Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật pháp căn bản
Mỗi người chúng ta ai cũng sống v́ một ư nghĩa ǵ đó, v́ đi t́m một cái ǵ đó cho sự sống hay lẽ sống của cuộc đời ḿnh. Cái đó là hạnh phúc. Hạnh phúc là mục đích tối hậu của cả đời người. Hạnh phúc đó có thể được làm bằng t́nh yêu, tài sản, danh vọng, địa vị, quyền lực, sắc dục… Thỏa măn những điều ấy, con người có cảm giác được sống hạnh phúc. Mỗi người, tùy theo vị thế, kiến thức của ḿnh, có những quan điểm, những khái niệm khác nhau về hạnh phúc. Có người đă triết lư, “hạnh phúc là có một công việc để làm, có một người để yêu và có một lư tưởng để tôn thờ”. Rất nhiều người đă hài ḷng với cái triết lư khuôn mẫu về khái niệm hạnh phúc đó. Nhưng cũng không thiếu người có công việc để làm, có người để yêu và có cả lư tưởng để tôn thờ, vẫn cảm thấy khổ đau.

Vậy đâu là giá trị đích thực của sự sống? Đâu là chân hạnh phúc? Thực tế cuộc sống đă minh chứng rằng, những người sang giàu tiền dư bạc để, những người quyền cao chức trọng… không nhất định là những người hạnh phúc nhất; và ngược lại, những người nông dân chân lấm tay bùn, không địa vị quyền lực, không nhà cao cửa rộng… không phải là những người thiếu hạnh phúc. Vậy hạnh phúc đích thực là cái ǵ? Hẳn nhiên không phải chỉ là tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền lực…

Xưa, thái tử Siddhata, địa vị sang cả, tương lai kế vị vua cha. Nếu người đời cho rằng có quyền lực là hạnh phúc, và cả cuộc đời lăn lộn, luồn lách, bằng mọi thủ đoạn, mưu trí để vươn lên đỉnh cao danh vọng, vẫn không ai có quyền cao hơn ngài; nếu bảo giàu sang phú quư là hạnh phúc, và cả cuộc đời bon chen t́m kiếm, vẫn không ai giàu sang hơn ngài; nếu bảo rằng vợ đẹp con ngoan là hạnh phúc th́ vẫn không ai có được một tổ ấm lư tưởng hơn ngài… Siddhata có tất cả những ǵ mà người đời cho là đỉnh cao tột cùng của hạnh phúc. Siddhata có hạnh phúc trong những điều kiện ấy không? Có! Nhưng ngài cũng nhận ra rằng đó là thứ hạnh phúc không chắc thật, không bền vững, đó không phải là chân hạnh phúc. Và v́ vậy Ngài đă từ bỏ tất cả để đi t́m con đường dẫn đến hạnh phúc chân thật cho ḿnh, cho người ḿnh thương và cho tất cả chúng sinh.

Trần Nhân Tông, một trong những vị vua anh minh của triều đại nhà Trần, đă từng đại phá quân Nguyên, đă tạo nên trang sử vàng son cho dân tộc Việt Nam, là đỉnh cao của quyền lực và sang giàu, mà biết bao người thầm khát khao mong muốn, cũng đă không t́m thấy hạnh phúc đích thực trong địa vị thiên tử ấy. Giá trị của cung vàng điện ngọc, thứ mà người đời trong mơ cũng muốn sở hữu, đối với Trần Nhân Tông, chỉ như đôi dép rách!

Rơ ràng tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền lực… không phải là điều kiện tất yếu của hạnh phúc, hay không phải là hạnh phúc chân thật. Vậy đâu là hạnh phúc đích thực? Đâu là chân hạnh phúc? Một ngày nọ, có một vị Trời đến hầu Phật và hỏi: “Những người thường lai văng chốn rừng sâu, những bậc thánh nhân có đời sống đạo hạnh, mỗi ngày chỉ ăn một lần, tại sao những vị ấy trông có vẻ tự tại và hạnh phúc? Xin đức Thế Tôn từ bi chỉ dạy.”

Đức Phật đă đáp rằng: “Những vị ấy không than van sầu muộn những chuyện đă qua, không nóng nảy khao khát những ǵ chưa đến, mà chỉ tập trung tâm trí vào hiện tại. Do đó các vị ấy tự tại hạnh phúc.” (Kinh A hàm).

Thật vậy, hạnh phúc đang có mặt trong hiện tại và chúng ta đang có đủ điều kiện để sống cuộc đời hạnh phúc. Bấy lâu nay chúng ta bị vướng mắc vào những thứ mà ta tưởng là điều kiện thiết yếu của hạnh phúc, như tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền lực, sắc dục… Nhưng tất cả những thứ đó không phải là điều kiện thiết yếu của hạnh phúc. Điều kiện thiết yếu của hạnh phúc là sự tự do. Khi trong tâm c̣n ôm ấp, tham đắm, vướng mắc… là ta không có tự do, mà không có tự do th́ không có hạnh phúc. Tự do ở đây là thoát khỏi mọi sự trói buộc về ngũ dục, thoát khỏi mọi sự trói buộc của tâm tham muốn, không bị lôi kéo bởi quá khứ hay tương lai. Đức Phật và chư vị Tỳ kheo là những người sống hạnh phúc nhất, v́ họ sống an vui trong hiện tại trường cửu, không âu sầu hối tiếc quá khứ, mà cũng không lo nghĩ đến tương lai.

Kinh A hàm c̣n ghi lại câu chuyện của một vị quan tổng trấn, trưởng giả, sang giàu nhất trong làng, từ bỏ tất cả để sống đời xuất gia, làm một Tỳ kheo có tên gọi là Baddhiya, sống không gia đ́nh, không có vật sở hữu. Một đêm nọ, khi đang hành thiền cùng với chúng Tăng giữa rừng, Thầy Baddhiya đă la lên mấy tiếng “Ôi hạnh phúc! Ôi hạnh phúc!”, làm động chúng. Sáng ra các Tỳ kheo thưa với đức Thế Tôn rằng Tỳ kheo Baddhiya đă nuối tiếc quá khứ sang giàu của ḿnh nên hồi đêm đă la lên thất thanh giữa khuya vắng. Đức Phật cho gọi Thầy Baddhiya đến hỏi nguyên do. Thầy trả lời: “Quả thật hồi đêm con có la lớn tiếng làm động chúng, con xin sám hối. Nhưng không phải v́ con luyến tiếc tài sản, vợ con, nhà cửa, quyền lực của con ở ngoài đời, như các sư huynh con nói. Con c̣n nhớ lúc con ở ngoài đời, hằng ngày con có quân lính canh gác hầu hạ, mỗi bửa đều có vợ con tôi tớ chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ… nhưng không lúc nào con có cảm giác hạnh phúc an lạc, tuy con giàu có, quyền lực nhất làng. Thế mà giờ đây, con không có ǵ cả, không có ǵ để sở hữu, không có ai canh gác, hầu hạ, ngồi một ḿnh dưới gốc cây trong khu rừng giữa đêm khuya thanh vắng thế này, mà con lại cảm thấy an lạc, hạnh phúc quá. Niềm hạnh phúc ấy, niềm hỷ lạc ấy toả ra từ miền tâm thức định tĩnh trong khi con hành thiền, làm cho con sung sướng quá không kiềm chế được neân mới la lên “Ôi hạnh phúc! Ôi hạnh phúc!”.

Những bạn trẻ thường nghĩ rằng hạnh phúc của ḿnh nằm ở tưông lai, ở một mai kia ḿnh giàu sang phú quư, có địa vị quyền lực… v́ vậy mà họ đă bỏ ra không biết bao nhiêu sức lực và thời gian để chuẩn bị sống. Phần lớn chúng ta đang chuẩn bị để sống chứ chưa bao giờ chúng ta đang sống thực sự. Người già th́ nuối tiếc quá khứ, đang nhớ về quá khứ huy hoàng của ḿnh, và họ đang sống trong quá khứ, trong những ǵ đă qua. Quá khứ đă đi qua, tương lai th́ chưa tới, cả hai thế hệ trẻ và già đều đánh mất thực tại. Trong khi đó, sự sống chỉ có mặt trong giờ phút hiện tại, và hạnh phúc có mặt ngay đây, trong giờ phút này, khi chúng ta không c̣n có ǵ để theo đuổi, để níu kéo. Đó là sự tự do, là thảnh thơi, điều kiện của hạnh phúc đích thực, mà chỉ khi nào ly dục, ly bất hiện pháp, chúng ta mới có được trạng thái hỷ lạc đó.

Xă hội ngày mỗi tiến bộ, khoa học công nghệ ngày một phát triển, mọi ngành nghề đều hiện đại hóa, công nghiệp hóa, xă hội hóa… nhiều cái “hóa” khác, và con người cũng dần “cơ tâm hóa”. Đời sống sinh hoạt của con người ngày nay đă trở nên máy móc và dần xa lạ với chính ḿnh. Một khuynh hướng mới xuất hiện trong thế hệ trẻ, đó là khuynh hướng ly tâm. Họ sống quay cuồng theo guồng quay của máy móc, điện toán… và đă lăng quên với chính ḿnh. Có những giây phút nào đó trong cuộc đời tấp nập, họ chợt dừng lại, và bắt gặp khoảng trống trong tâm hồn ḿnh, họ trở nên sợ hăi, và lại t́m quên bằng cách phóng xe như bay vào đường phố, vào quán ba, vũ trường… Đó là hậu quả của lối sống tôn sùng vật chất mà coi thường đời sống tâm linh. Trong khi đó, con người ta chỉ có được an lạc hạnh phúc khi tạo ra được một không gian b́nh lặng, yên tĩnh, tự do, thảnh thôi trong tâm hồn, khi mọi mong ước về tương lai và vọng tưởng về quá khứ hoàn toàn vắng mặt. Đó là chân hạnh phúc.

Phật pháp căn bản

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Tịnh Độ
Tịnh Độ841;t-La Lạt-Ma#273;ường đến chùas

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008&

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008ồ chỉ dN

Tịnh Độ
Tịnh Đ

Niệm Phật
Hồi đức Phật c̣n tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ ḷng cung kính, tri ân, và cầu nguyện ...

Niệm
Trong Phật giáo, ‘niệm’ là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh...

Du già
Du-già (Yoga), trong quá khứ xa xưa, vốn là một phương pháp tu hành của các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo ở Ấn độ. Phạn ngữ Yoga, mà tiếng Tây tạng đọc là Rnal-ḥbyor, có nghĩa là ‘tương ưng’, tức là dùng phương pháp điều hoà hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chánh lư...

Ngày tận thế
Một ngày nữa lại trôi qua, tuổi đời ngắn lại, như cá sống trong môi trường mà nước mỗi ngày mỗi cạn dần, hỏi có ǵ vui ? Cho nên mọi người hăy gắng siêng năng tu tập, gấp rút như chữa lửa đang cháy trên đầu...
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr