Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật học thường thức
1. Từ những lời cầu nguyện

Trong Vinaya II, Tiểu phẩm (Cullavagga) có ghi lại sự kiện những Tỳ-kheo sống trong rừng sâu bị rắn độc cắn chết; Đức Phật hay được và nói, nếu các Tỳ-kheo ấy đă rải tâm từ đến các loài rắn độc th́ nhất định đă không bị chúng gia hại. Rồi Phật dạy bài kệ với nội dung là những lời ước nguyện, mong cho tâm từ của hành giả lan đến chúa tể các loài rắn độc, các sinh vật không chân, hai chân và bốn chân; ước nguyện các sinh loại đều được an lành, không làm hại Tỳ-kheo. Nội dung những lời ước nguyện hay cầu nguyện ấy được gọi là “hộ chú” (parittam).

Kinh Tạp A-hàm cũng ghi lại trường hợp những bà mẹ có con trẻ thường hay khóc đêm, đem tới tu viện, Đức Phật dạy các Tỳ-kheo tụng Pháp cú cho nó nghe: “Nếu ai biết Pháp cú, Tự ḿnh hộ tŕ giới, Xa ĺa sự sát sanh, Nói thật, không nói dối, Tự bỏ điều phi nghĩa, Giải thoát đường quỷ thần”. Tụng xong, trẻ hết khóc, trở nên dễ nuôi, chóng lớn! Những bài Pháp cú như thế cũng được xem như là paritta hay thần chú.

Kinh Nikāya th́ ghi lại sự kiện tôn giả Angulimāla trên đường đi khất thực gặp một sản phụ khó sinh, đau đớn, nguy kịch, tôn giả lập tức chạy về tu viện tŕnh bày với Đức Phật. Phật dạy Angulimāla đến đọc cho sản phụ ấy nghe một paritta, như là câu thần chú cứu nguy, với nội dung: “kể từ khi Angulimāla tái sinh trong Thánh đạo này chưa từng cố ư giết hại một sinh mạng nào, bằng sự thực ấy, ước nguyện sản phụ sinh sản an toàn”. Quả nhiên, sau khi tụng xong, người sản phụ nọ được mẹ tṛn con vuông!

Kinh Ratanasuttaṃ ghi: “Dù trong đời này hay đời khác, hay trên thiên giới, không có tài bảo vi diệu nào sánh với đức Như Lai. Ở đây, Phật là tài bảo tối thắng vi diệu. Bằng sự thực này, ước nguyện tất cả đều được an lành”.

Kể trên là những lời kinh nguyện cầu. Rải rác trong kinh điển Nikāya và Āgama đều thấy xuất hiện các parittam hay hộ chú như thế. Những lời kinh ấy đều diễn tả, nói lên sự thật hay chân lư và được hiểu là chân ngôn. Chân ngôn là lời nói chân thật, không hư dối, là phương tiện để diễn đạt chân lư. “Chân lư là tính thể của sức mạnh kỳ diệu; ai biết nương tựa chân lư, sống với tâm tư hướng về chân lư, người ấy sống cuộc sống an lành. Đó là tính thể của sự cầu nguyện” (Tuệ Sĩ – Thiền và Bát nhă).

Những Chân ngôn ấy về sau được tập hợp thành giáo pháp của Kim cương thừa.

2. đến truyền thống Kim Cương Thừa

Kim cương thừa (vajrayāna) hay Mật tông xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ 4 tại Bắc Ấn Độ, trở nên hưng thịnh từ đầu thế kỷ thứ 6, đến giữa thế kỷ thứ 8 th́ h́nh thành nên một truyền thống lớn mạnh, được truyền qua Tây Tạng, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Nga… và nhanh chóng gây ảnh hưởng trong các truyền thống tông phái Phật giáo khác vốn đă có từ trước. Truyền thống này h́nh như đặc biệt có khuynh hướng xem những lời Phật dạy như những điều huyền bí, bởi tất cả những lời dạy của Phật đều xuất phát từ cảnh giới nội chứng của pháp thân Phật, gọi là mật giáo. Do đó, truyền thống này chủ yếu sử dụng những Chân ngôn và phần lớn giữ nguyên ngữ văn thánh điển Phạn ngữ để tăng thêm giá trị bí mật, linh thiêng.

Chân ngôn (mantra) cũng gọi là Đà-la-ni (dhāranī) hay Thần chú. Theo Đại Trí Độ Luận (Mahapra-jnaparanita-sastra) th́: “Đà-la-ni có nghĩa là duy tŕ và ngăn ngừa: duy tŕ là duy tŕ những thiện pháp không để cho thất lạc, như một cái b́nh nguyên vẹn có thể chứa nước không để nước rịn ra; ngăn ngừa là ngăn ngừa những ác pháp không cho phát sinh, nếu có khuynh hướng tạo tác tội ác th́ ngăn ngừa không cho tạo tác: đó là Đà-la-ni”.

Có bốn loại Đà-la-ni, tức là bốn loại tổng tŕ: pháp, nghĩa, chú và nhẫn. Pháp Đà-la-ni là duy tŕ những điều học hỏi về Phật pháp, không cho tán thất. Nghĩa Đà-la-ni là duy tŕ yếu nghĩa của các giáo pháp không để cho quên mất. Chú Đà-la-ni là duy tŕ các thần chú không để quên mất. Nhẫn Đà-là-ni là an trú trong thực tướng của vạn pháp không để tán loạn. Với ư nghĩa này, truyền thống Kim cương thừa, mà đặc biệt là Mật giáo ở Tây Tạng, đă thu nhiếp toàn bộ giáo pháp của Phật, cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa và duy tŕ một cách khá trọn vẹn, điều mà các truyền thống Phật giáo khác không làm được. Chính tính chất dung hợp toàn bộ giáo pháp này mà truyền thống Kim cương thừa có nhiều pháp môn tu tập bao gồm cả Thiền – Tịnh – Mật. Đây chính là yếu tố làm phát sinh bộ Thiền môn nhật tụng khi truyền thống Kim cương thừa lớn mạnh ở Trung Hoa.

3. và hai thời công phu

Bộ Thiền môn nhật tụng gồm có hai quyển, không biết do ai biên soạn và ấn hành lần đầu tiên vào năm nào. Chỉ được biết có các bản in vào năm Đạo Quang thứ 14 (1834) đời nhà Thanh, bản của chùa Dũng Tuyền, Cổ Sơn, tỉnh Phúc Kiến in vào năm Quang Tự thứ 12 (1886), cũng đời nhà Thanh...

Nội dung sách này, ngoài việc thu chép các pháp yếu, pháp ngữ, cảnh sách, vấn đối, huấn hối văn... của các Đại sư trong Thiền môn, c̣n thu chép một lượng lớn kinh, luật, kệ, nghi văn, thần chú... thường dùng trong các chùa viện nói chung, mà đặc biệt là nghi thức tụng niệm hai thời công phu sáng và chiều:

Thời khóa buổi sáng gồm có:

- Thần chú Lăng Nghiêm
- Thần chú Đại Bi Tâm
- Thần chú Như Ư Bảo Luân Vương
- Thần chú Tiêu Tai Cát Tường
- Thần chú Công Đức Bảo Sơn
- Thần chú Chuẩn Đề
- Thần chú Dược Sư Quán Đỉnh
- Thần chú Quan Âm Linh Cảm
- Thần chú Thất Phật Diệt Tội
- Thần chú Văng Sinh Tịnh Độ
- Thần chú Đại Cát Tường Thiên Nữ
- Tâm kinh Bát Nhă
- Tán Phật
- Niệm Phật và Thánh chúng
- Tán lễ bổn sư
- Hồi Hướng
- Tam tự quy

Thời khóa buổi chiều gồm có:

- Thần Chú Đại Bi Tâm và Tâm kinh Bát Nhă
- Kinh A Di Đà
- Thần Chú Văng Sanh Tịnh Độ
- Sám Hồng Danh, bao gồm:
+ Tán dương Chư Phật
+ Qui y cả tánh và tướng Tam bảo
+ Phát Bồ đề tâm
+ Đảnh lễ Tam tảo
+ Lạy Phật
+ Sám hối
+ Phát lộ
+ Hướng nguyện theo hạnh nguyện Phổ Hiền
+ Hồi hướng
- Văn thí thực
- Niệm Phật
- Tán Phật
- Niệm Phật
- Nguyện sinh cực lạc
- Tán lễ Bổn tôn
- Cảnh sách
- Tự qui y Tam bảo

Hai thời công phu như vậy, ngoại trừ Tán Phật, Niệm Phật, Lạy Phật, Sám hối, Nguyện sinh Cực lạc, Hồi hướng và Tam tự quy, tất cả c̣n lại đều là thần chú. Nhưng dù không phải là thần chú đi nữa, tất cả những ǵ được biên soạn trong Thiền môn nhật tụng nói riêng, Tam tạng kinh điển nói chung, Theo Mật tông đều được gọi là Chân ngôn hay Đà-la-ni trong ư nghĩa của nó, hoặc là pháp, hoặc là nghĩa, chú, nhẫn. Cho nên, có thể nói ngay rằng, hai thời công phu không phải chịu sự ảnh hưởng của Mật giáo mà nó là Mật giáo trong ư nghĩa mật giáo đă nêu trên, hoặc là những lời cầu nguyện trong ư nghĩa một paritta. Vấn đề là, người ta thực tập những lời dạy ấy để hướng đến mục đích ǵ? Ở đây, hai thời công phu, và cả những việc làm trong ngày, đối với người xuất gia, đều hướng đến mục đích chí nguyện "v́ tuệ giác bồ-đề mà cầu sinh Cực lạc". Để biết thêm về ư này xin mời bạn đọc tham cứu trong cuốn “Hai thời công phu”, do HT. Trí Quang dịch giải.
Ở đây, chỉ xin nói thêm rằng, Mật giáo thịnh hành ở Việt Nam từ những thế kỷ thứ 7, thậm chí c̣n sớm hơn nữa. Và thuở ấy, có những vị Thiền sư đă sở đắc từ một Đà-la-ni nào đó. Chẳng hạn Thiền sư Pháp Thuận, Sùng Phạm, Từ Đạo Hạnh, Minh Không, Vạn Hạnh… của Thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi; Thiền sư Không Lộ, Giác Hải… của Thiền phái Vô Ngôn Thông; Thiền sư Lư Thánh Tông, Bát-nhă… của Thiền phái Thảo Đường, đều là những người chứng đắc từ những pháp Đà-la-ni và sử dụng năng lực ấy để hộ quốc an dân.

Ngay cả những Thiền sư của ḍng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, được coi là ḍng thiền chính thống của Việt Nam, cũng hành tŕ nghi lễ mật giáo. Như thiền sư Huyền Quang đă chế tạo đài Cửu Phẩm Liên Hoa có thể xoay vần trong khi niệm Phật và tŕ chú. Thượng hoàng Anh Tông, Văn Huệ Vương, Uy Huệ Vương và nhiều người khác đă được thiền sư Pháp Loa làm lễ quán đỉnh, một nghi lễ của mật giáo.

Tóm lại, hai thời công phu là một tập hợp độc đáo những phương pháp hành tŕ tu tập mà cuộc đời người xuất gia, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, nếu tinh tiến hành tŕ trọn vẹn, th́ đă quá đẹp!

Phật học thường thức

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật pháp căn bản
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện đạo TĂNG N

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnaTE ULLAMBANA3;̐

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện &

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA841

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA73;ạo#432;

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản Công

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr