|
Tam thế lưỡng trùng nhân quả |
|
Các bộ phái Phật giáo đều phân chia 12 chi nhân duyên thành hai lớp nhân quả liên hệ đến ba đời, quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó, Vô minh và Hành là hai chi nguyên nhân của đời quá khứ; Thức, Danh sắc, Lục xứ, Xúc, Thọ là năm chi kết quả của đời hiện tại. Đây là lớp nhân quả thứ nhất, nhân quá khứ, quả hiện tại. Tiếp theo, Ái, Thủ, Hữu là ba chi nguyên nhân của đời hiện tại; cuối cùng, Sanh, Lăo tử là hai chi kết quả của đời vị lai. Đây là lớp nhân quả thứ hai, nhân hiện tại, quả tương lai. Như vậy, thuyết Tam thế lưỡng trùng nhân quả giải thích:
1. Vô minh là chỉ cho những phiền năo, những nhận thức sai lầm từ quá khứ.
2. Hành là những nghiệp thiện, nghiệp ác đă tạo từ quá khứ.
3. Thức là thức trong năm uẩn ở sát na đầu tiên khi nhập vào thai mẹ.
4. Danh sắc là 5 giai đoạn phát triển thai nhi trong bụng mẹ: Tuần lễ đầu tiên gọi là Kiết-thích-lam, Phạm Kalalaṃ, c̣n gọi là Ka-la-la, Yết-thích-lam, chỉ cho tinh cha và huyết mẹ bắt đầu kết hợp lại như tơ sương (phôi). Tuần lễ thứ 2 gọi là Án-bộ-đàm, Phạm Arbuda, c̣n gọi là A-bộ-đàm, tức thai nhi từ phôi chuyển thành phôi bào. Tuần lễ thứ 3 gọi là Bế-thi, Phạm Peśī, c̣n gọi là Tế-thi, Bế-thi, tức là phôi bào thành tế bào, có máu và thịt. Tuần lễ thứ 4 gọi là Kiện-nam, Phạm Ghana, c̣n gọi là Kiết-nam, tức là thai nhi h́nh thành. Từ tuần lễ thứ 5 đến tuần lễ thứ 38 gọi là Bát-la-xa-khư, Phạm Praśākhā, là giai đoạn các chi như tay, chân… h́nh thành.
5. Lục xứ là giai đoạn thai nhi trong bụng mẹ đă hoàn thành các căn mắt, tai…
6. Xúc là sự tiếp xúc giữa các căn với các trần sau khi thai nhi ra đời. Sự tiếp xúc này sẽ làm phát sinh tác dụng của nhận thức, nhưng ở đây chỉ là một cảm giác đơn thuần.
7. Thọ là cảm giác thấy vui, buồn, khổ đau, hạnh phúc, tác dụng của nhận thức phân biệt.
8. Ái, sự thèm khát, mong muốn.
9. Thủ, bằng mọi cách chiếm giữ, sở hữu để thoả măn ḷng tham muốn.
10. Hữu là do Ái dục và Thủ trước mà tạo nghiệp thiện, ác. Quá tŕnh tạo nghiệp thiện, ác tích luỹ và h́nh thành nên năng lực tập quán dấn đến sự thọ nhận quả báo ở tương lai.
11. Sanh, ở đây là nói đến sự thọ nhận quả báo ở tương lai, sự tái sanh sang đời khác.
12. Già chết là điều nhất định xảy ra đối với mọi sự hữu.
Nam phương Phật giáo và Đại thừa Phật giáo sau này (c̣n gọi là Bắc phương Phật giáo), đều phân tích 12 duyên khởi thành hai lớp nhân quả liên hệ đến ba đời. Đây là truyền thống thuyết pháp của hết thảy bộ phái Phật giáo. Tuy nhiên, Pháp tướng tông của Du-già hành pháp (hệ thống của ngài Hộ Pháp) lại phân tích 12 duyên khởi thành một lớp nhân quả liên hệ đến hai đời mà thôi, tức từ Vô minh đến Hữu, gồm 10 là nhân hiện tại; Sinh và Già chết là hai chi quả ở đời sau.
Theo trường phái Sarvāstivāda (Thuyết nhất thiết hữu bộ), 12 duyên khởi cũng được phân tích thành tam thế lưỡng trùng nhân quả, nhưng điểm đặc biệt của bộ phái này là chia 12 duyên khởi thành bốn loại khác nhau, gồm Sát-na duyên khởi, Liên phược duyên khởi, Phân vị duyên khởi và Viễn tục duyên khởi. Trong đó,
1. Sát-na duyên khởi: 12 duyên khởi cùng khởi tác dụng trong một sát-na.
2. Liên phược duyên khởi: Thuyết minh 12 duyên khởi tạo nên thân thể, tinh thần, luôn luôn thay đổi, tiến triển, biến hoá. Những hoạt động của thân và tâm mà chúng ta có thể kinh nghiệm được trong cuộc sống hằng ngày là y cứ vào mối quan hệ của loại Duyên khởi này mà phát sinh.
3. Phân vị duyên khởi: 12 chi duyên khởi được phân làm hai lớp nhân quả liên hệ đến ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai.
4. Viễn tục duyên khởi: Nói rơ 12 chi duyên khởi không những chỉ biểu thị liên hệ trong ba đời, mà nhiều đời nhiều kiếp, từ vô lượng kiếp quá khứ đến vô biên kiếp vị lai.
|
Warning: mysql_close(): supplied argument is not a valid MySQL-Link resource in /mnt/130/sdb/a/3/chuavanhanh/script/function_base.php on line 23
|