Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Linh Thứu Sơn              靈鷲山    Gṛdhra-kūṭa
Tên chữ là Kỳ-xà-quật, Gṛdhra-kūṭa, ngọn núi nằm gần thủ đô Vương-xá của quốc vương Ma-kiệt-đà xưa.
Thành Vương-xá có 5 ngọn núi, thì núi Linh Thứu là ngọn cao nhất. Núi có nhiều cây cối, không gian thanh tịnh, không khí trong lành, nên có rất nhiều Thánh nhân ẩn cư.
Vì Đức Phật thường lên núi này ngắm hoàng hôn và giảng nhiều bản kinh quan trọng mà ngọn núi này nổi danh.
‘Kỳ-xà’ (Gṛdhra) là một loại chim giống diều hâu, lông và cánh hơi đen, đầu trắng, là loài chim ăn thịt. Theo Huyền ứng âm nghĩa, quyển thứ 7, ghi chép, thì đây là loài chim có linh tính, biết trước người chết. Vì vậy, khi biết có người sắp chết, chúng liền bay đến nhà người đó, đợi cho đến khi người chết được đem tống tang trong rừng thì bay xuống mà ăn thịt, nên gọi là Linh thứu.
Theo Luận Đại trí độ, quyển 3, núi này có tên gọi như thế vì hai lý do: 1. Trên đỉnh núi có một tảng đá nhô lên cao, nhìn giống đầu chim Thứu, nên người dân thành Vương-xá gọi là núi đầu chim Thứu (Thứu đầu sơn); 2. Phía nam thành Vương-xá có một khu rừng gọi là Thi-đà lâm, trong rừng này có một khu vực để người dân tống táng tử thi, vì vậy chim Thứu thường đến đây ăn thịt tử thi, ăn xong chúng bay đến đậu trên đỉnh núi, bấy giờ người dân bèn gọi núi ấy là Thứu đầu sơn.
Đức Phật thường đến núi này và giảng nhiều bản kinh Đại thừa, như Kinh Thiện sinh, Kinh Vô lượng nghĩa, Kinh Diệu pháp liên hoa, Kinh Vô Lượng thọ…