Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật pháp căn bản
An cư, có thể nói, đó là một pháp tùy thuận. Theo luật Tứ phần, nguyên do dẫn đến Phật chế định pháp an cư là bởi v́ sự than phiền của các cư sĩ. Lúc bấy giờ đức Phật đang ở tại Xá-vệ, trong vườn Cấp cô độc, có nhóm Tỳ-kheo sáu người (Lục quần Tỳ-kheo) du hành trong nhân gian suốt ba mùa xuân, hạ, đông, khiến cho các cư sĩ bất b́nh. Các cư sĩ cơ hiềm: “Sa-môn Thích tử không biết hổ thẹn, đạp chết cỏ non (…). Mùa hạ mùa mưa nước lớn, trôi mất y bát, tọa cụ, ống đựng kim, đạp chết cỏ non, đoạn mạng sống của các loài khác. Pháp của các ngoại đạo c̣n an cư ba tháng, mà các Thích tử này trong ba mùa xuân, hạ và đông đều du hành trong nhân gian (…). Cho đến như các loài chim, côn trùng, c̣n có hang tổ là trú xứ nghỉ ngơi của chúng!”. Do lời cơ hiềm này, cho nên đức Phật đă dùng vô số phương tiện quở trách nhóm Tỳ-kheo ấy, bảo: “Các ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm (…). Các ông không được du hành nhân gian suốt cả ba mùa xuân, hạ, đông. Từ nay về sau, cho phép các Tỳ-kheo an cư ba tháng mùa hạ” (Luật Tứ phần, Đại chính 22).

Sự việc nêu trên cho chúng ta thấy, an cư không phải là h́nh thức sinh hoạt tu tập duy nhất chỉ có trong Phật giáo, mà nó đă trở thành tục lệ chung cho mọi tu sĩ của các tôn giáo thời bấy giờ. Theo Tăng chi bộ kinh, th́ hai mươi năm đầu sau khi thành đạo, đức Phật không chế định pháp an cư, nhưng các thầy Tỳ-kheo với bản thể thanh tịnh vẫn không đi lang thang trong mùa mưa. V́ vậy, sự việc đức Phật khiển trách nhóm lục quần Tỳ-kheo và sau đó thiết định pháp an cư là phù hợp với nếp sống thanh tịnh của các Tỳ-kheo đă thực hành một cách tự nhiên trước đó, đồng thời cũng là pháp tuỳ thuận với một tập tục chung cho mọi tu sĩ thời bấy giờ. Dù vậy, xem lại các bộ luật và đọc thêm một số kinh điển, chúng ta thấy rằng, sự hành tŕ tu tập của các Tỳ-kheo trong mùa an cư không chỉ đơn giản dừng lại ở việc hạn chế sự đi lại v́ sợ gây tổn hại cho các côn trùng và cỏ non, lại càng không phải để bịt miệng cơ hiềm của cư sĩ, mà c̣n có những mục đích khác ư nghĩa hơn nhiều, và đó mới là ư nghĩa đích thực của việc an cư.

Kinh Điển Tôn, thuộc Trường A-hàm (tương đương kinh Mahāgovinda, Trường bộ), có ghi lại câu chuyện tiền thân của đức Phật. Theo đó, trong một tiền kiếp xa xưa, khi đức Phật c̣n hành Bồ-tát đạo, ngài thọ sanh làm vị đại thần có tên gọi là Điển Tôn. Điển Tôn xử lư quốc sự luôn cả bảy nước, hơn thế, việc đời việc đạo đều thông, nên “được bảy quốc vương kính xem như thần minh. Bảy đại cư sĩ kính xem ông như Đại vương. C̣n bảy Phạm chí kính xem ông như Phạm thiên”. Ai nấy đều nghĩ rằng ông thường gặp gỡ Phạm thiên, chuyện tṛ đi đứng thân thiện với Phạm thiên. Nhưng thật ra ông chưa từng thấy Phạm thiên. Điển Tôn từng nghe các vị kỳ túc nói: “Ai trong bốn tháng mùa hạ ở nơi nhàn tĩnh tu tập Bốn vô lượng tâm thời trời Phạm thiên sẽ xuống gặp”. V́ vậy, Điển Tôn quyết định giao việc trị nước lại cho nhà vua và xin phép được nghỉ ngơi trong bốn tháng hạ để tu tập Bốn tâm vô lượng. Quả nhiên, sau bốn tháng nỗ lực tu tập, ông hội kiến với Phạm thiên và được Phạm thiên dạy đạo lư cho.

Như vậy, bản kinh đă cho chúng ta thấy rằng, an cư mùa mưa là một truyền thống có từ thời xa xưa, ngay khi đức Phật c̣n hành Bồ-tát đạo, và được quan niệm là thời gian thích hợp nhất cho sự tu tập để phát triển tâm linh. Chính v́ lư do này mà Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao ghi rằng: “Vào thời kỳ an cư mùa mưa, các Tỳ kheo ngoại trừ việc đi đại và tiểu tiện, c̣n lại phải thường xuyên ngồi kiết-già tại một chỗ để tu tập thiền định” (Đại chính, quyển 40). Thời gian này được xem như là cơ hội, và cũng là kỳ hạn cho bản thân ḿnh nỗ lực tu tập để đạt được cứu cánh giải thoát, là mục tiêu tối hậu của người xuất gia.

Ngoài ra, do tính chất đặc thù của nếp sống của các Tỳ-kheo, sống không gia đ́nh, không vật sở hữu, ngày đi khất thực ăn một bửa, tối ngủ dưới gốc cây, luôn luôn thay đổi, khi ở chỗ này, khi th́ nơi khác, không có một trú xứ nhất định, nên khi mùa mưa đến cần phải tập trung về một trú xứ để an cư là việc tất yếu và nhằm biểu hiện tinh thần sống chung hoà hợp của cộng đồng Tăng lữ. Điều này vô cùng quan trọng. Bởi v́ bản chất của Tăng già là thanh tịnh và hoà hợp. Sự thanh tịnh và hoà hiệp này được thể hiện trong việc cùng nhau tụng đọc giới bổn trong mỗi nửa tháng. Có thể nói, sinh mạng tồn tại của Chánh pháp được duy tŕ bằng đời sống thanh tịnh và hoà hợp của cộng đồng Tăng lữ. Cho nên, “chừng nào chúng Tỳ-kheo c̣n nhiệt thành trong phận sự an cư ba tháng th́ bấy giờ Chánh pháp vẫn c̣n là sức sống phong phú để loài người làm nơi quy ngưỡng và xây dựng một thế giới an lành”.

Thật vậy, kinh Trung A-hàm đă ghi lại sự bày tỏ niềm tin của vua Ba-tư-nặc đối với chánh pháp mà đức Thế Tôn đă giảng dạy và các Tỳ-kheo khéo hành tŕ rằng: “Một cộng đồng thanh tịnh và hoà hợp, cùng học và cùng tu như nước với sữa quả là niềm tin và hy vọng cho con người sống giữa cảnh đời náo nhiệt” (Đại chánh, quyển 1, Kinh Trung A-hàm, số 59, Pháp trang nghiêm).

Với tinh thần đó, trong bối cảnh thời đại chúng ta ngày nay, việc tổ chức an cư không thể thực hiện như một cái lệ “xưa bày nay làm”, mà nó phải kế thừa được truyền thống có tính chất huyết mạch của đạo pháp và sự phát triển tâm linh như đă tŕnh bày trên. Đồng thời, trong một xă hội có nhiều biến động, mất niềm tin và thiếu sự an lành như xă hội chúng ta ngày nay, th́ việc sống chung hoà hợp của cộng đồng Tăng lữ là một minh chứng cụ thể rằng chánh pháp mà đức Thế Tôn thuyết giảng, nếu được thực hành một cách trọn vẹn, sẽ là cơ sở cho một thế giới an lành.

Phật pháp căn bản

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Tịnh Độ
Tịnh Độ841;t-La Lạt-Ma#273;ường đến chùas

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008&

Vu Lan
Vu Lanu Têt 2008ồ chỉ dN

Tịnh Độ
Tịnh Đ

Niệm Phật
Hồi đức Phật c̣n tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ ḷng cung kính, tri ân, và cầu nguyện ...

Niệm
Trong Phật giáo, ‘niệm’ là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp; nó được xếp vào một trong năm loại tâm sở biệt cảnh...

Du già
Du-già (Yoga), trong quá khứ xa xưa, vốn là một phương pháp tu hành của các tín đồ thuộc nhiều tôn giáo ở Ấn độ. Phạn ngữ Yoga, mà tiếng Tây tạng đọc là Rnal-ḥbyor, có nghĩa là ‘tương ưng’, tức là dùng phương pháp điều hoà hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chánh lư...

Ngày tận thế
Một ngày nữa lại trôi qua, tuổi đời ngắn lại, như cá sống trong môi trường mà nước mỗi ngày mỗi cạn dần, hỏi có ǵ vui ? Cho nên mọi người hăy gắng siêng năng tu tập, gấp rút như chữa lửa đang cháy trên đầu...
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr