Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Tứ châu              四洲    Catvāro-dvīpāḥ
Quan niệm về thế giới của Ấn độ xưa.
Chỉ cho 4 châu lớn. Ở giữa thế giới là núi Tu di, chung quanh núi Tu di có 7 lớp núi và 7 lớp biển, giữa khoảng lớp núi Thất kim và núi Đại thiết vi là lớp Hàm hải (biển mặn), trong đó có 4 châu lớn, nằm ở 4 phương:
1. Đông thắng thân châu, Pūrva-videha: Cũng gọi Đông phất bà đề. Vì người sinh sống ở đây có thân hình thù thắng nên gọi là Thắng thân. Địa hình châu này giống như hình bán nguyệt, khuôn mặt con người cũng có hình bán nguyệt.
2. Nam thiệm bộ châu, Jambu-dvīpa: Cũng gọi Nam diêm phù đề. Thiệm bộ, Jambu, là cây bồ đào, châu này lấy tên cây bồ đào làm tên châu. Địa hình như cái thùng xe, khuôn mặt người ở đâu cũng thế.
3. Tây ngưu hoá châu, Apara-godānīya: Cũng gọi Tây cù da di. Vì dùng bò, dê làm tiền tệ mua bán, trao đổi, nên có tên Tây ngưu hoá châu. Địa hình châu này như trăng tròn, khuôn mặt người cũng thế.
4. Bắt cu lô châu, Uttara-kuru: Cũng gọi là Bắc uất đơn việt. Câu lô có nghĩa là nơi thù thắng, vì đất đai ở châu này thù thắng hơn 3 châu nói trên nên được đặt tên là Bắc câu lô châu. Địa hình châu này vuông vức, khuôn mặt người cũng thế.