Từ điển Phật học

Chủ trương
Thích Nguyên Lộc

Biên tập
Thích Nguyên Hùng
Viên Lợi
Tuệ Lạc


Chùa Vạn Hạnh
3 rue du Souvenir Français
44800 Saint Herblain
Email vanhanh@vanhanh.fr
Site http://www.vanhanh.fr

 Tìm theo chữ  

Tiếng Việt
Français
English
中文
Sankrit,Pali

 Tìm theo vần 
a b c e f g h i 
j k l m n o p q 
r s t u v w x y z 

 Tìm theo đề tài :
Phật và Bồ TátKinh tạngTên, địa danhTừ phật học

Song ngữ
VN-FRVN-ENVN-CHFR-VNFR-ENEN-VNEN-FR

Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
Vọng tưởng      Illusion    forget thoughts, mistaken thought or conceptualization    妄想    vikalpa
Cũng gọi: Phân biệt, Vọng tưởng phân biệt, Hư vọng phân biệt, Vọng tưởng điên đảo.
Đồng nghĩa: Vọng niệm, Vọng chấp.
Tức phân biệt tướng các pháp với tâm hư vọng điên đảo, cũng có nghĩa là do tâm chấp trước nên không thấy biết được sự vật một cách như thật.

Kinh Lăng già quyển 2 nêu ra 12 thứ vọng tưởng như sau:
1. Ngôn thuyết vọng tưởng: Phân biệt các thứ âm thanh hát xướng, ngâm vịnh, chấp giữ và đắm say chúng, cho rằng chúng có tự tính.
2. Sở thuyết sự vọng tưởng: Những việc mà phàm phu nói ra, xét đến cùng chỗ tự tính của chúng thì chỉ bậc Thánh mới biết chứ phàm phu không rõ; phàm phi chỉ nương vào các việc ấy mà phát sinh ra lời nói thôi.
3. Tướng vọng tưởng: Tuỳ việc mà khỏi lên cái thấy, đối với tất cả pháp tướng, tính toán, chấp trước một cách hư dối.
4. Lợi vọng tưởng: Đắm trước các thứ tài lợi ở thế gian, vì không biết rằng những tài lợi ấy là hư dối, nên khởi tâm tham đắm.
5. Tự tính vọng tưởng: Chấp trước các pháp, khởi lên cái thấy có tự tính, rồi cho tự tính ấy là đúng, không phải tự tính ấy là sai.
6. Nhân vọng tưởng: Đối với các pháp do nhân duyên sinh, khởi lên kiến chấp có, không... vọng tưởng phân biệt mà hình thành cái nhân của sự sinh tử.
7. Kiến vọng tưởng: Đối với pháp 5 uẩn, sinh khởi các tà kiến chấp trước, phân biệt, có - không, một - khác...
8. Thành vọng tưởng: Đối với giả danh thực pháp, so đó cháp trước Ngã và Ngã sở mà khởi lên ngôn thuyết, thành Quyết định luận.
9. Sinh vọng tưởng: Vọng chấp tất cả pháp, hoặc có hoặc không, đều từ duyên khởi mà sinh phân biệt.
10. Bất sinh vọng tưởng: Vọng chấp tất cả pháp đều có sẵn tự thể, không nhờ nhân duyên mới sinh.
11. Tương tục vọng tưởng: Đối với tất cả các pháp, chấp trước chúng hệ thuộc lẫn nhau, nối tiếp lẫn nhau, không có gián đoạn.
12. Phược bất phược vọng tưởng: Đối với tất cả pháp, vì tình sinh dính mắc, thì thành trói buộc, nếu lìa vọng tưởng thì sẽ không bị trói buộc, phàm phu không rõ, cho nên ở trong chỗ không trói buộc, không cởi mà sinh chấp trước.