Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Niệm Phật - Phần III
Phần III


Năm cách niệm Phật

Đây là chủ trương của Đại sư Trí nghĩ (tức Trí giả hay Trí khải), tông chủ Thiên thai tông đời nhà Tùy. Đại sư đă soạn Năm phương tiện vào cửa niệm Phật, nêu rơ năm phương pháp niệm Phật tam-muội, đó là Xưng danh văng sanh, Quán tưởng diệt tội, Chư cảnh do tâm, Tâm cảnh đều ĺa và Tính khởi viên thông.

1. Nếu như hành giả miệng xưng niệm Nam-mô A-di-đà Phật, tâm nguyện văng sanh về quốc độ của Ngài, th́ đây gọi là cửa : Xưng danh văng sanh.

2. Nếu hành giả quán tưởng thân tướng của Phật, tâm chuyên chú không gián đoạn, liền được nh́n thấy Phật, hào quang chói ḷa bao trùm toàn thân hành giả, bấy giờ, bao nhiêu tội chướng (đă gây tạo từ vô lượng kiếp đến nay) thảy đều tiêu diệt hết, th́ đây gọi là cửa: Quán tướng diệt tội.

3. Hành giả lại tiếp tục quán tưởng thân tướng của Phật, từ trong tự tâm khởi lên trí tuệ không phân biệt cảnh giới, th́ đây là cánh cửa : Chư cảnh duy tâm (mọi cảnh đều do tâm).

4. Hành giả lại tiếp tục quán tưởng tâm này, và chứng ngộ ngay cả tâm này cũng không có tự tướng để nắm bắt được, th́ đó là cánh cửa : Tâm cảnh đều ĺa.

5. Bấy giờ hành giả đi vào thiền định thâm sâu, buông xả tất cả mọi trạng thái tâm, ư, ư thức, gần vào cảnh giới Niết-bàn, được chư Phật trong mười phương gia bị, hộ niệm. Đây là cánh cửa: Hưng khởi trí. Đến đây, chỉ trong khoảnh khắc một niệm, hành giả đă là một chúng sanh thành tựu thanh tịnh quốc độ chư Phật.

Khi hành giả đạt đến cánh cửa th́ năm, th́ cho dù bốn cánh cửa trước có trăm ngàn vạn phần công đức cũng không bằng. V́ sao vậy? V́ cánh cửa thứ năm được gọi là Vô công dụng vị, có thể dùng một thân biến thành vô lượng thân, v́ đă nắm được nguyên tắc tu tập, được chư Phật quán sát hộ niệm, và đă đến chỗ tận cùng của suối nguồn Phật pháp. Hạnh nguyện Phổ Hiền do đây mà được tṛn đầy, v́ đây là gốc rễ của mọi nguyện lực và pháp vốn như vậy. Đây chính là cánh cửa: Tính khởi viên thông.

Đến đời nhà Đường, đại sư Hiền thủ và Trừng quán cũng đề xướng năm cách niệm Phật tương tự như ngài Trí giả, đó là: Duyên cảnh, Nhiếp cảnh duy tâm, Tâm cảnh đều ĺa, Tâm cảnh không chướng ngại và Trùng trùng vô tận.

Bốn cách niệm Phật

Do ngài Tông mật (780~841, danh tăng nhà Đường, là tổ thứ 5 của tông Hoa nghiêm) chủ trương. Trong tác phẩm Hoa nghiêm kinh hạnh nguyện phẩm biệt hành sớ sao, quyển 4, Tông mật đề xướng bốn cách niệm Phật là : Xưng danh niệm Phật, Quán tượng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật và Thật tướng niệm Phật.

1. Xưng danh niệm Phật : Chuyên tâm xưng niệm danh hiệu nam-mô A-di-đà Phật. Trong khoảng thời gian một ngày một đêm, nhất tâm chuyên chú niệm danh hiệu Phật A-di-đà từ một vạn đến mười vạn lần, cứ niệm như vậy tháng này qua năm nọ th́ niệm niệm không gián đoạn, tâm sẽ được thuần nhất, vô tạp.

2. Quán tượng niệm Phật : Quán h́nh tượng Phật, để mắt chiêm ngưỡng h́nh tượng Phật, miệng xưng niệm danh hiệu Phật th́ tâm không tán loạn, bản tính Phật từ đó mà hiển hiện ra. Hằng ngày cứ thực tập như vậy th́ niệm niệm không gián đoạn, tâm sẽ thuần nhất, vô tạp.

3. Quán tưởng niệm Phật : Tâm quán tưởng tướng hảo viên măn của Phật, quán tưởng cho đến chỗ thuần thục th́ tam-muội hiện tiền (tức đắc định).

4. Thật tướng niệm Phật : Quán tướng chân thật của tự thân và của tất cả các pháp là vô h́nh, vô tướng, giống như hư không; tâm của ḿnh và của chúng sanh xưa nay vốn b́nh đẳng. Niệm như vậy là niệm chân thật, niệm niệm tương tục th́ tam-muội hiện tiền.
 
Ba cách niệm Phật

Đây là ba cách niệm Phật căn bản nhất. Mọi phương pháp niệm Phật khác đều có nguồn gốc từ ba cách niệm Phật này.

1. Thật tướng niệm Phật : Nhớ nghĩ ngay đến bộ mặt thật sự của con người và sự vật. Đây là cách niệm Phật của bậc thượng trí. Thiền sư Trần Thái Tôn gọi là ‘tức tâm là Phật’. Thiền sư dạy : “Đối với bậc thượng trí, tâm chính là Phật, không cần thêm ǵ vào, chủ thể niệm và đối tượng niệm là một, không phải là hai thực thể tách rời nhau. Đối tượng và chủ thể niệm vốn bản nhiên thanh tịnh. V́ thế nên nói rằng như như bất động là Phật thân. Pháp thân và thân ta không phải là hai h́nh tướng khác nhau, nó tịch nhiên thường tồn, vượt ngoài mọi tư duy, nên gọi là Phật đang sống.’’

Kinh Kim cương nói : “Ly nhất thiết tướng tức thấy Như lai”. Chúng ta thường gọi cảnh giới này là ‘Thật tướng niệm Phật’. Niệm Phật khi đạt đến giai đoạn này th́ đă sạch hết phiền năo, chứng ngộ được Vô sanh pháp nhẫn.

2. Quán tưởng niệm Phật : Tức quán tưởng theo những phương pháp đă tŕnh bày trong 16 pháp quán và 29 pháp quán. Đây là cách niệm bậc của bậc trung trí. Thiền sư Trần Thái Tông dạy :
“Đối với bậc trung trí, tất cả đều cần mượn đến phương pháp niệm Phật, chuyên tâm tinh cần, niệm trước nối tiếp niệm sau, không vong thất, gián đoạn, tự tâm thành ra thuần thiện. Thiện niệm được hiện th́ ác niệm liền tiêu, ác niệm đă tiêu th́ chỉ c̣n lại thiện niệm. Dùng thiện niệm để ư thức đến sự có mặt của khái niệm và dùng khái niệm để diệt trừ khái niệm. Khái niệm đă diệt, tất nhiên hành giả trở về với chánh đạo. Khi mạng chung th́ ta đạt tới niềm vui Niết bàn. Thường, Lạc, Ngă, Tịnh vốn chính là chất liệu Niết-bàn của Phật vậy”.

3. Xưng danh niệm Phật : Niệm Phật bằng cách đọc danh hiệu của Đức Phật ‘Nam-mô A-di-đà Phật’. Đây là cách niệm Phật của bậc hạ trí. Thiền sư Trần Thái Tông dạy : “Đối với bậc hạ trí, miệng phải chuyên niệm lời Phật, tâm phải mong thấy tướng Phật và phải nguyện sanh về nước Phật. Ngày đêm siêng năng tu hành không thối chuyển, sau khi mạng chung, tùy thiện niệm của ḿnh mà sanh về nước Phật. Sau đó, được nghe chánh pháp do chư Phật giảng dạy mà cũng chứng được quả vị Bồ-đề”.

Ngoài ra, Thiền sư Phi tích, sống đời nhà Đường, c̣n đề xướng phương pháp niệm ba đời chư Phật. Theo đó, niệm Phật trong đời hiện tại, tâm sẽ chuyên chú vào một cảnh; niệm Phật đời quá khứ sẽ hiểu rơ nhân quả tương đồng; niệm Phật đời vị lai sẽ thấy tất cả mọi chúng sanh đều b́nh đẳng. Phi tích cho rằng niệm Phật theo phương pháp này sẽ mau chứng tam-muội (đắc định).

Hậu duệ của tông Thiên thai th́ chủ trương nắm lấy cái tâm hiện vốn đầy đủ các pháp làm gốc, cái gốc này chính là một niệm niệm Phật bất khả tư ngh́, rồi lập ra ba cách niệm Phật là: Niệm tự Phật (niệm Phật tính của ḿnh), Niệm tha Phật (niệm Phật A-di-đà) và Tự tha đều niệm. Ngài Trí húc, đời nhà Minh, đặc biệt hoằng dương phương pháp này. Ngài cho rằng, Niệm tự Phật có nghĩa là quán chiếu cái tâm ngay nơi một niệm hiện tiền vốn bao trùm vạn pháp, có đủ cả trăm pháp giới, cả ngàn cái như như, mọi thứ tính tướng đều có đủ một cách tự nhiên và nó b́nh đẳng với chư Phật trong ba đời, chư Phật cùng với cái tâm này không phải là hai. Quán chiếu như vậy cho thật thâm sâu th́ phá được sào huyệt vô minh, đốn nhập bí tạng. Niệm tha Phật có nghĩa là nhớ đến Phật A-di-đà cùng với cảnh giới trang nghiêm của ngài; hoặc nhớ nghĩ đến tướng hảo của Phật, hoặc nhớ pháp môn tu tập của Phật, hoặc nhớ thật tướng của Phật… các cách tu như vậy gọi là Niệm tha Phật. Tự tha đều niệm có nghĩa là, thấy rơ rằng, cái gọi là tâm, Phật, chúng sanh, thực ra cả ba cái này không có ǵ khác nhau, biết rơ chúng sanh là chúng sanh trong tâm của chư Phật, chư Phật là chư Phật trong tâm của chúng sanh, quán sát quả vị y chánh trang nghiêm của chư Phật để hiển bày lư thể trí tuệ trong tâm chúng ta, bởi v́ cái tâm tính của chúng ta vốn có đầy đủ công đức không thể nghĩ bàn, mà quả vị của chư Phật cũng có uy lực không thể nghĩ bàn, cho nên tạo nên sự cảm ứng, tự và tha không ngăn cách nhau, cái quả tột cùng đă nằm trong cái nhân tṛn đầy (xem trong cuốn Linh phong tông luận).

Hai cách niệm Phật

Là Hữu tướng niệm Phật và Vô tướng niệm Phật tam-muội. Theo đó, niệm Pháp thân của Phật là Vô tướng niệm Phật, niệm Báo thân và Hóa thân của Phật là Hữu tướng niệm Phật.

Đến đời nhà Thanh, một học giả của tông Hoa nghiêm, cư sĩ Bành tế thanh đă viết cuốn Hoa nghiêm niệm phật tam-muội luận, trong đó ông đề xướng hai phương pháp niệm Phật, một là Phổ niệm, hai là Chuyên niệm. Niệm Phật được nói trong các kinh Quán phật tướng hải, Phật bất tư ngh́ cảnh giới… gọi là Phổ niệm (niệm tất cả Phật). Niệm Phật được nói trong các kinh Dược sư lưu ly quang Như lai, A-súc phật, Vô lượng thọ… gọi là Chuyên niệm (riêng niệm một Phật). Riêng kinh Hoa nghiêm th́ thuyết minh rơ ư nghĩa ‘nhất đa tương nhập’, chủ bạn giao dung, trong tự có tha, trong tha có tự, chuyên niệm cũng là phổ niệm, cực kỳ viên dung.

Thiền tịnh hợp nhất

Thiền sư Diên thọ, đời nhà Tống, chủ trương Thiền – Tịnh hợp nhất, nhưng ngài cũng đặc biệt tán dương pháp môn Tŕ danh niệm Phật.

Tông Duy thức cho rằng, các pháp có năm loại là danh, tướng, phân biệt bên ngoài, hữu chính trí và như như. Trí tuệ như như vô lậu, b́nh đẳng không hai chính là Pháp thân của Phật. Nh́n vào cái tâm duy nhất để quán chiếu nhằm đạt được cái thấy tất cả các pháp đều b́nh đẳng, pháp tính vốn không hai, tức là thấy được Phật. Kinh Duy-ma-cật nói rằng : ‘Quán thật tướng của thân, quán Phật cũng như vậy’. Phật là tính không b́nh đẳng, quán Phật tức là khế hợp với tính Như ; tương ưng với Trí như gọi là niệm Phật.
Do xưng danh niệm Phật mà thấy tướng, rồi từ từ đạt đến cảnh giới liễu ngộ tất cả các pháp đều là Không tính, từng bước từng bước, từ cạn đến sâu, từ vọng mà vào chân, thâu nhiếp đắc định, trí tuệ phát sanh, tuyệt đối không có ǵ chướng ngại. Niệm Phật như vậy chính là tự lực chứ không phải tha lực, và so với cách tu định tuệ trong thiền tông không có ǵ sai biệt. Cho nên, pháp môn niệm Phật cũng chính là pháp môn định tuệ trong thiền quán mà Phật đă dạy.

Vô tâm niệm Phật

Quán vô lượng thọ Phật kinh nói “tâm này là Phật, tâm này làm Phật”.

Niệm Phật tam-muội bảo vương luận viết: “Phật do niệm sinh, tâm tức là Phật. Như lưỡi dao không tự cắt chính nó, ngón tay không thể tự rờ chính nó, Phật không tự ḿnh là Phật, tâm không tự nó là tâm, th́ làm sao ngoài Phật có tâm, ngoài tâm có Phật. Phật đă không có, th́ tâm há có sao? Cho nên vô tâm niệm Phật, ư nghĩa đó là rất rơ vậy”.

Niệm Phật văng sinh nghi viết: “Lắng ḷng tự niệm, không động lưỡi máy môi, chữ niệm là tự tính niệm, nghe là tự tính nghe, tự niệm tự nghe, nghe nghe rơ ràng, để chống lại tán loạn hôn trầm là quan trọng hơn hết, không kể số lượng, ngày chồng tháng chất tạo thành một khối. Từ đó không niệm mà tự niệm, không nghe mà tự nghe”.

Tịnh Độ

Vu Lan
Phật pháp căn bản
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện đạo TĂNG N

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnaTE ULLAMBANA3;̐

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện &

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA841

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA73;ạo#432;

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản Công

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr