Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật học thường thức
Từ ‘mùa xuân’ được sử dụng rộng răi trên trái đất, để chỉ một trong bốn mùa, kể cả cho khu vực ôn đới và nhiệt đới, mặc dù đôi khi tại vùng nhiệt đới người ta cũng dùng các khái niệm mùa mưa và mùa khô thay v́ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trong khí tượng học, để thuận tiện th́ người ta tính mùa xuân bao gồm toàn bộ các tháng Ba, Tư và Năm ở Bắc bán cầu, c̣n tại Nam bán cầu là toàn bộ các tháng Chín, Mười và Mười Một.

Ngập lụt thường hay xảy ra nhất trong mùa xuân, khi không khí ấm bắt đầu lan tỏa từ các vĩ độ thấp trong khi không khí lạnh vẫn c̣n thổi xuống từ các vùng cực. Năm nay, ngày 27.02.2010, ở gần chúng ta (độ 150 cây số), có một trận lụt làm thiệt hại nhiều cho vùng Vendée, nhất là thành phố La Faute sur Mer, Aiguillon, với 53 người chết, mấy trăm căn nhà không dùng lại được.

Trong mùa xuân, trục tự quay của trái đất nghiêng tăng dần về phía mặt trời, và các giờ được chiếu sáng tăng dần lên. Bán cầu có mùa xuân bắt đầu được sưởi ấm một cách đáng kể, làm cho thực vật đâm chồi nở hoa. Với sinh khí sinh lực như vậy, con người cảm thấy hăng hái hơn và sẳn sàng muốn làm một cái ǵ đó. Là người Phật tử, chúng ta lúc nào cũng nhớ và muốn tu tập, tức là săn sóc đất tâm. Chúng ta đang đi vào mùa xuân, vậy hăy lợi dụng sinh khí của nó, chúng ta sẽ vừa làm vườn và vừa săn sóc đất tâm !

Chúng ta có một danh từ tiếng Phạn rất hay, đó là Bhavana. Tiếng Phạn Bhavana có nghĩa là tu tập. Chữ Bhava dịch tiếng Anh là To be, dịch tiếng Pháp là Culturer, có nghĩa là tạo ra, làm thế nào cho nó có mặt. Thành ra tu tập có nghĩa là làm cho nó có mặt. V́ vậy người ta ưa dịch chữ tu tập là culture mentale, tu tập về tâm của ḿnh. Người Việt thường nói là tu tâm. Tu tâm có nghĩa là làm cho những hoa trái của giác ngộ, của từ bi có mặt trong tâm hay trong đời sống của ḿnh.

Ví như chúng ta muốn trồng một cây bông hồng chẳng hạn, chúng ta xới đất, gieo hạt giống bông hồng vào đất hay trồng một cây hồng nhỏ, rồi tưới tẩm. Tức là chúng ta làm cho cây hồng có mặt. Sự tu tập cũng vậy. Chúng ta có những hạt giống (chánh niệm, chánh kiến, tín ….), chúng ta có đất tâm là một cánh đồng ph́ nhiêu màu mỡ, công phu trồng trọt là sự tu tập. V́ vậy sự tu tập thường được diễn tả như một sự cày cấy, gieo trồng và vun bón, tưới tẩm.

Nếu gieo trồng để có lúa gạo th́ chúng ta gọi là Agriculture. Nếu gieo trồng để có từ bi, hạnh phúc, ta có thể gọi là Culture mentale. Trong truyền thống Đông phương các thầy thường hay ví sự tu tập với công việc cày bừa đồng áng. Ruộng vườn ông cha trao lại, ta phải tự cày, tại v́ nếu có ruộng mà ḿnh không cày cấy, không gieo giống, không tưới tẩm th́ không thể nào có hoa, có trái được.

Tiếng Phạn Cittabhavana tức là tu tâm. Động từ Bhavati có nghĩa là thực tập, gieo trồng, cultiver hay dịch theo tiếng Anh : to act, to practice, to cultivate, to produce again and again. Làm cho chánh niệm có mặt, và khi nó có mặt th́ chánh định có mặt, và tuệ giác có mặt. V́ vậy chữ Cittabhavana ḿnh dịch là tu tâm.

Trong kinh điển có một thí dụ về sự tu tập như cày bừa. Kinh điển kể, cũng vào mùa xuân, Phật cùng với nhiều đệ tử của ḿnh đi ngang qua một cánh đồng. Trên cánh đồng bấy giờ, có một ông trưởng gỉa và nhiều người giúp việc của ông đang rối loạn, bận bịu với đàn ḅ rất nhiều con đang ăn cỏ quanh đó.

Dáng điệu và cách đi (thiền hành) của đoàn khất sĩ làm ông trưởng gỉa bực tức, nên ông nói: “Chúng tôi đem ḅ, đem ách, chúng tôi cày ruộng, chúng tôi gieo hạt, chúng tôi bỏ phân, chúng tôi tưới tẩm, và chúng tôi có ăn. Mấy thầy không làm ǵ hết mà mấy thầy cũng đ̣i ăn b́nh bát bự như vậy” ?

Phật đáp: “Tâm chúng tôi là ruộng, hạt giống là những thiện căn mà chúng tôi gieo hằng ngày. Xă hội nếu không có những hoa trái của sự tu học th́ sẽ đau khổ vô cùng, tệ nạn xă hội sẽ tràn lan. V́ vậy, chúng tôi cũng có ruộng, cũng có cày. Chánh niệm, định, tuệ là những cái cày của chúng tôi. Và chúng tôi chỉ gieo những hạt giống tốt, gặt hái hiểu biết, thương yêu, tha thứ v.v... Xă hội rất cần đến sự gieo trồng của chúng tôi”.

(……)

Làm vườn là làm những ǵ ? Săn sóc đất tâm là săn sóc ǵ ? Để dễ tŕnh bày, chúng ta sẽ dựa theo những Xứ của Kinh Tứ Niệm Xứ, tức là thân, cảm thọ, tâm, và đối tượng của tâm.

Trong đời sống hàng ngày của người Phật tử, trước hết chúng ta phải học cách săn sóc thân thể của ḿnh. Trở về với thân thể, làm quen lại với thân thể và tạo ra niềm vui, sự thoải mái, sự điều ḥa cho thân thể. Chúng ta phải có những phương pháp để trở về với thân thể, để thống nhất với thân thể, để có hạnh phúc với thân thể.

Kế đến là đối với cảm thọ. Chúng ta phải trở về với cảm thọ, phải nhận diện các cảm thọ, phải làm cho các cảm thọ được lành mạnh, và phải biết cách chuyển hóa các cảm thọ tiêu cực. Chúng ta phải săn sóc cảm thọ v́ cảm thọ của chúng ta là chính chúng ta.

Như vậy trở về với thân và trở về với cảm thọ là trở về mảnh đất tâm của ḿnh. Từ đó, ḿnh săn sóc chúng nó, cũng như người làm vườn săn sóc cây cỏ… trong vườn của họ. Muốn làm vườn tốt hay tu tập đất tâm tốt, chúng ta phải biết nhận diện và t́m hiểu những ǵ sinh sống trong các mảnh đất đó. Ḿnh phải thực sự hiện diện và thực sự làm chủ t́nh thế, th́ mới có thể hoàn tất được nhiệm vụ đó. Danh từ nhà Phật là phải có Chánh Niệm, tức là sự hiện diện bây giờ và ở đây.

Nếu khu vườn đầy cỏ hoang che lắp những cây qúi, nó làm chết những cây trái ngon ngọt, những cây hoa mà chúng ta yêu qúy, th́ đó là lỗi ở chúng ta. Cũng như tâm chúng ta đầy những tâm hành bất thiện, ô nhiễm….gây cho chúng ta những khổ đau, th́ nhất thiết là do chúng ta vậy. Khi khu vườn nhà của chúng ta đầy cỏ xấu, gai hoang dă mộc vô hàng, vô lối…, như tâm chúng ta mang đầy sân hận, đầy những nội kết ô nhiễm… làm cho chúng ta chán năn, khổ đau, muốn trốn tránh. Chúng ta chạy trốn bản thân, chạy xa lănh thổ của ḿnh. Xung quanh chúng ta lại đầy những phóng độc, như rượu, truyền thanh, truyền h́nh, sách báo đồi trụy, bạn bè không tốt….Những thứ đó làm cho chúng ta không c̣n khả năng quay về mảnh đất của ḿnh. Như vậy, chúng ta không có mặt ở khu vườn, chúng ta không biết cây ǵ ở đó. Cũng như, chúng ta không biết tâm hành nào đang làm chúng ta điêu đứng khổ đau. Những phóng độc đầy dẫy trong xă hội ngày nay không những giúp chúng ta quên mảnh đất quê nhà dể dàng, mà c̣n tưới tẩm, làm tốt những cỏ gai hoang dại đă mộc nhiều lại xung xê hơn !. Chúng đem thêm vào trong chúng ta những phóng độc, những niềm đau, những tuyệt vọng, những nghi ngờ, những kiêu mạn….Và chính v́ những cái đó mà chúng ta không muốn trở về.

Mùa xuân là mùa của niềm tin, của sự sinh sôi nẩy nở. Nó khiến cho con người như tiếp thêm sinh lực cho một cuộc khởi đầu mới mẻ. Vậy nhân mùa xuân về, người Phật tử phải dũng cảm lên, để làm một cuộc cách mạng cho sự cương quyết trở về, dù biết tại quê hương, tại lănh thổ của ḿnh, khu vườn của nhà ḿnh có những sự đổ vỡ, nhưng vẫn cương quyết trở về, để xây dựng lại lănh thổ, xây dựng lại mảnh vườn đă mang nhiều hư hại.

Cứ mạnh dạng trở về đi ! Chúng ta sẽ thấy trong cỏ dại, có những cỏ đẹp để tạo thành thảm cỏ xanh tươi. Cứ t́m kỹ đi, chúng ta sẽ khám phá những cây quí trong đám cây đổ vỡ….Cứ mạnh dạng dọn dẹp, nhổ cỏ dại, thanh toán các bụi gai …., chúng ta sẽ được đền đáp khi nh́n khu vườn mới trong tâm trạng hài ḥa, an vui.

Lănh thổ của chúng ta cũng là lănh thổ của 51 tâm hành. Khi chúng ta trở về, chúng ta sẽ đối diện và tiếp xúc với những tâm hành đó. Chúng ta sẽ thấy trong những tâm hành làm cho chúng ta đau khổ, có những tâm hành làm cho chúng ta dễ chịu. Ngoài ra c̣n có những tâm hành nằm sâu trong vùng đất tâm, mà chúng ta chưa được tiếp xúc. Có thể là những tâm hành của từ bi, của sự hiểu biết, của t́nh thương…Nhắc lại, tu tập là làm cho có mặt những tâm hành tích cực, và cũng làm mất đi những tâm hành tiêu cực.

Chúng ta có những tâm hành quí, tâm hành tích cực như : tín, quư, vô sân, vô tham, vô si, cần, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại…. V́ chúng bị chôn sâu trong đất tâm, lại không được tưới tẳm, nên chưa biểu hiện. Bây giờ đă trở về, chúng ta hăy khơi quật chúng lên, tưới bón chúng, để chúng cho chúng ta những bông hoa sinh sắn, những trái ngon ngọt, những sự thư thả, an vui, hạnh phúc trên những mảnh đất đó, trong con người chúng ta. Đó là làm vườn, là tu tập. Đă đành là chúng ta quyết tâm trở về, quyết tâm tu tập, nhưng sự khơi quật những tâm hành sâu thẳm đó không phải dễ. Nhưng đừng quên, chúng ta có thể nhờ vào sự soi sáng của thầy, sự giúp đở của bạn. Đó là yếu tố tích cực của một tăng thân, đoàn thể tu tập của chúng ta.

Tháng rồi, chúng ta được học về Chánh kiến qua bài pháp thoại của thầy Nguyên Hùng. Bài pháp thoại đó sẽ giúp chúng ta chọn lựa và thí nghiệm những tâm hành nói trên. Để ôn lại bài pháp thoại, chúng ta chỉ cần nhớ những tâm hành nào, sau khi được thực tập, mang lại cho chúng ta sự an lạc, thanh tịnh, hạnh phúc là những chánh kiến. Cũng như những cây hoa hay cỏ dại, nếu nó làm đẹp ngôi vườn, th́ OK.

Sau khi được chọn và đem trồng, chúng ta phải tổ chức bảo vệ vườn tâm của chúng ta. Những cây c̣n non, mới trồng phải dựng cọc vững trong đất để giữ, nhờ vậy mà gió mạnh không làm chúng ngă nghiêng. Sau đó phải lo tưới cho chúng. Người làm vườn c̣n phải nhổ cỏ, phải xới đất, nhiều khi lại c̣n phải ‘mặc áo’ cho cây, v́ trời lạnh. Chúng ta phải làm như vậy. Chúng ta biết rằng có thể có những tai biến xảy ra trong thiên nhiên và khu vườn của chúng ta sẽ bị hư hại, cho nên chúng ta phải biết cách để bảo vệ khu vườn của chúng ta. Một người làm vườn giỏi không bao giờ trách móc những điều kiện thiên nhiên. Người làm vườn giỏi luôn luôn dùng trí tuệ, dùng kinh nghiệm của ḿnh để bảo vệ cho khu vườn của ḿnh đừng để cho những yếu tố tiêu cực ở bên ngoài làm cho cây hư hại. Chúng ta cũng vậy, chúng ta thấy trong ta có những yếu tố tiêu cực như là nội kết tham dục, giận hờn, tuyệt vọng, nghi ngờ, ganh ghét. Những thứ đó có thể làm hư cuộc đời của chúng ta, cho nên chúng ta phải rất thận trọng trong việc chuyển hóa chúng.

Tương tự như vậy, lănh thổ của chúng ta gồm có thân, có tâm, chúng ta phải chăm sóc và bảo vệ cho những yếu tố đó. Chúng ta phải làm sao để cho những yếu tố tiêu cực, tức là những tâm hành bất thiện, không được tưới tẩm mỗi ngày, để chúng không lớn lên. Đó cũng như đừng tưới tẩm những cỏ gai trong vườn, trái lại c̣n phải làm cỏ, nhặt gai cho sạch. Ví dụ chúng ta thấy trong tâm ta có một khối nội kết, một hạt giống của sự giận hờn, th́ ta phải biết hơn ai hết, là ta có một nội kết giận hờn ở trong ta. Nếu trong tâm ta có một nội kết về nghi ngờ, chúng ta biết rằng sự nghi ngờ có thể phá hoại cả cuộc đời của chúng ta. Trong trường hợp đó chúng ta phải biết chính nội kết nghi ngờ là yếu tố nguy hiểm nhất ở trong ta, chúng ta có bổn phận phải đề pḥng, phải bảo vệ cho thân và tâm của ta.

Đó là bảo vệ khu vườn và đất tâm từ bên trong. Chúng ta c̣n phải lo ngăn chặng những độc hại xâm nhập từ bên ngoài. Như những cơn gió lớn, những trận mưa to, những lúc thời tiết khô hạn ….đến với khu vườn. C̣n thân tâm th́ phải xem nó như một thành tŕ, và thành tŕ đó phải có người gát cỗng. Cái ǵ đi vào, cái ǵ đi ra th́ ḿnh phải biết. Đó gọi là hộ tŕ sáu căn. Những ǵ đi vào cửa mắt, cửa tai, cửa mũi, cửa thân …th́ ḿnh phải biết. Chúng ta không để thân tâm thành băi chiến trường được.

Sau cùng, khu vườn và đất tâm được chuyển hóa từ bên trong, và được hộ tŕ từ bên ngoài. Như vậy, khu vườn sẽ sinh tươi, thân tâm sẽ thanh thả, an vui…Nhưng c̣n một vấn đề quan trọng khác là chúng ta có khả năng thưởng thức những thành quả đó không? Một khu vườn tươi đẹp như thế, mà chúng ta không có khả năng hiện diện, để thưởng thức, th́ người thừa hưởng là ông bà hàng xóm, chứ không phải chúng ta. Như thân tâm an vui hạnh phúc…mà đầu óc chúng ta ở nơi khác, đâu đâu làm sao biết ḿnh đang an vui hạnh phúc được! Trong sự tu tập, chúng ta có tạo ra một năng lượng. Sức mạnh của năng lượng này tuỳ theo sự tu tập. Chính năng lượng này cho phép chúng ta tiếp xúc với hạnh phúc đó. Năng lượng này được gọi là chánh niệm, tức là khả năng của sự hiện diện.

(…..)

Sự làm vườn hay tu tập là một quá tŕnh, bắt đầu từ sự dùi hạt giống vào đất hay khơi dậy một chủng tử ở tạng thức, sau đó năng tưới tẳm hay quán chiếu hạt giống trong lúc chờ sự làm việc của đất hay của tàng thức. Sự làm việc của đất và của tàng thức thoát ra ngoài sự kiểm soát của người làm vườn hay người tu tập. Những người này chỉ tạo điều kiện tốt để chúng làm việc thôi, chứ không làm ǵ hơn được.

Điều kiện tốt để có hoa trái của tuệ giác sớm, có thể coi như ḿnh có chịu bỏ vốn vào công việc thực tập hay không? Vốn ở đây là ḿnh có thực sự chăm chú tu tập hay không? Tức là sự chú tâm, sự suy gẩm quán chiếu nhiều và thường xuyên vào hạt giống. Chúng ta có thể ví như chúng ta dùng một lăng kính hội tụ với ánh sáng chánh niệm (thay v́ ánh sáng mặt trời) chiếu thẳng vào đối tượng. Mà đối tượng là hạt giống, là vấn đề hay giải pháp (chánh kiến) mà chúng ta muốn t́m.

Hễ có Niệm là có Định, tức là có sự chú tâm (vào đối tượng). Và nếu liên tục chú tâm vào đối tượng, th́ Định càng mạnh. Như vậy Niệm chuyên chở Định. Mà trong Định có sẳn Tuệ (theo Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn). Tức là chúng ta không cần dùng Định, để đi t́m Tuệ. Tóm lại, công sức của sự tu tập là tập trung ở Niệm. Khi có Niệm, th́ có Định. Rồi an trú ở Định mà chờ Tuệ. Nói ra th́ dài ḍng. Thật ra, th́ Niệm Định Tuệ tương dung với nhau, một cái chứa đựng hai cái kia. Nh́n vào một cái, thấy cả ba cái. (Kinh Hoa Nghiêm).

Trong phần vừa qua, chúng ta thấy sự quan trọng của Niệm. V́ vậy, chúng ta có thể nói: Niệm là trái tim của Tịnh Độ. Và Chánh Niệm là trái tim của Thiền Tông. Niệm mạnh, th́ Định mạnh, do đó hạt giống mau bể ra để cho nụ, cho quả. Tức là cho Tuệ giác (chánh kiến).

(…..)

Sự tu học trong phật giáo được thể hiển qua ba sự tu tập : văn, tư và tu. Người ta c̣n gọi là tam học : văn học, tư học và tu học. Học ở đây là thực tập rèn luyện công phu, chứ không phải là học để thu thập kiến thức như ở ngoài đời.

Nghe một bài pháp thoại về ‘chánh kiến’, phải để cho giáo pháp có cơ hội thấm sâu trong tâm thức để tiếp xúc, đánh thức và tưới tẩm những hạt giống ‘chánh kiến’ ở trong ḿnh. Nếu chỉ dùng trí năng để tiếp nhận ‘chánh kiến’ th́ sẽ không có kết quả bao nhiêu. Tàng thức như mặt đất, gọi là đất tâm (tâm địa). Trong đất tâm của ta có những hạt giống của chánh kiến. Khi nghe pháp chúng ta đừng dựng lên những bức tường trí xảo. Tức không suy đoán, không so sánh, không b́nh luận.

Trong giai đoạn văn, ta chưa cần tư. Khi nghe pháp thoại hăy khoan dùng trí năng phân biệt, mà phải đưa cả thân tâm ra. Khi nghe pháp, ta phải để mặt đất tâm mở rộng thênh thang cho mưa pháp thấm nhuần. Đất tâm thấm ướt th́ hạt giống tuệ giác ở trong ta mới nẩy mầm được. Mở rộng tấm ḷng không thành kiến để tiếp nhận lời pháp thoại. Chúng ta hăy có cảm giác như nước mưa đang thấm vào đất tâm, khi nghe pháp thoại. Nghe mà đă có định kiến rồi th́ không tiếp nhận được nữa. Lúc nghe chúng ta đừng đem so sánh những lời đang nghe với ư kiến có sẵn của ḿnh. Nghe, tiếp nhận và thấu hiểu rồi, sau đó mới tư và tu, nghĩa là mới suy ngẫm, chiêm nghiệm và đem vào cuộc sống.

Tư là suy gẫm, tư duy, quán chiếu những điều ḿnh nghe. Ta nghe một điều ǵ, dù điều đó từ một vị đạo sư nổi tiếng nói ra, ta cũng phải tư, tức là phải thẩm xét giá trị ứng dụng của những điều đó. Ta không mù quáng nghe theo vô điều kiện. Sau khi nghe rồi, phải tư. Trong khi đang nghe, không tư, nghe là nghe mà thôi. Nghe xong rồi lúc đó mới quán chiếu, mới suy tư. Tư là đem kinh nghiệm, đem trí tuệ, đem khổ đau của ḿnh ra để mà xét nghiệm. Xem thử những điều ḿnh nghe có thể trả lời được những nỗi đau khổ, những thắc mắc, những thao thức của đời ḿnh hay không, như thế gọi là kiểm chứng. Và cũng như thế gọi là tư học.

Rồi nhờ quán chiếu, suy gẫm và áp dụng trong đời sống hàng ngày nên những kiến thức và ư niệm ban đầu biến dần thành tuệ giác thực sự. Sự làm việc của tàng thức vượt ra ngoài tầm tay của chúng ta. Chúng ta chỉ biết quán chiếu, suy gẩm, tưới tắm, rồi chờ (chánh kiến) !

Làm thế nào để đạt được chánh kiến? Chánh kiến có thể trao truyền được không, hay là tự ḿnh phải đạt lấy qua văn tư tu? Ta nhớ rằng chánh kiến đă có sẵn hạt giống ở trong mỗi người. Thầy giỏi và bạn giỏi là những người có thể khơi động được hạt giống của chánh kiến ở trong ta. Người dạy ta có chánh kiến không, và đă chứng đạt tới mức nào? Chánh kiến của người ấy đă vững chăi chưa hay chỉ là một số khái niệm học được từ các thầy khác hay trong Kinh sách? Học không phải là thâu thập kiến thức. Học lư thuyết mà không chứng nghiệm th́ cũng như con tằm ăn lá dâu mà không làm được tơ, không có ích lợi ǵ cả.

Chánh kiến có thể thụ nhận, có thể trao truyền. Nhưng việc trao và nhận cần nhiều điều kiện. Người dạy ta về chánh kiến, cuốn sách ta đọc, cuốn Kinh ta tụng phải có khả năng thức động những hạt giống chánh kiến trong ta. Hạt giống chánh kiến có sẵn. Phật dạy tất cả mọi người đều có hạt giống của tuệ giác. Cho nên khi được nghe, được tiếp xúc với những dấu hiệu của chánh kiến th́ tự nhiên ta sẽ hiểu. Những kinh nghiệm khổ đau của ta cũng giúp ta tiếp nhận chánh kiến. Chánh kiến chỉ có thể trao truyền trong những thời gian và địa điểm thích hợp, bằng ngôn ngữ từ ái, khế cơ, những ngôn ngữ có khả năng đánh thức được hạt giống chánh kiến có sẵn trong người nghe. Người nghe lúc đầu có thể chỉ hiểu bằng trí óc thôi, điều nghe chưa thấm vào tâm thức hoặc chưa thể nghiệm được, v́ c̣n thiếu kinh nghiệm sống. Nhưng hạt giống chánh kiến chứa sẵn trong tâm một ngày kia sẽ nẩy mầm. Khi kinh nghiệm đau khổ đă chín mùi th́ chỉ cần nghe một câu nói hay một bài pháp thoại là người ấy đă có thể chuyển hóa. Cho nên tạo ra những điều kiện giúp ta tiếp nhận chánh kiến là điều rất quan trọng.

Thí dụ chúng ta có một khổ đau. Theo Tứ Diệu Đế, trước hết, chúng ta phải t́m nguyên nhân (tập đế) của khổ đau, rồi sau đó t́m cách diệt trừ nguyên nhân (diệt đế) gây ra khổ đau. Chúng ta phải t́m những tập đế và diệt đế đó. Hay nói cách khác, đó là những chánh kiến mà chúng ta t́m.

Giải pháp thứ nhất là chúng ta tự đạt lấy những chánh kiến đó bằng qúa tŕnh văn tư tư.
Giải pháp thứ nh́ là giải pháp trao truyền, tức là chúng ta có được những chánh kiến của vấn đề qua sự giúp đở của người khác. Người này phải hiểu chúng ta, v́ có hiểu, mới có thương và biết vấn đề. Có như thế mới khơi dậy được hạt gống chánh kiến trong chúng ta., mới có thể cho chúng ta lời khuyên, phải làm thế này thế nọ, để thanh toán cái khổ của vấn đề. Dĩ nhiên, những ư kiến của người này chưa phải là chánh kiến, v́ chánh kiến phải phát sinh từ trong chúng ta, chứ không từ ngoài đưa vào. Vậy chúng ta cần duyệt lại những ư kiến đó. Tức là duyệt lại bằng văn tư tu, để nó có thể phát sinh từ trong chúng ta. Giờ đây, vấn đề thâu hẹp lại nhiều rồi. Nếu như t́m được giải pháp, nhưng nó không dẹp được khổ đau, hay nó không đúng theo luật duyên khởi th́ giải pháp đó không thể nào là chánh kiến được. Nếu không, th́ bắt đầu lại từ đầu !

Để kết thúc, xin nhắc lại, tuy làm vườn và tu tập giống nhau. Nhưng người làm vườn th́ chỉ thường làm vào mùa xuân, c̣n tu tập th́ phải cả năm, chứ không theo mùa.

Vertou, tháng ba năm 2010
Trần Chánh Trực

Phật học thường thức

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật pháp căn bản
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện đạo TĂNG N

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnaTE ULLAMBANA3;̐

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện &

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA841

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA73;ạo#432;

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản Công

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr