Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Niệm Phật
Hồi đức Phật c̣n tại thế, các Phật tử thường hướng về trú xứ mà Ngài và chúng Tăng đang cự ngụ để đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như lai, đầy đủ mười hiệu, để tỏ ḷng cung kính, tri ân, và cầu nguyện : Nam-mô Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn . Khi thực tập như vậy, người Phật tử cảm thấy được an ủi rất nhiều trong cuộc đời đầy biến động, mỏi mệt và thương đau mà họ đang phải đối mặt. Tăng đoàn dưới sự lănh đạo của đức Thế tôn là một cộng đồng thanh tịnh và ḥa hợp, là biểu tượng của ḥa b́nh, t́nh thương, sự an lạc và là nền tảng đạo đức vững chăi, cho nên nó đă trở thành điểm tựa của niềm tin và hy vọng cho con người sống giữa cảnh đời náo nhiệt, bon chen, đầy dẫy những tệ nạn.

Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo, trong cuộc sống hằng ngày họ thường niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng để nhắc nhở, răn đe ḿnh đừng làm các việc ác, siêng làm các việc lành, đồng thời cũng là cách để duy tŕ đời sống tâm linh, khiến cho tâm luôn hướng thượng, cân bằng, không bị loạn động.

Kinh số 980 của Tạp A-hàm ghi rằng: “Đi đâu, làm ǵ mà gặp nguy hiểm th́ nên niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tất cả mọi sợ hăi đều tiêu trừ”.

Thuở ấy, Đức Phật du hành trong nhân gian từ nước Bạt-kỳ (Vajjī) đến nước Tỳ-xá-ly (Vaiśāli), dừng chân tại giảng đường Trùng các, bên ao Di hầu.

Bấy giờ, tại nước Tỳ-xá-ly có nhiều khách buôn muốn đến nước Đát-sát-thi-la (Takkasīlā) để giao dịch. Họ nghe nói Đức Thế tôn đang ở giảng đường Trùng các th́ cùng nhau đến đảnh lễ cúng dường và nghe pháp. Đức Phật biết các Phật tử khách buôn sắp có hành tŕnh đến nước Đát-sát-thi-la, liền dạy bảo:

“Các ông sắp vào nơi hoang mạc, sẽ gặp nhiều khủng bố, tâm kinh hoàng dựng đứng cả lông, lúc ấy nên niệm Như Lai, rằng : ‘Như lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác,... cho đến Phật, Thế tôn.’ Niệm như vậy th́ mọi khủng bố đều tiêu trừ. Lại niệm Pháp : ‘Chánh pháp luật của Phật , được thấy trong hiện tại có thể xa ĺa sự thiêu đốt, không đợi thời tiết, được thấu suốt, được thân cận, duyên vào tự ḿnh mà giác tri.’ Lại niệm Tăng : ‘Đệ tử của Thế tôn thiện hướng, chánh hướng... cho đến là ruộng phước của thế gian.’ Niệm như vậy, th́ mọi sự khủng bố đều được tiêu trừ”.

Kinh số 981 của Tạp A-hàm th́ Đức Phật dạy các Tỳ-kheo :

“Nếu Tỳ-kheo nào ở nơi vắng vẻ, dưới bóng cây, trong nhà trống, đôi khi bỗng khởi lên ḷng sợ hăi, kinh hoàng đến độ lông dựng lên, th́ nên niệm Phật, Pháp, Tăng. Khi niệm đến Như Lai, Pháp, Tăng th́ mọi sự sợ hăi tự tiêu trừ”.

Kinh Ưu-bà-tắc, số 128 của Trung A-hàm trong tạng chữ Hán, tương đương với kinh Gia chủ thuộc Tăng chi bộ trong tạng Pāli, cũng ghi chép rằng: “Các vị đệ tử áo trắng làm thế nào để đạt tới bốn tâm cao đẹp và an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng và không có khó khăn? Trước hết, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Như lai. Vị ấy quán niệm như sau : Như lai là bậc Giác ngộ chân chánh không c̣n dính mắc, là bậc Minh hạnh túc, là bậc Thiện thệ, là bậc Thế gian giải, là bậc Vô thượng sĩ, là bậc Điều ngự trượng phu, là bậc Thiên nhân sư, là Phật, là Thế tôn. Quán niệm về Như lai như thế th́ những dục vọng xấu xa đều được tiêu diệt, trong tâm người quán niệm không c̣n những yếu tố bất thiện, uế nhiễm, sầu khổ và lo âu.

Nhờ tưởng niệm tới Như lai mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niềm vui, và người ấy đạt tới tâm cao đẹp thứ nhất, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn ǵ.”

Đức Phật c̣n cho biết, thời quá khứ Thích Đề-hoàn Nhân cùng đánh nhau với A-tu-la. Lúc ấy Đế Thích nói với các vị Tam thập tam thiên rằng: “Này các Nhân giả, khi chư Thiên đánh nhau với A-tu-la, nếu có ai sanh ḷng sợ hăi, kinh hoàng đến độ lông dựng đứng lên, th́ các vị nên niệm đến ngọn cờ hàng phục quân địch của ta. Khi niệm đến ngọn cờ này, th́ mọi sự sợ hăi đều tiêu trừ.”

Thiên đế Thích là người c̣n ḷng tham, c̣n sân hận, c̣n si mê, đối với sanh, già, bệnh, chết, lo, buồn, khổ, năo, không được giải thoát, kinh hoàng sợ hăi bỏ chạy, mà c̣n dặn lại chư Thiên Tam thập tam nên niệm đến ngọn cờ hàng phục quân địch của ông ấy. Và khi thần dân nước trời niệm đến ngọn cờ của Thiên đế Thích th́ hết sợ hăi, huống chi Như lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác… đă ĺa tham, sân, si ; giải thoát sanh, già, bệnh, chết, lo buồn, khổ năo, không có điều sợ hăi, trốn tránh, mà không có thể khiến cho người niệm đến Như Lai trừ hết mọi sợ hăi hay sao ?

Cho nên, “nếu ở nơi vắng vẻ, dưới bóng cây, hoặc ở trong nhà trống mà sanh ḷng sợ hăi, kinh hoàng đến độ lông dựng đứng lên, th́ nên niệm Phật là Như lai, Ứng cúng, Đẳng chánh giác... cho đến Phật, Thế tôn. Đương lúc niệm Phật, th́ sự sợ hăi liền tiêu trừ”.
Rơ ràng, các bản kinh trên đă cho chúng ta thấy tác dụng nhiệm mầu của pháp môn niệm Phật cũng như uy lực kỳ diệu của danh hiệu Đức Phật. Nhờ niệm Phật mà tâm được b́nh an, thoát khỏi sự khủng bố và mọi sự sợ hăi đều tiêu trừ. Nhờ niệm Phật mà những dục vọng xấu xa đều được tiêu diệt, những yếu tố bất thiện, uế nhiễm, sầu khổ, lo âu… được tiêu trừ, và tâm tư được lắng trong, có được niềm vui, đạt tới tâm cao đẹp, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn ǵ.

Niệm Phật, như vậy, không phải chỉ để thoát khỏi sợ hăi, mong cho tai qua, nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ… mà là để đạt được chánh niệm hiện tiền, để đạt tới tâm cao đẹp. Chánh niệm là nền tảng để đạt được định. Mà khi có định th́ có năng lượng để đốt cháy phiền năo. Phiền năo tiêu sạch hết th́ trí tuệ hiển bày, chứng đắc tuệ giải thoát.

Đạt được tuệ giải thoát là mục đích cứu cánh của người Phật tử.

Khi Đức Phật c̣n tại thế, pháp môn niệm Phật được xếp vào trong các pháp Lục niệm (gồm niệm Phật, Pháp, Tăng, Thí, Giới và Thiên), hoặc Thập niệm (thêm niệm Định, niệm Hơi thở, niệm Thân và niệm Sự chết).

Theo các kinh A-hàm, người nào tu tập pháp môn niệm Phật cần phải giữ chánh thân, chánh ư, ngồi kiết già, chuyên tinh buộc niệm, nghĩ tưởng 10 hiệu của Phật, hoặc quán tưởng 32 tướng tốt hoặc 80 vẻ đẹp của Phật, hoặc quán tưởng 10 thần lực của Phật, hoặc quán tưởng công đức 4 vô úy, 5 phần pháp thân của Phật… Y theo cách này mà tu tập th́ sẽ diệt trừ được các loạn tưởng, tâm sẽ được chánh trực, sẽ đắc pháp Như lai, ở trong pháp Như lai mà sanh tâm hoan hỷ, an ổn, khoái lạc, đến chỗ hung hiểm th́ không bị nguy hiểm, sẽ nhập vào ḍng Thánh, cho đến chứng được quả Sa-môn, nhanh chóng chứng đắc Niết-bàn.

Các kinh c̣n nói, nếu người nào nhất tâm niệm Phật mà mạng chung th́ chắc chắn không bị đọa vào ba đường ác, được sanh cơi trời.

Đoạn kinh sau đây, được ghi chép trong Tăng nhất A-hàm, sẽ cho chúng ta thấy pháp môn niệm Phật đă được đức Thế tôn chỉ dạy hồi Ngài c̣n tại thế. Bấy giờ, đức Phật đang ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ nói với các thầy Tỳ-kheo rằng :
“Này các Tỳ-kheo ! Hăy tu hành một pháp. Hăy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Một pháp ấy là ǵ? Đó là niệm Phật” (Đại chính 2, tr. 532).

Rồi đức Phật giải thích thế nào là niệm Phật :

“Nếu có Tỳ-kheo nào chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, giữ niệm trước mặt, chuyên tinh niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác. Quán h́nh của Như lai, mắt không hề rời. Trong khi mắt không rời, niệm tưởng công đức Như lai” (sđd, tr.554).

Đoạn kinh trên nêu rơ ba phương pháp niệm Phật cơ bản là : tŕ danh niệm Phật (chuyên tinh niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác), quán h́nh (tượng) niệm Phật (quán h́nh của Như lai, mắt không hề rời) và quán tưởng niệm Phật (niệm tưởng công đức Như lai). Chúng ta có thể thực tập phối hợp cả ba phương pháp hoặc thực tập riêng biệt từng phương pháp. Trong phương pháp thứ ba, tức nhớ nghĩ đến công đức của Như lai, đức Phật giải thích :

“Thể của Như lai được thành tựu từ kim cương, đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy, dõng mãnh giữa đại chúng. Gương mặt của Như lai đoan chánh vô song, nhìn không chán mắt. Giới đức thành tựu giống như kim cương không thể phá hoại, trong sạch không tỳ vết cũng như lưu ly. Tam-muội của Như lai chưa từng sút giảm, đã tĩnh chỉ, vĩnh viễn tịch tĩnh, không có niệm khác. Các thứ tình kiêu mạn, ngang bướng đă vắng im, ư tham dục, tưởng sân hận, tâm ngu hoặc, mạn kết do dự, tất đều tận trừ. Huệ thân của Như lai, trí không bờ đáy, không bị chướng ngại. Thân Như lai, được thành tựu từ giải thoát, các cơi đã hết, không còn sanh phần để nói ‘Ta sẽ đọa nơi sanh tử.’ Thân Như lai đă vượt qua thành tŕ của tri kiến; Như lai biết căn cơ người khác đáng được độ hay không đáng được độ, chết đây sanh kia, xoay vần qua lại trong ngằn mé sanh tử, có người giải thoát, người không giải thoát, Như lai thảy đều biết tất cả” (sđd, tr.554).

Thật quá rơ ràng và tường tận về phương pháp hành tŕ pháp môn niệm Phật trong đoạn kinh trên ! Đoạn kinh chỉ cách thức cho chúng ta nh́n nhận đức Như lai. H́nh tướng và công đức của Như lai phải được nhận thức, chiêm ngưỡng và quán tưởng như thế, để rồi ḿnh cũng đạt được như vậy, bằng nỗ lực tu tập của tự thân. Đó là mục đích tu tập của người Phật tử !

Tương đương với bản kinh Hán tạng nêu trên, trong tạng Pāli, kinh Tăng chi bộ, phẩm Một pháp, cũng ghi lại pháp môn niệm Phật này, như sau:

“Có một pháp, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm sung măn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là ǵ? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung măn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn” (Tăng chi bộ I.16, HT. Minh Châu dịch).

Một bản kinh khác, kinh Tŕ Trai (số 202, Trung A-hàm tạng Hán, tương đương kinh Visàkhà-sutta, Tăng chi bộ trong tạng Pāli), cũng đề cập đến pháp môn niệm Phật, là một trong năm pháp tu tập hỗ trợ với Thánh trai tám chi (Bát quan trai giới). Kinh này cho thấy nhờ niệm Phật mà tâm được an tĩnh và tất cả mọi tâm lư bất thiện đều được tiêu diệt, được nói cho Cư sĩ Tỳ-xá-khư, khi Phật đang trú tại nước Xá-vệ, trong Đông viên, Lộc tử mẫu giảng đường :

“Này Cư sĩ! Đa văn Thánh đệ tử khi tŕ trai niệm tưởng Như lai rằng, Thế tôn là Như lai, Vô sở trước, Đẳng chánh giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn. Người ấy sau khi niệm tưởng Như lai như vậy, ác tham nếu có liền bị tiêu diệt. Những pháp tạp uế, ác bất thiện, nếu có cũng bị diệt. Này Cư sĩ, đa văn Thánh đệ tử duyên nơi Như lai cho nên tâm an tĩnh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền bị diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng bị tiêu diệt”.

Kinh Xà-ni-sa trong Trường A-hàm (tương đương với kinh cùng tên trong Trường bộ), kể lại câu chuyện của thần Xà-ni-sa, vốn là Ưu-bà-tắc ở trong pháp của Như lai, nhờ nhất tâm niệm Phật mà sau khi mệnh chung được sanh làm Thái tử của Tỳ-sa-môn Thiên vương. Từ đó trở đi thường soi sáng các pháp, chứng đắc Tu-đà-hoàn, không c̣n đọa ác đạo, ở trong bảy đời tái sanh đều có tên là Xà-ni-sa.

Như vậy, cả hai truyền thống, Nam truyền và Bắc truyền, trong tạng kinh nguyên thủy của ḿnh đều ghi nhận pháp môn niệm Phật rất rơ ràng. Điều này chứng tỏ pháp môn niệm Phật rất phổ biến thời đức Phật c̣n tại thế, được đích thân đức Thế tôn chỉ dẫn, và xem nó như là một trong những con đường đi đến giác ngộ giải thoát, chứng nhập Niết-bàn.

Tịnh Độ

Vu Lan
Phật pháp căn bản
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện đạo TĂNG N

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnaTE ULLAMBANA3;̐

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện &

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA841

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA73;ạo#432;

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản Công

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr