Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Tam lậu              三漏    traya āsravāḥ
Ba loại phiền não: Dục lậu, Hữu lậu và Vô minh lậu.
Lậu là tên gọi khác của phiền não.
Phiền não trong tâm theo ngõ sáu căn rò rỉ ra bên ngoài khiến cho chúng sanh hữu tình buồn khổ, khiến chúng sanh hữu tình trôi lăn trong sanh tử luân hồi không gián đoạn, cho nên gọi phiền não là lậu.
Dục lậu là phiền não ở Dục giới. Hữu lậu là phiền não ở Sắc giới và Vô sắc giới. Vô minh lậu là phiễn não si mê tồn tại ở cả ba cõi.
Kinh Đại bát-niết-bàn, quyển 22, ghi: "Tất cả phiền não ở Dục giới, trừ vô minh, gọi là Dục lậu; tất cả phiền não ở Sắc giới và Vô sắc giới, trừ Vô minh, gọi là Hữu lậu; vô minh tồn tại ở cả ba cõi gọi là Vô minh lậu".
Tam lậu tổng cộng có 108 phiền não. Trong đó, Dục lậu có 41 loại, Hữu lậu có 52 loại, Vô minh lậu có 15 loại.
Đại tỳ-bà-sa luận, quyển 47, ghi: ‘Chúng sanh hữu tình sở dĩ ở Dục giới là do tâm của chúng có tham dục, vui thích ở nơi dục, ham muốn nơi dục, hy vọng nơi dục, mong cầu nơi dục, tìm kiếm nơi dục, đắm nhiễm nơi dục, cho nên phát sanh các phiền não ở trong Dục giới, trừ vô minh ra, gọi là Dục lậu. Chúng sanh hữu tình sở dĩ ở Sắc giới và Vô sắc giới là do tâm tư của chúng bám víu vào hữu, vui thích với hữu, ham muốn với hữu, hy vọng với hữu, mong cầu với hữu, tìm kiếm hữu, đắm nhiễm hữu, cho nên phát sanh các phiền não ở trong Sắc và Vô sắc giới, trừ vô minh, gọi là Hữu lậu. Chúng sanh hữu tình sống trong ba cõi đều do tâm của chúng có dục có hữu, cho đến đắm nhiễm nơi dục, nơi hữu, mà chính yếu là do sức mạnh của ngu si, cho nên sự ngu si trong ba cõi đáng lập riêng ra một lậu, gọi là Vô minh lậu.
Lại nữa, chúng sanh hữu tình Dục giới tuy cũng có mong cầu đối với hữu, nhưng phần lớn là mong cầu đối với dục, cho nên phiền não ở Dục giới, trừ vô minh ra, gọi là Dục lậu; Sắc và Vô sắc giới hữu tình chúng sanh hoàn toàn không mong cầu nơi dục, chỉ mong cầu hữu, cho nên gọi là Hữu lậu.'