Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Tứ y              四依    catvāri pratisaraṇāni
Bốn điều y chỉ. Y nghĩa là nương tựa, y chỉ. Trong các kinh luận, Y chỉ được chia làm 5 loại: Pháp tứ y, Hành tứ y, Nhân tứ y, Thuyết tứ y và Thân độ tứ y.
I. Pháp tứ y:
Cũng gọi là Tứ y tứ bất y, là bốn điều mà một người tu cần nương tựa và bốn điều không nên nương tựa.
1. Y pháp bất y nhân, Phạm dharma-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na pudgala-pratisaraṇena, cũng gọi là Tuỳ pháp bất tuỳ nhân, Qui ư pháp nhi bất thủ nhân. Nghĩa là người tu đạo phải lấy giáo pháp làm chỗ nương tựa chứ không được lấy người làm chỗ nương tựa. Dù cho người đó là phàm phu hoặc ngoại đạo, nhưng lư nghĩa mà họ nói ra phù hợp với chính pháp th́ cũng được tin nhận và vâng làm. Trái lại, người ấy tuy hiện thân Phật có đầy đủ tướng hảo nhưng những điều họ nói không khế hợp với chính pháp th́ phải tự chối bỏ, chứ không được lấy đó làm chỗ nương tựa.
2. Y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh, Phạm nītārtha-sūtra-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na neyārtha-sūtra-pratisaraṇena, cũng gọi Tuỳ liễu nghĩa kinh bất tuỳ bất liễu nghĩa kinh, Qui ư yếu kinh bất mê hoặc. Tức trong Tam tạng có kinh nghĩa lư rơ ràng, có kinh nghĩa lư không rơ ràng, người tu đạo phải lấy kinh nghĩa lư rơ ràng, quyết định nghĩa Thực tướng trung đạo làm nơi nương tựa, chứ không được lấy các kinh nghĩa lư hồ đồ làm chỗ y cứ.
3. Y nghĩa bất y ngữ, Phạm artha-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na vyañjana-pratisaraṇena, cũng gọi Tuỳ nghĩa bất tuỳ tự, Thủ nghĩa bất thủ ngữ. Nghĩa là người tu đạo phải lấy Trung đạo đệ nhất nghĩa làm chỗ nương tựa, chứ không được nương tựa vào văn tự, ngôn ngữ vốn chỉ là phương tiện biểu hiện chân lư.
4. Y trí bất y thức, Phạm jñāna-pratisaraṇena bhavitavyaṃ na vijñāna-pratisaraṇena, cũng gọi Tuỳ trí bất tuỳ thức, Quy tuệ bất thủ sở thức. Nghĩa là người tu đạo phải lấy trí tuệ chân thật làm chỗ nương tựa, chứ không được nương theo t́nh thức của người đời.
II. Hành tứ y:
Cũng gọi là Tứ y pháp.
Bốn hành pháp mà người tu hành y chỉ. Bốn hành pháp này là duyên vào đạo, là chỗ nương tựa của người thượng căn lợi khí, cho nên gọi là Hành tứ y. Bốn hành pháp này cũng có năng lực phát sinh Thánh đạo, là hạt giống Thánh đạo, nên gọi là Tứ thánh chủng.
1. Trước phẩn tảo y: Mặc áo cũ rách.
2. Thường hành khất thực: Thường đi xin ăn.
3. Y thụ hạ toạ: Ngồi tựa gốc cây.
4. Dụng trần hủ dược: Dùng thuốc đơn giản để trị bệnh.
III. Nhân tứ y:
Cũng gọi là Tứ y đại sĩ, Tứ y bồ tát.
Bốn hạng người được chúng sinh tin cậy và xứng đáng là nơi để họ nương tựa.
1. Xuất thế gian phàm phu: Chỉ cho hạng người phàm phu nhưng có nhân cách xuất thế gian, đă có dấu hiệu văng sinh.
2. Tu đà hoàn: Người chứng được quả Dự lưu và Tư đà hàm, người chứng được quả Nhất lai.
3. A na hàm: Người chứng quả Bất hoàn.
4. A la hán: Bậc thánh chứng quả vô sinh.
Bốn hạng người này có năng lực mang lại lợi ích cho thế gian, làm cho người đời yên vui, v́ thế có thể làm chỗ nương tựa cho chúng sinh.
IV. Thuyết tứ y:
Bốn ư kín đáo mà Phật nương theo để thuyết pháp, đó là: Linh nhập, tướng, đối trị và chuyển biến. Nhiếp đại thừa luận gọi là Tứ bí mật.
V. Thân độ tứ y:
Tứ y của thân Phật, đó là:
1. Sắc thân y sắc tướng độ: Sắc thân nương vào cơi nước có sắc tướng.
2. Sắc thân y Pháp tính độ: Sắc thân nương vào cơi Pháp tính.
3. Pháp thân y Pháp tính độ: Pháp thân nương vào cơi Pháp tính.
4. Pháp thân y Sắc tướng độ: Pháp thân nương vào cơi Sắc tướng.