Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Tam pháp ấn      trois sceaux du Dharma         三法印    dharma-mudrā
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā hoặc dharma-uddāna, có nghĩa là dấu ấn của Chánh pháp, là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết Phật pháp. Kinh điển nào có nội dung tư tưởng phù hợp với Pháp ấn th́ được coi là kinh điển do Phật thuyết, ngược lại, kinh điển nào có nội dung tư tưởng trái ngược với Pháp ấn th́ được coi là kinh điển không do Phật thuyết.
Pháp là lư tính tự nhiên và phổ biến cùng khắp. Ấn là dấu ấn, là khuôn dấu, dùng nó để chứng thật là cứu cánh, chính xác. Nhờ khuôn dấu này để xác nhận Phật pháp cho nên gọi là Pháp ấn.
Ba Pháp ấn là giáo nghĩa trọng yếu của Phật pháp, nó giúp ta phán đoán cái được gọi là Phật pháp cuối cùng có đúng là Phật pháp hay không. Khi đem ba Pháp ấn này ra đối chiếu, so sánh, nếu thấy giáo lư nào trái ngược với ba Pháp ấn th́ cho dù giáo lư đó được cho là đích thân do Phật thuyết th́ nó cũng không phải Phật pháp; ngược lại, nếu thấy giáo lư nào khế hợp, tương ưng với ba Pháp ấn, tức là cùng tương ưng với Phật pháp, th́ cho dù có ai đó nói rằng đây không phải do Phật thuyết, th́ nó cũng đúng với Phật pháp như thường.
Ba Pháp ấn là Chư hành vô thường, Chư pháp vô ngă và Niết-bàn tịch tĩnh. Cũng có thể thêm vào sau Chư hành vô thường một dấu ấn nữa là Chư thọ giai khổ để trở thành Bốn Pháp ấn. Tuy nhiên, Khổ là sự phán đoán của bậc giác ngộ đối với chúng sanh hữu t́nh ở thế gian và nó đă bao hàm trong ư nghĩa Chư hành vô thường, cho nên, theo chân tướng của sự lư mà nói th́ Ba Pháp ấn là đă đầy đủ tất cả.
1. Các hành vô thường, Phạm anityāḥ sarva-saṃskārāḥ, cũng gọi là Nhất thiết hành vô thường ấn, Nhất thiết hữu vi pháp vô thường ấn, gọi tắt là Vô thường ấn: Tất cả các pháp hữu vi ở thế gian đều là vô thường, v́ chúng sinh không rơ biết, cho nên đối với vô thường lại chấp thường, bởi vậy Phật nói vô thường để phá cái chấp thường của chúng sinh.
2. Các pháp vô ngă, Phạm nirātmānaḥ sarva-dharmāḥ, cũng gọi là Nhất thiết pháp vô ngă ấn, gọi tắt là Vô ngă ấn: Tất cả các pháp hữu vi trong thế gian đều là vô ngă, vi chúng sinh không rơ biết, cho nên đối với hết thảy pháp đều cho là có chủ tể, bởi vậy Phật nói vô ngă để phá cái chấp ngă của chúng sinh.
3. Niết bàn tịch tĩnh, Phạm śantaṃ nirvāṇam, cũng gọi là Niết bàn tịch diệt ấn, Tịch diệt niết bàn ấn, gọi tắt là Niết bàn ấn: Hết thảy chúng sinh không biết cái khổ sinh tử, nên khởi hoặc tạo nghiệp, trôi lăn trong ba cơi, bởi thế Phật nói pháp Niết bàn đẻ ra khỏi khổ sinh tử, được Niết bàn tịch diệt, an vui.