Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Tứ trí          four wisdoms    四智    catvāri jñānāni
Gọi đủ là Tứ trí tương ưng tâm phẩm. Gọi tắt là Tứ trí tâm phẩm. Chỉ bốn loại trí tuệ tương ưng với tâm và tâm sở, là bốn loại đức năng của tâm bồ-đề, cũng chính là bốn loại trí tuệ của Phật, do chuyển các thức thứ 8, thứ 7, thứ 6 và 5 thức giác quan mà thành: thức thứ 8 thành Đại viên cảnh trí, thức thứ 7 thành Bình đẳng tính trí, thức thứ 6 thành Diệu quan sát trí, 5 thức giác quan thành Thành sở tác trí.
Bốn trí này, ngài Chân Đế dịch trong Nhiếp đại thừa luận thích là Hiển liễu trí, Bình đẳng trí, Hồi quan trí, Tác sự trí; ngài Gupta dịch trong Nhiếp đại thừa luận thích luận là Cảnh trí, Bình đẳng trí, Chính quán trí, Tác sở ứng tác trí; ngài Prabhākaramitra dịch trong Đại thừa trang nghiêm kinh luận là Cảnh trí, Bình đẳng trí, Quán trí, Tác sự trí.
1. Đại viên cảnh trí: Do chuyển thức hữu lậu thứ 8 là A lại da thức mà thành. Trí này có được do xa lìa hết thảy sự chấp vào cái tôi, cái của tôi; xa lìa sự phân biệt, khả năng nắm giữ và cái được nắm giữ; hành tướng của năng duyên và nội cảnh của sở duyên đều vi tế, rất khó nhận biết, nhưng đối với tất cả cảnh giới ấy, Trí vô lậu này có khả năng nhận biết rõ ràng, không mê muội, không quên mất (thường hiện tại). Tính và tướng của Trí này hoàn toàn thanh tịnh, xa lìa hết thảy mọi nhiễm ô phiền não, là Trí thuần tịnh viên mãn; là chỗ phát sinh, biểu hiện hay hiện hành mọi công đức của thân và tâm, nhưng cũng đồng thời là chỗ thu nhiếp, cất giữ tất cả mọi hạt giống công đức thanh tịnh vô lậu. Trí này có khả năng biểu hiện thân Phật và quốc độ của Phật để tự thọ dụng; nó cũng phản ánh ảnh tượng của ba trí còn lại. Trí này không bị gián đoạn, soi suốt tận cùng vị lai, giống như một tấm gương lớn, có khả năng phản chiếu mọi hình ảnh. Kinh Phật Địa nói: Đại viên cảnh trí giống như tấm gương lớn soi rõ mọi hình ảnh. Cho nên, nương vào tấm kinh trí tuệ của Như Lai, tất cả mọi hình ảnh từ sáu xứ, sáu cảnh, sáu thức đều hiển hiện rõ ràng.
2. Bình đẳng tính trí Trí này chuyển hóa từ thức thứ bảy, thức Mạt Na. Thức Mạt Na phân biệt ta và không ta, kỳ thị giữa của tôi và không phải của tôi. Nhưng nếu thực tập thông minh, ta có thể chuyển hóa Thức thứ bảy thành Trí mang tính Bình Đẳng, thấy mình và người khác là một, và mầu nhiệm như nhau. Như khi gặp kẻ thù mà ta lạy xuống một lạy, thì ta sẽ thấy thù cũng cùng một bản tính với bạn, người kia với mình là một và ý niệm hận thù không còn nữa. Đó là Bình Đẳng Tánh Trí, phát hiện ngay trong lòng của thức Mạt Na, cái thức chấp ngã.
3. Diệu quan sát trí: Diệu quan sát trí là khả năng quan sát một cách mầu nhiệm, được chuyển hóa từ thức thứ sáu. Thức thứ sáu, tức Ý Thức, đầy dẫy những tri giác sai lầm. Nó tạo tác biết bao nhiêu khổ đau. Nhờ Trí Đại Viên Cảnh, nhờ sự chuyển hóa, Ý Thức trở thành Trí Diệu Quan Sát, có thể quán sát muôn vật mà không bị kẹt vào tri giác sai lầm.
4. Thành sở tác trí: Là một Trí tuệ mà gốc là các Thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Con mắt có vô minh làm cho ta say đắm, nhìn giả thành thật. Con mắt làm cho ta mù tối. Bây giờ con mắt có minh tạo tác được những thành tựu, mở cửa cho ta thấy pháp Thân mầu nhiệm.