Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Phật học thường thức
Nhân loại đang sống trong kỷ nguyên thứ 3, kỷ nguyên của số hóa. Ngày xưa, người ta không thể nào tưởng tượng và tin được rằng trong hạt cải có chứa quả núi Tu-di. Khi ấy, Phật giáo thật xa lạ với giới khoa học. Vậy mà giờ đây, khi công nghệ số hóa đạt bước tiến vượt bậc, người ta thấy rằng cả thế giới này cũng không lớn hơn ǵ lắm so với cái máy tính xách tay! Giới khoa học ngạc nhiên thấy rằng những lời Phật dạy đi trước sự tiến hóa của nhân loại hơn 25 thế kỷ. Khoa học càng phát triển càng hiểu thêm nhiều điều đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu t́m cách giải thích những hiện tượng, những triết lư, tâm lư… được đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đă từng làm nghiên cứu, lư giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đă gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá-lợi chẳng hạn.

Trước đây, người ta không tin là có xá-lợi Phật. Măi đến năm 1898, ông W.C. Peppé, người Pháp, đă tiến hành khảo cổ tại vùng Ṕpràvà, phía nam nước Népal. Kết quả khảo cổ đă t́m thấy một cái hộp bằng đá khá lớn, trong đó có chứa hai cái b́nh bằng đá và vài dụng cụ bằng đá khác như tách trà… Hai b́nh đá một lớn một nhỏ đều có chứa những viên xá-lợi. B́nh đá nhỏ dạïng h́nh cầu, chia thành hai phần thượng hạ. Nửa phần trên có h́nh tay cầm, khắc niên đại của vua A-dục bằng lối văn tự Brahḿ, và người ta đă đọc được nội dung của nó như sau: “Đây là xá-lợi của đức Phật. Phần xá-lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ”. Sự khám phá này đă chứng minh những ǵ được ghi lại trong kinh Trường A-hàm và rải rác ở những kinh khác về việc phân chia xá-lợi thành tám phần cho tám quốc gia cổ đại sau khi Phật nhập niết-bàn là hoàn toàn sự thật. Kinh ghi: “Như vậy, xá-lợi Phật được chia thờ ở tám tháp, tháp thứ chín là cái b́nh, tháp thứ mười là tháp tro, tháp thứ mười một là tháp tóc, thờ tóc Phật khi c̣n tại thế” (Đại chính tân tu Đại tạng kinh, tập 1 (ĐCTT/ĐTK), Trường A-hàm 1, Du hành kinh).

Trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ, xá-lợi Phật vẫn c̣n nguyên vẹn, lấp lánh sắc màu. Xương cốt con người sao mầu nhiệm đến thế?

Trong cơi giới mong manh tạm bợ vô thường này, tất cả mọi thứ đều bị huỷ diệt hết. Có cái tàn hoại nhanh chóng, có cái biến hoại từ từ, bởi thời gian, bởi sự tàn phá của con người, của thiên nhiên. Không mất, nhưng không c̣n nguyên vẹn nguyên thuỷ. Nó phải chuyển sang dạng khác, cái khác, rất khác với nó trước kia, đến nổi nh́n không ra. Vậy mà xá-lợi, chẳng phải kim loại, chẳng phải kim cương, là tro cốt c̣n lại của người tu sau khi hỏa táng, đốt hoài không cháy (toái thân xá-lợi). Mà người tu là con người do cha mẹ sinh ra, bằng xương bằng thịt, lại c̣n măi, thậm chí c̣n nguyên vẹn cả thân h́nh (toàn thân xá-lợi), thách thức với thời gian, trơ gan cùng tuế nguyệt, chẳng mảy may hư hao, lại c̣n lấp lánh sắc màu. Làm sao giải thích?

Đối với Phật giáo, một tôn giáo vốn được khai sinh từ sự giác ngộ của đức Phật về nguyên lư Duyên khởi, th́ không có một hiện tượng nào hiện hữu vô lư và không có nguyên do của nó, kể cả sự kiện lưu xá-lợi. Khi đức Phật tuyên thuyết kinh Pháp Hoa, từ dưới đất bỗng vọt lên một toà tháp lộng lẫy, trong đó lại vang lên âm thanh vi diệu tán thán đức Phật Thích-ca Mâu-ni có thể tuyên thuyết cho đại hội các chúng về bản kinh của tuệ giác b́nh đẳng vĩ đại, chứng thật cho những điều đức Thích-ca nói đều là chân thật. Sự kiện này đă khiến cho đại chúng ngơ ngác không hiểu v́ sao. Đức Phật giải thích: “Khi c̣n đi trên đường đi của Bồ-tát, đức Đa Bảo Phật-đà có phát lời nguyện trọng đại, nguyện rằng nếu được trở thành Phật-đà th́ sau khi nhập diệt, trong mười phương quốc độ, chỗ nào có Phật nói kinh Pháp Hoa, bảo tháp của Như lai cũng sẽ xuất hiện trước chỗ ấy để nghe kinh ấy, và làm chứng cho kinh ấy bằng cách tán dương rằng tốt lắm”. (Kinh Pháp Hoa, phẩm Bảo tháp xuất hiện).

Như vậy, việc lưu xá-lợi là do bi nguyện của chư Phật và Bồ-tát. Ở đây, chúng ta t́m thấy lời phát nguyện của đức Phật Đa Bảo khi c̣n hành Bồ-tát đạo, muốn làm chứng cho những đức Thế Tôn nào tuyên thuyết kinh Pháp Hoa mà lưu lại toàn thân xá-lợi. Chúng ta có thể nói, lưu lại xá-lợi là nguyện lực của chư Phật và Bồ-tát, như là một chứng cứ bất hoại của chánh pháp.

Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva, 344~413), người Tây Trúc, đến Trường An vào khoảng năm 401, nhằm niên hiệu Long An thứ 5, đời Đông Tấn. Diêu Hưng bái ngài làm thầy và mời ở trong vườn Tiêu Dao, cùng với hai học tṛ là Tăng Triệu và Tăng Nghiêm, làm công tác dịch kinh. Ở Trung Hoa, trước sau có rất nhiều người dịch kinh, nhưng không ai có thể so sánh được với “ông vua giới phiên dịch” này (từ dùng của Lương Khải Siêu). Trước lúc viên tịch, La-thập đă phát lời thệ nguyện: “Hôm nay trước mặt đại chúng, tôi phát lời thề nguyện rằng, nếu như những kinh sách tôi dịch không sai với ư Phật, th́ sau khi hỏa thiêu thân này cái lưỡi vẫn c̣n” (ĐCTT/ĐTK 50, n0 2059, p. 0330a11). Quả nhiên, ngày 10 tháng 2 năm Quư sửu (413), La-thập viên tịch. Nhục thân của ngài được tiến hành hỏa thiêu theo nghi thức của người Tây Trúc tại vườn Tiêu Dao, sau khi hỏa táng, bao nhiêu xương cốt đều thiêu rụi, duy chiếc lưỡi vẫn c̣n (sđd).

Đến đây, chúng ta có thể tin tưởng rằng, việc lưu lại xá-lợi là do thệ nguyện của chư Phật và Bồ-tát. Quư ngài v́ muốn chứng thực và bảo vệ chánh pháp là chân thật nên đă phát lời thệ nguyện lưu lại xá-lợi để ǵn giữ chánh pháp bất hoại.

Khi Tổ Bồ-đề Đạt-ma từ Tây Trúc sang Đông Độ, ngài phải mang theo y bát truyền thừa của chư Tổ để làm tin. Truyền đến đời thứ sáu, Tổ Huệ Năng, th́ không truyền nữa. V́ sao vậy? Và lấy ǵ để hậu bối làm tin? Sau này, khi cải táng mộ của Lục tổ, chúng ta mới vở lẽ ra rằng quả thật không cần phải truyền y bát để làm tin nữa, v́ Huệ Năng đă để lại toàn thân xá-lợi! Với toàn thân xá-lợi th́ giá trị truyền thừa không có ǵ siêu việt hơn.

Theo kinh Kim Quang Minh, xá-lợi là kết quả của quá tŕnh tu tập giới định tuệ. Luận Đại Trí Độ cũng nói xá-lợi là do tu tập sáu pháp ba-la-mật mà thành. Nhưng quán sát hành động của chư Phật, chư Bồ-tát, Tổ sư, th́ xá-lợi được trang nghiêm bằng sự đại dũng mănh, phát ra sự đại thệ nguyện và tăng cường tâm ḿnh bằng sự đại từ bi.

Thật vậy, trong quá khứ, Đức Phật đi theo con đường Bồ-tát, thực hành tâm đại bi, chẳng những cho cơm nước để cứu thân mạng bầy cá, mà đến nỗi cái thân tiếc nuối cũng xả bỏ. Có một tiền thân, Ngài làm thái tử quốc vương Đại-xa, tên gọi Tát-đỏa. Trong một lần cùng với vua cha và các anh xuất du núi rừng. V́ ham chơi, cả ba anh em đi sâu vào khu rừng tre. Ở đây, họ chứng kiến một cảnh thương tâm: mẹ con bầy cọp sắp chết đói. Bấy giờ, thái tử Tát-đỏa suy nghĩ: “chúng ta tiếc nuối thân mạng, lại không có trí tuệ, không làm được ǵ lợi cho kẻ khác. Nhưng bậc đại sĩ th́ có đại bi tâm, thường v́ lợi người mà bỏ ḿnh”. Ngài lại nghĩ tiếp: “Thân ta đây hàng trăm ngàn đời vất bỏ thối ră mà chẳng được ích ǵ, tại sao ngày nay ta không bỏ để cứu cái khổ cơn đói?... nay chính là lúc thích đáng cho ta bỏ thân này”. Suy nghĩ như vậy rồi, ngài liền phát thệ nguyện: “Ta v́ chúng sinh khắp cả pháp giới, chí cầu Bồ-đề tuệ giác tối thượng, khởi tâm đại bi không thể dao động mà bỏ cái thân phàm phu luyến tiếc”. Phát nguyện rồi liền tự tay cắt thịt cho cọp đói. Sau đó, xá-lợi xương được thu lại đựng trong tháp báu ẩn chứa trong dân gian. Một khi đức Thế Tôn muốn cho đại chúng thấy xá-lợi của Bồ-tát khổ hạnh thời xưa, th́ đại địa chấn động, tháp báu xuất hiện để minh chứng lời đức Thế Tôn (Xem kinh Kim Quang Minh, phẩm 26, Xả bỏ thân mạng).

Quả nhiên, bằng sự đại dũng mănh, phát ra sự đại thệ nguyện và tăng cường tâm ḿnh bằng sự đại từ bi, Bồ-tát lưu lại cho dân gian TRÁI TIM BẤT DIỆT. Hăy đọc lại lời phát nguyện của Bồ-tát Quảng Đức: “Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ, mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên toạ thị để Phật pháp tiêu vong, nên tôi vui ḷng phát nguyện thiêu thân giả tạm nầy cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo… Cầu nguyện cho đất nước thanh b́nh, quốc dân an lạc” (Lời nguyện tâm quyết, Tỳ kheo Thích Quảng Đức).
Đọc lời nguyện của Bồ-tát Quảng Đức với lời nguyện của Bồ-tát Tát-đỏa chúng ta mới thấy hành động của chư Bồ-tát luôn luôn xứng hợp với nhau. Quư ngài luôn vận dụng tâm từ bi để cứu vớt chúng sinh, nh́n chúng sinh như con một, mạnh mẽ hoan hỷ, ḷng không nuối tiếc. Những ai đă đi qua đoạn đường lịch sử nước nhà năm 1963 mới thấy được hành động xả thân cứu khổ, một hành động khó làm, mới chân thường siêu việt làm sao! Cũng như Bồ-tát Tát-đỏa, xả thân cho cọp đói, sự tự thiêu của Bồ-tát Quảng Đức là khổ hạnh, theo kinh Pháp Hoa và Bồ-tát giới Phạm Vơng. Khổ hạnh như vậy là v́ xót thương chúng sanh đau khổ và xót xa Phật pháp điêu đứng. Nó xuất phát từ ư thức và tâm nguyện. Và trái tim bất diệt được kết thành từ đó.

Phật học thường thức

Vu Lan
Tịnh Độ
Phật pháp căn bản
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện đạo TĂNG N

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnaTE ULLAMBANA3;̐

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện &

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA841

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA73;ạo#432;

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản Công

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr