Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Đại bi      Grande compassion    Great compassion    大悲    mahākaruṇā
Bi nghĩa là thương xót và cứu giúp những người đau khổ. Chư Phật và Bồ tát thấy chúng sanh đau khổ ḷng xót thương vô hạn, không nở để chúng sinh ch́m đắm trong sinh tử, bị muôn thứ khổ đau bức bách, nên liền phát nguyện cứu vớt tất cả chúng sanh, gọi là Đại bi tâm. Kinh Niết bàn nói: 'Ba đời chư Phật đều lấy đại bi làm gốc, nếu không có tâm đại bi th́ không thể gọi là Phật'.
Tâm đại bi mẫn của Phật và Bồ-tát (đại bi mẫn t́nh thương xót vô cùng to lớn).
Đại bi là một trong 18 năng lực đặc biệt của Phật (xem mục Bất cộng pháp).
Đại bi cũng chính là Bi tâm trong Bốn tâm vô lượng (Tứ vô lượng tâm từ - bi – hỷ - xả), như trong Kinh Hoa nghiêm nói : ‘có 10 loại tâm đại bi’ ; Kinh Bảo vũ cũng nói : ‘Phật có 32 tâm đại bi’.
Đại bi có các nghĩa sau đây :
Luận Đại tỳ-bà-sa nói : ‘Nhổ sạch những ǵ làm tăng tưởng nỗi khổ nạn của chúng sanh th́ gọi là Đại bi ; nghĩa là, bạt trừ mọi khổ đau từ trong cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, khiến cho giải thoát ra ngoài, an trí chúng ở vào cảnh giới trời người hưởng thọ an vui.
Lại nữa, kéo chúng sanh ra khỏi bùn lầy gọi là Đại bi ; nghĩa là, chúng sanh hữu t́nh đang bị ch́m đắm trong bùn lầy phiền năo, Phật đưa cánh tay chánh pháp kéo chúng sanh ra khỏi bùn lấy ấy, rồi đem chúng an trí vào trong Thánh đạo để chứng Đạo quả.
Lại nữa, trao cho chúng sanh hữu t́nh nghĩa và lợi gọi là Đại bi ; nghĩa là, Phật dạy chúng sanh đoạn ba ác hạnh, tu ba diệu hạnh, gieo trồng hạt giống tôn quư, giàu sang, hạnh phúc th́ gặt hái được hoa trái đại tôn quư, đại giàu sang, hạnh phúc, h́nh sắc xinh đẹp, mọi người ai cũng ưa nh́n, da dẻ mịn màng, tươi sáng và thanh tịnh, hoặc làm Luân vương, hoặc làm Đế thích, hoặc làm Phạm vương, hoặc làm Phạm chí, cho đến có thể sanh lên trời Hữu đảnh, hoặc lại gieo trồng hạt giống Tam thừa, dẫn đến Bồ-đề Niết-bàn… Tất cả mọi việc làm trên đều nhờ vào oai lực của Tâm đại bi.
Gọi là Đại bi v́ t́nh thương này có năm thứ to lớn sau đây :
1. Tài sản lớn : V́ tâm này lấy sự thành tựu đại phước đức, đại trí tuệ làm tư lương.
2. Hạnh tướng lớn : V́ tâm này có năng lực ở trong ba thứ khổ mà bạt trừ hết mọi thống khổ.
3. Sở duyên lớn : V́ tâm này lấy chúng sanh trong ba cơi làm đối tượng thương yêu.
4. B́nh đẳng lớn : V́ tâm này xa ĺa ư niệm phân biệt oán thân, thương yêu và làm lợi ích trùm khắp chúng sanh hữu t́nh.
5. Thượng phẩm lớn : Tâm này là tâm tối thượng.
Tâm đại bi và Tâm bi có 8 loại khác nhau :
1. Tự tánh khác : Tâm đại bi lấy vô si (tức trí tuệ) làm thể ; Tâm bi lấy vô sân làm thể.
2. Hạnh tướng khác : Hạnh tướng của Tâm đại bi là ba thứ khổ ; hạnh tướng của Tâm bi là khổ khổ.
3. Sở duyên khác : Tâm đại bi lấy ba cơi làm đối tượng ; Tâm bi chỉ có ở Dục giới.
4. Y địa khác : Tâm đại bi nương vào Tứ thiền, Tâm bi nương vào Tứ tĩnh lự.
5. Y thân khác : Tâm đại bi nương vào thân Phật ; Tâm bi nương vào thân Nhị thừa.
6. Chứng đắc khác : Tâm đại bi ĺa phiền năo hoặc ở trời Hữu đỉnh mà chứng đắc ; Tâm bi ĺa phiền năo hoặc ở Dục giới mà chứng đắc.
7. Cứu tế khác : Tâm đại bi có năng lực cứu tế thành tựu mọi việc ; Tâm bi chỉ hy vọng là cứu tế được mà thôi.
8. Ai mẫn khác : Tâm đại bi là tâm thương yêu b́nh đẳng ; Tâm bi chỉ cứu giúp chúng sanh hữu t́nh đau khổ ở Dục giới.