tuổi đời ngắn lại, như cá sống trong môi trường mà nước mỗi ngày mỗi cạn dần, hỏi có ǵ vui ? Cho nên mọi người hăy gắng siêng năng tu tập, gấp rút như chữa lửa đang cháy trên đầu...
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr