Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật pháp căn bản
Bằng con mắt tuệ giác, Đức Phật nh́n thấy vũ trụ vạn hữu đă nắm tay nhau mà ra đời, sinh tồn và hoại diệt, kể cả con người. Nhất tức nhất thiết. Một là tất cả, tất cả là một, bởi cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt. Điều này được gọi là nguyên lư Duyên khởi. Đó là quy luật vận hành và trật tự của thế giới muôn loài. Ngoài ra không có một bóng dáng nào của tự ngă, tự sinh hay đấng tạo hóa. Duyên khởi tự thân nó đă nói lên sự vận hành tương tục không gián đoạn của mọi sự hữu. Tương tục với một tốc độ mà đơn vị bằng vận tốc của ánh sáng cũng không thể diễn tả đúng nghĩa nên Phật giáo phải dùng đến khái niệm “tương tức”: cái này tức cái kia, v́ sự thay đổi, biến hóa trong ḷng mọi sự hữu diễn ra trong từng sát na.

Trong guồng máy vận hành Duyên khởi ấy, mạng sống của đời người chỉ giới hạn trong một hơi thở. V́ vậy Đức Phật từ chối đề cập đến những vấn đề không thiết thực với cuộc sống, mà tập trung vào những nguyên tắc đạo đức, hướng đến xây dựng một đời sống có ư nghĩa trọn vẹn an lạc giải thoát. Đức Phật từ chối trả lời những câu hỏi mang tính chất siêu h́nh, hay những vấn đề mà ta cứ ngỡ như là trọng đại của một kiếp người, chẳng hạn: “Ta có mặt trong quá khứ hay không có mặt trong quá khứ? Ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào, h́nh vóc ra sao? Trước kia ta là ǵ và ta có mặt như thế nào trong thời quá khứ”? Hoặc “Ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ không có mặt trong thời vị lai? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai như thế nào, h́nh vóc ra sao? Trước kia ta là ǵ và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai”? Rồi “Ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu”?

Làm sao có một cái “ta” từ đâu đến và sẽ đi về đâu được khi mọi sự mọi vật đều nương vào nhau mà sinh thành và hoại diệt? Cho nên, nếu có thể trả lời, th́ câu trả lời chỉ là: Ta từ duyên khởi đến và sẽ đi về cũng trong nguyên lư ấy. Bởi con người, theo Phật giáo, là con người duyên khởi. Đức Phật từ chối quan niệm con người được sinh ra từ đấng tạo hóa và gạt bỏ tín ngưỡng về ngă của đạo Bà-la-môn thờ thiên chủ Brahman. Ngài chấp nhận và tin tưởng về sự tái sinh và luân hồi trên nền tảng Duyên khởi. Tuy nhiên, khi đă biết được rằng: “Cái này không có nên cái kia không có, cái này diệt nên cái kia diệt”, th́ không ai chạy theo quá khứ, vị lai hay hiện tại để rồi hỏi rằng: “Ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu”! Đọc Đại kinh đoạn tận ái (Mahatanha, Sankhaya Suttam), số 38, Trung bộ kinh, sẽ cho chúng ta thấy rơ hơn về điều đó.

Đức Phật khẳng định, sự h́nh thành con người phải có đầy đủ ba yếu tố căn bản và tập hợp nhiều điều kiện nhân duyên khác: “Này các t́-kheo, có ba sự ḥa hợp mà một bào thai (một đời sống mới bắt đầu) thành h́nh: người mẹ trong thời kỳ có thể thụ thai, cha mẹ có giao hợp, và có sự hiện diện của Gandhabha”.

Như vậy, theo Đức Phật, một đời sống mới được h́nh thành phải hội đủ ba yếu tố, hay nói cách khác là phải hội đủ ít nhất ba điều kiện nhân duyên, thiếu một trong ba yếu tố đó th́ bào thai không thể h́nh thành. Trước hết, người mẹ phải ở trong thời kỳ có thể thụ thai, tức là lúc người đàn bà đang trong thời kỳ rụng trứng, đồng thời các chất nội tiết sinh dục của người nữ, gồm hai hormon chính là Estrogen và Progesteron làm niêm dạ con dày lên, có nhiều nếp và ngấm nước với các muối dưới h́nh thức điện giải hay ion để sửa soạn nhận, giữ và nuôi dưỡng cái trứng nếu có sự thụ tinh. Yếu tố thứ hai là có sự giao hợp của cha mẹ, để tinh khí của người nam, mang nhiều tế bào sinh dục đực đă trưởng thành và lành mạnh, có thể tham gia phối phợp với noăn bào. Và yếu tố thứ ba là Gandhabba.

Nhưng các loài hữu t́nh nói chung, con người nói riêng, không thể tồn tại hay sẽ sinh được, dù đă có đủ ba yếu tố trên, nếu không có bốn loại thức ăn phù trợ. Đức Phật nói: “Này các t́-kheo, có bốn món ăn giúp cho an trú các loài hữu t́nh đă sinh hay pḥ trợ các loài hữu t́nh sẽ sinh. Thế nào là bốn? Đoàn thực hoặc thô hoặc tế, thứ hai là xúc thực, thứ ba là tư niệm thực, và thứ tư là thức thực”. Bốn loại thức ăn như vậy là bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần, những điều kiện nhân duyên cho các loài hữu t́nh nói chung hiện hữu và tái sinh. “Bốn món ăn này lấy ǵ làm nhân duyên, lấy ǵ làm tập khởi, lấy ǵ làm sinh chủng, lấy ǵ làm nguyên nhân? Bốn món ăn này lấy ái làm nhân duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm sinh chủng, lấy ái làm nguyên nhân”.
Ở đây, ái được Đức Phật nói đến như là nguyên nhân đầu tiên cho sự vận hành của mười hai nhân duyên, nhưng như đă nói, trong Phật giáo không có khái niệm nguyên nhân đầu tiên, mà mười hai nhân duyên có tính chất tương tức với nhau, “cái này sinh th́ cái kia sinh, cái này diệt th́ cái kia diệt”. Như vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, năo cùng sinh khởi. Nhưng, vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên sáu nhập diệt, sáu nhập diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sinh diệt, sinh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu năo diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này”.

Đến đây, chúng ta đă có thể đặt vấn đề Gandhabba là ǵ? Đức Phật nói rằng, dù người phụ nữ ở trong thời kỳ có thể thụ thai và có quan hệ với người nam, nhưng không có Gandhabba th́ bào thai không thể h́nh thành. Về hai yếu tố trước th́ khoa học đă làm sáng tỏ. Riêng yếu tố thứ ba, Gandhabba là ǵ th́ không ai biết, v́ Đức Phật không giải thích. Gandhabba có tính chất siêu h́nh, chúng ta không có cách ǵ để kiểm chứng nó có tồn tại hay không tồn tại. Nhưng có một điều mà chúng ta biết chắc là, dù không kiểm chứng được, vẫn có vô số mọi sự hữu đang tồn tại quanh ta. Khoa học đang cố gắng chứng minh khả năng của họ có thể tạo ra con người bằng kỹ thuật productive cloning (sinh sản vô tính). Và nếu thành công, phải chăng nó đă chứng minh yếu tố thứ ba mà Đức Phật nói nó phải có trong quá tŕnh h́nh thành bào thai là không tồn tại? Câu trả lời là không phải không tồn tại mà nó sẽ mang một cái tên khác, tên đó có thể là productive cloning. Bởi con người, như đă nói, là con người duyên khởi, hễ có đủ các điều kiện nhân duyên của một con người, th́ con người hiện hữu. Trong các điều kiện nhân duyên ấy, có thể có yếu tố kỹ thuật productive cloning.

Dù sao th́ Duyên khởi vẫn là chân lư, v́ áp dụng trong mọi hoàn cảnh đều thấy đúng. Đọc kỹ Đại kinh đoạn tận ái, chúng ta càng tin hơn nữa tính chính xác và khoa học của nó trong quá tŕnh h́nh thành bào thai, và đoan chắc rằng Gandhabba là một yếu tố có thực. Đó có thể là sự tương tục của tâm thức, và tâm thức này chắc chắn mang tính chất luyến ái, tham dục, một chi phần trong mười hai nhân duyên. Mà nếu một chi phần của mười hai nhân duyên có mặt th́ đồng thời những chi phần khác cũng có mặt, hay toàn bộ sự sống của chúng sinh vận hành theo chiều hướng khổ đau. Rơ ràng giữa hai người khác phái, dù là vợ chồng đi nữa, mà không có sự hiện diện của một cái tâm tham muốn, luyến ái – bản chất của vô minh – th́ không thể có quan hệ giao hợp. Cho nên, tṛ chơi sinh tử được bắt đầu bằng sự tham muốn luyến ái, được thúc đẩy bởi dục vọng. Dục vọng đó có thể được biểu hiện dưới h́nh thức luyến ái vợ chồng, hoặc diễn ra trong pḥng thí nghiệm với nhà khoa học. Không phải những nhà khoa học đang có khát vọng, tham muốn thực hiện ư đồ productive cloning đó sao?

V́ vậy, nói rằng một đời sống mới được h́nh thành phải có ba yếu tố là tinh cha, huyết mẹ và Gandhabba, thực chất là sự tập khởi và vận hành của mười hai nhân duyên. Trong đó, Gandhabba được hiểu như là sự tương tục của thức, và thức này mang nặng tính chất ái nhiễm, khát ái, động lực thúc đẩy cho tṛ chơi sinh tử vận hành. Thật vậy, kinh Đại bảo tích, pháp hội thứ 14, Phật thuyết nhập thai tạng, nói: “Do tinh cha huyết mẹ ḥa hợp làm chỗ sở duyên của thức nương ở nơi đó”.

Tóm lại, sự h́nh con người trong Phật giáo, là do nhân duyên. Tính Duyên khởi đối với t́nh thế gian hay nơi con người là sự hiện hữu của mười hai nhân duyên, theo chiều hướng sinh khởi, vô minh duyên hành... Mười hai yếu tố này làm nhân làm duyên cho nhau, sinh khởi liên tục trong ṿng nhân quả, khiến con người bị ch́m đắm trong sinh tử luân hồi. Và nhân quả của mười hai nhân duyên này cứ sinh khởi khắp cả ba thời gian, tạo thành cả một ḍng sông sinh tử vô tận. Trong mười hai nhân duyên này, mỗi yếu tố có thể là nhân, có thể là duyên, và không có yếu tố nào là nhân hoàn toàn hay duyên hoàn toàn. Chính mười hai yếu tố Duyên khởi này đă làm nhân làm duyên cho nhau, để sinh khởi và chi phối toàn bộ sinh mệnh cũng như đời sống của con người. Nói cách khác, khi mười hai nhân duyên được tập khởi là năm uẩn tập khởi, và đây là chiều hướng của khổ đau, luân hồi. Nhưng, ngược lại, khi mười hai nhân duyên này bị phá vỡ th́ cấu trúc năm uẩn cũng tan ră, và đây là con đường của an lạc, giải thoát.

Phật pháp căn bản

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Tịnh Độ
Tịnh Độ841;t-La Lạt-Ma#273;ường đến chùas

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008&

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008ồ chỉ dN

Tịnh Độ
Tịnh Đ

Niệm Phật
Hồi đức Phật c̣n tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ ḷng cung kính, tri ân, và cầu nguyện ...

Niệm
Trong Phật giáo, ‘niệm’ là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh...

Du già
Du-già (Yoga), trong quá khứ xa xưa, vốn là một phương pháp tu hành của các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo ở Ấn độ. Phạn ngữ Yoga, mà tiếng Tây tạng đọc là Rnal-ḥbyor, có nghĩa là ‘tương ưng’, tức là dùng phương pháp điều hoà hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chánh lư...

Ngày tận thế
Một ngày nữa lại trôi qua, tuổi đời ngắn lại, như cá sống trong môi trường mà nước mỗi ngày mỗi cạn dần, hỏi có ǵ vui ? Cho nên mọi người hăy gắng siêng năng tu tập, gấp rút như chữa lửa đang cháy trên đầu...
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr