Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Vu Lan
Nói đến Hiếu đạo người ta nghĩ ngay đến Hiếu kinh của Khổng Tử. Có người đă cho rằng nhờ có đạo Nho mà người Việt mới biết nêu cao Đạo hiếu. Nhận định này chưa được khách quan, nếu như không muốn nói là vơ đoán, sai sự thật. Bởi người Việt không những có truyền thống Hiếu đạo, mà c̣n có tư tưởng Hiếu đạo khác hẳn người Trung Hoa. Sự khác biệt này được công bố rơ ràng trong kinh Tu Đại Noa của Lục độ tập kinh 2, Đại tạng kinh 152 tờ 8b7, như sau: Giúp nghèo cứu thiếu, thương nuôi quần sinh, là đứng đầu của hạnh (Chẩn cùng tế phạp, từ dục quần sinh, vi hạnh chi nguyên thủ).

Đứng đầu của mọi hạnh chính là hiếu. Người Trung Quốc cũng tin như vậy, trong Hiếu kinh: Tính của trời đất, con người là quí. Hạnh con người không ǵ lớn hơn hiếu (Thiên địa chi tính, duy nhân vi quư. Nhân chi hạnh, mạc đại vu hiếu). Người Việt cũng coi hiếu là hơn hết, trong mọi nết hạnh làm người. Nhưng người Việt thể hiện hạnh hiếu bằng cách giúp nghèo cứu thiếu và thương nuôi quần sanh, chứ không phải như người Trung Quốc, “giữ ǵn thân thể tóc da không dám tổn thương, phải lập thân hành đạo, dương danh với hậu thế”.

Tư tưởng hiếu đạo của người Việt giáo dục cho con cái, dù không được viết thành kinh, nhưng cũng vô cùng phong phú và sâu sắc, qua ca dao, tục ngữ:

Đạo làm con chớ hững hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ mẹ cha.


Hay:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi ḷng con ơi.


Bài học về đạo làm con ấy c̣n được diễn đạt thành những câu hát, lời ca mộc mạc giữa chốn đồng quê:

Xin người hiếu tử lắng khuyên
Kịp th́ nuôi nấng cho toàn đạo con
Kẻo khi sông cạn, đá ṃn
Phú nga phú ủy có c̣n ra chi.


Hay:

Làm trai giữ trọn ba giềng,
Thảo cha, ngay chúa, vợ hiền chớ vong.


Ngay từ thuở nhỏ, con em trong gia đ́nh luôn luôn được cha mẹ dạy dỗ phải sống hiếu để, thuận ḥa:

Thờ cha mẹ ở hết ḷng,
Ấy là chữ hiếu ở trong luân thường.
Chữ đễ có nghĩa là nhường,
Nhường anh, nhường chị, lại nhường người trên.
Ghi ḷng, tạc dạ chớ quên,
Con em phải giữ lấy nền con em.


Nhưng tư tưởng Hiếu đạo của người Việt Nam được thể hiện rơ ràng hơn hết có lẽ phải nói đến Truyện Phật Bà Chùa Hương trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc ta. Truyện dài 1.424 câu thơ lục bát, mang đậm tính nhân văn, giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xă hội, đặc biệt tinh thần nhập thế độ sanh của Phật giáo. Ngay ở những câu mở đầu truyện, tác giả khuyết danh đă nói:

Chân như đạo Phật rất mầu
Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân.
(Câu 1-2)

Hai câu thơ này phản ánh nhận thức của người Việt về Phật giáo, cho rằng đạo Phật là đạo Chân như, rất nhiệm mầu, nhưng không ngoài hai chữ Hiếu và Nhân. Rồi tác giả định nghĩa:

Hiếu là độ được đấng thân,
Nhân là độ được trầm luân mọi loài.
(Câu 3-4)

và:

Trên th́ hiếu báo sinh thành
Dưới th́ nhân cứu chúng sanh Ta-bà.
(câu 1397-1398)

Hiếu, đối với người Phật tử Việt Nam, không chỉ đơn giản là phụng sự cha mẹ, mà c̣n phải độ cho cha mẹ được giải thoát khổ đau. Từ những gia đ́nh có con cái hiếu thảo với cha mẹ như thế đă cống hiến cho xă hội những công nhân trung thành với đất nước, nhân nghĩa với nhân dân. Tư tưởng Hiếu đạo này đă có từ thời Hùng vương, như được định nghĩa trong kinh Tu Đại Noa của Lục độ tập kinh 2 đă nói trên. Nhưng khi Phật giáo hội nhập Việt Nam, tử tưởng ấy càng thêm đẹp và ngày càng sáng tỏ. Những tấm gương sáng của vua, dân các triều đại Đinh, Lê, Lư, Trần… là minh chứng vậy.

Truyện Phật Bà Chùa Hương một phần cũng phản ánh thực trạng cuộc sống ḥa b́nh của Tam giáo, nhưng con người lư tưởng để phụng sự xă hội không phải là mẫu người quân tử, mà phải là một Phật tử, hơn thế, phải là một Phật tử đắc đạo. V́ rằng chỉ có những người Phật tử đắc đạo mới có thể thực hiện được trung hiếu vẹn toàn, mới có thể hộ quốc, an dân:

Thân này thành Phật may ra,
Hộ nước hộ nhà th́ mới có phương.
(Câu 315-316)

Trong xă hội ngày nay, chúng ta không dám ước mơ mọi người đều trở thành người Phật tử, nói ǵ đến Phật tử đắc đạo, thành Phật! Chỉ mong rằng ngày càng có nhiều gia đ́nh có con hiếu thảo, nhất là những người con đang và sẽ lănh đạo đất nước, th́ nước nhà sẽ ngày càng tốt đẹp, không có chuyện tham nhũng hay nhũng nhiễu, v́ người con hiếu thảo đích thực chính là người “trung với nước, hiếu với dân”…

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Vu Lan

Tịnh Độ
Phật pháp căn bản
Phật học thường thức
Phật đản
Lời Phật dạy
Chuyện đời - Chuyện đạo


Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện đạo TĂNG N

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đN

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnaTE ULLAMBANA3;̐

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời -

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuy&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bảnện &

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA841

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA73;ạo#432;

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯ

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản0;I XƯA&#

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời

Phật pháp căn bản
Phật pháp căn bản Công

Chuyện đời - Chuyện đạo
Chuyện đời - Chuyện đạo
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr