Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật học thường thức
Nguyên tác: Vu Lăng Ba
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng

Chương 2
GIẢI QUYẾT MỐI NGHI NGỜ


6. Phật giáo và khoa học

Một số người có quan niệm khoa học là tân thời, tiến bộ, thiết thực, c̣n Phật pháp th́ đă lỗi thời, lạc hậu, mê tín. Chúng tôi tạm thời không phê phán quan niệm này là đúng hay sai, mà trước hết xin được t́m hiểu ư nghĩa của hai chữ ‘khoa học’.

Khoa học có hai nghĩa, rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, khi lấy một đối tượng nhất định nào đó làm phạm vi nghiên cứu bằng tri thức và hệ thống quan sát xác thực th́ đối tượng đó trở thành đề tài khoa học. Ông Tôn Trung Sơn có nói: "Học hỏi mà có hệ thống, có logic, có phương pháp th́ gọi cái học đó là có khoa học". Theo nghĩa hẹp, th́ khoa học đơn giản chỉ là sự nghiên cứu về những quy luật phát triển hoặc những nguyên tắc vận động của vật chất tự nhiên. Theo nghĩa hẹp, khoa học là những môn học nghiên cứu về sự vật tự nhiên, như vật lư học, hóa học, động vật học, thực vật học… Theo nghĩa rộng, ngoài việc nghiên cứu thế giới tự nhiên, khoa học c̣n là môn học nghiên cứu về chính trị, kinh tế, xă hội, lịch sử… Đó là phạm vi của khoa học.

Phương pháp nghiên cứu khoa học là luận lư logic diễn dịch và quy nạp. Tinh thần nghiên cứu khoa học là thuần túy khách quan, không để t́nh cảm chi phối; chú trọng phân tích, dựa vào thực nghiệm, để hy vọng đưa ra kết luận chính xác về một đối tượng.

Căn cứ những nguyên tắc đă tŕnh bày ở trên, chúng ta thử so sánh giữa khoa học và Phật pháp có ǵ tương đồng và dị biệt?

Kinh điển Phật pháp ở nước ta phần lớn được phiên dịch từ tiếng Phạn. Lịch sử ghi chép về những công tŕnh phiên dịch cho thấy rất quy mô. Những dịch tràng do Cưu-ma-la-thập, Huyền trang… chủ tŕ có quy mô hết sức là lớn, có cả ngàn người tham gia, mỗi người giữ một chức năng riêng biệt, như người chủ dịch, người dịch nghĩa bằng miệng, người ghi chép, người chứng nghĩa, người nhuận văn… Khi một bản kinh được dịch xong là đă trải qua nhiều lần khảo đính, do đó, có một chữ, một câu nào mà nghĩa lư không phù hợp với nguyên bản tiếng Phạn th́ đều được xem xét lại một cách kỹ lưỡng và chú thích rơ ràng. Một dịch trường với quy mô như vậy, sự phân chia công tác hợp lư, phương pháp tổ chức nghiêm ngặt, xác thực là phù hợp với tinh thần khoa học.

Xem lại cấu trúc tổ chức của một bản kinh Phật, từ thời Nam Bắc triều, pháp sư Đạo An đă phân tích cho thấy nó có ba phần lớn là phần tựa, phần chính tông và phần lưu thông; mỗi phần lại chia ra nhiều đoạn nhỏ. Sự phân chia khoa phán như vậy rất phù hợp với tinh thần khoa học.

Thêm nữa, mỗi bộ kinh Phật, phần mở đầu đều có sáu nguyên tắc gọi là ‘lục chủng thành tựu”, gồm tín, văn, thời, chủ, xứ, chúng, nói rơ thời gian, địa điểm, thính chúng… lúc mà Đức Phật nói bản kinh. Đây là điều hết sức khoa học và phù hợp với tinh thần học thuật của chúng ta ngày nay khi đề cập đến sáu yếu tố quan trọng của một văn bản báo cáo thực nghiệm khoa học, hay biên bản hội nghị của cơ quan chính phủ, đó là: người nào, việc ǵ, lúc nào, ở đâu, diễn biến sự việc ra sao, tương tợ như sự kiện nào v.v... Một biên bản báo cáo thực nghiệm khoa học đ̣i hỏi phải được ghi chép tŕnh tự: người chủ tŕ, cộng đồng thực nghiệm, thời gian, địa điểm, mục tiêu thực nghiệm, phương tiện sử dụng... C̣n biên bản hội nghị phải được bắt đầu: tên gọi cuộc hội nghị, thời gian, địa điểm, hội đồng chủ tịch, thư kư... Sở dĩ một biên bản phải được ghi chép theo nguyên tắc này là để biểu thị tính chính xác của nó. Và h́nh thức này đă được các đệ tử của Đức Phật thực hiện hơn hai ngàn năm trước khi quư ngài tiến hành kết tập kinh điển, cho thấy tinh thần làm việc hết sức khoa học của cộng đồng tăng lữ. Theo đó, ai dám bảo kinh điểm Phật giáo không có tinh thần khoa học ?

Trên thực tế, những điều mà khoa học mới phát hiện gần đều đă được Đức Phật nói hơn hai ngàn năm trước. Chẳng hạn, về lănh vực y học, có thể nói đạo Phật đă đi trước thời đại hai mươi lăm thế kỷ!
Đức Phật nói trong cơ thể của một con người có ít nhất 80 loại vi trùng. Đặc biệt hai cuốn kinh Trị thiền bệnh bí yếuChánh pháp niệm xứ ghi chép rất rơ ràng về các bệnh lư và phương pháp điều trị. Ngày nay, khoa sinh trùng học phát triển mới phát hiện thân thể của con người là chỗ vi trùng kư sinh, thế nhưng vẫn chưa thể phát hiện hết và đoan chắc có bao nhiêu loại. Vậy mới biết Đức Phật là bậc Đại trí, dùng tuệ nhăn để quán sát sự vật cho nên không thể có sai sót.

Ngoài ra, trong kinh Tu hành đạo địa ghi chép về quá tŕnh h́nh thành và phát triển thai nhi trong bụng mẹ rất chi tiết và rơ ràng hơn cả khoa Thai sinh học của nền y học hiện đại.

Trước đây, người ta hiểu biết về thế giới chỉ trong phạm vi trái địa cầu này. Chẳng hạn, khi nói ‘đi khắp thế giới’, th́ chỉ là đi một ṿng quanh trái đất này. Hay nói ‘chiến tranh thế giới’ th́ có nghĩa là chiến tranh quốc tế, có quy mô toàn cầu. Thế nhưng, khái niệm ‘thế giới’ mà Đức Phật nói đến là ‘tam thiên đại thiên thế giới’. ‘Tam thiên đại thiên thế giới’ không phải là ‘ba ngàn thế giới’, mà là: tập hợp một ngàn thế giới gọi là ‘tiểu thiên thế giới’, tập hợp một ngàn ‘tiểu thiên thế giới’ thành một ‘trung thiên thế giới’, tập hợp một ngàn ‘trung thiên thế giới’ thành ‘đại thiên thế giới’. Tập hợp ba ngàn ‘đại thiên thế giới’ lại gọi là ‘tam thiên đại thiên thế giới’. ‘Tam thiên đại thiên thế giới’ là phạm vi giáo hoá của một Đức Phật ! Trong kinh nói: “Hư không vô tận, thế giới vô lượng, quốc độ có chúng sinh sinh sống cũng vô lượng, cho nên ‘tam thiên đại thiên thế giới’ cũng vô lượng”. Chúng ta sống trên trái đất này thật ra chỉ là sống trên một hạt bụi của bầu thái không mà thôi!

Những điều Đức Phật nói ra khi khoa học hoàn toàn chưa phát triển. Lúc bấy giờ con người rất khó tin. Cho đến khi khoa học ngày một phát triển, chứng minh được trong một hệ ngân hà có rất nhiều tinh cầu, khoảng cách giữa các tinh cầu cũng rất xa, phải tính bằng đơn vị ánh sáng hoặc đơn vị thiên văn.
Trong kinh Phật khi nói đến số thứ tự thường dùng đơn vị vạn, ức, hoặc các ví dụ hằng hà sa, vô lượng số, trăm ngàn vạn kiếp, không thể tính toán mà biết đến được… Những con số và ví dụ để chỉ cho số lượng này ngày nay cũng giống như khoa học dùng đến đơn vị ánh sáng vậy.

Học giả Lư Thạch Sầm từng nhận định: “Tôi cho rằng, Phật học không những không mâu thuẫn với khoa học, mà c̣n khoa học hơn cả khoa học”. Cho nên, khoa học càng phát triển, càng tiến bộ càng chứng tỏ tính cao thâm của Phật pháp.

Phật học thường thức

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật pháp căn bản
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện đạo TĂNG N

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnaTE ULLAMBANA3;̐

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện &

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA841

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA73;ạo#432;

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản Công

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr