Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Phân đoạn sinh tử          fragmentary samsāra    分段生死    
Chỉ cho sự sống chết của phàm phu phải chịu trong tam giới, c̣n gọi là Phần đoạn sinh tử, Hữu vi sinh tử.
Chúng phàm phu do kiến hoặctư hoặc mà bị sanh tử trong tam giới, lục đạo. Phàm phu luân hồi trong lục đạo là do cái nhân đă tạo nghiệp trong quá khứ, rồi theo cái nghiệp ấy mà có thọ mạng hạn định lâu hay mau, thân thể lớn hay nhỏ, sang hay hèn… cho nên gọi là Phân đoạn. Theo Thắng man bảo quật, quyển trung, ghi: “Nói Phân đoạn sinh tử có nghĩa là h́nh sắc sai khác, thọ mạng dài ngắn bất đồng vậy” (Đại chính 37, 48c). Đại thừa nghĩa chương, quyển 8, th́ cho rằng Phân đoạn sinh tử có hai loại, tức là phân đoạn ác đạo chịu quả báo trong tam đồ và phân đoạn thiện đạo thọ quả báo ở nhân thiên. Cũng sách này chia phân đoạn ác đạo ra làm ba loại, đó là: 1, Sanh tử của phàm phu phải chịu, do ác nghiệp làm nhân, tứ trụ làm duyên. 2, Sanh tử của hàng Bồ tát thập trụ phải chịu, lấy ác nghiệp làm nhân, tứ trụ làm chính duyên, bi nguyện làm tuỳ trợ. 3, Sanh tử của hàng Chủng tánh lên đến sơ địa Bồ tát, lấy ác nghiệp làm nhân, bi nguyện làm chính duyên, trú trụ làm tùy trợ.
Lại chia phân đoạn thiện đạo ra làm ba loại, đó là: 1, Sanh tử của hàng phàm phu nhị thừa cho đến thập trụ Bồ tát phải chịu, là do lấy thiện nghiệp làm nhân, tứ trụ làm duyên. 2, Sanh tử của Bồ tát chủng tánh giải hạnh phải chịu, lấy thiệp nghiệp làm nhân, tứ trụ làm chính duyên, bi nguyện làm tuỳ trợ. 3, Sanh tử của Địa thượng Bồ tát trở lên phải chịu, lấy thiện nghiệp làm nhân, bi nguyện làm chính duyên, tứ trụ làm tuỳ trợ.