Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Kinh Bát Đại Nhân Giác
PHẦN KẾT
(TỰ ĐỘ VÀ ĐỘ THA)


1, Chánh Văn:
如 此 八 事, 乃 是 諸 佛, 菩 薩 大 人 之 所 覺 悟, 精 進 行 道, 慈 悲 修 慧, 乘 法 身 船, 至 涅 槃 岸. 復 還 生 死, 度 脫 眾 生, 以 前 八 事, 開 導 一 切, 令 諸 眾 生, 覺 生 死 苦, 捨 離 五 欲, 修 心 聖 道. 若 佛 弟 子, 誦 此 八 事, 於 念 念 中, 滅 無 量 罪, 進 趣 菩 提,速 登 正 覺, 永 斷 生 死, 常 住 快 樂。

Như thử bát sự, năi thị chư Phật, Bồ-tát đại nhân chi sở giác ngộ, tinh tiến hành đạo, từ bi tu tuệ, thừa pháp thân thuyền, chí niết bàn ngạn, phục hoàn sinh tử, độ thoát chúng sinh, dĩ tiền bát sự, khai đạo nhất thiết, linh chư chúng sinh, giác sinh tử khổ, xả ly ngũ dục, tu tâm thánh đạo. Nhược Phật đệ tử, tụng thử bát sự, ư niệm niệm trung, diệt vô lượng tội, tiến thú bồ đề, tốc chứng chánh giác, vĩnh đoạn sinh tử, thường trụ khoái lạc.

2, Dịch nghĩa:

Tám điều vừa tŕnh bày trên là những điều giác ngộ của chư Phật, chư Bồ-tát và các bậc Đại nhân. Quư ngài đă nỗ lực hành đạo, tu tập từ bi và trí tuệ, nương thuyền pháp thân mà đến bờ niết bàn. Sau đó, quư ngài đă trở lại cơi sinh tử này để cứu thoát chúng sinh bằng cách lấy tám điều giác ngộ này giảng dạy khiến tất cả chúng sinh đều hiểu được nỗi khổ đau trôi lăn trong sinh tử mà buông bỏ năm dục, hướng tâm về con đường Thánh. Nếu ai là đệ tử Phật th́ phải tụng đọc tám điều giác ngộ này. Tụng đọc tám điều này th́ trong mỗi ư niệm sẽ tiêu diệt được vô lượng những điều tội lỗi, tiến đến giác ngộ, nhanh chóng thành chánh giác, măi măi thoát khỏi sinh tử, thường ở trong an lạc, hạnh phúc tuyệt đối.

3, Giải thích:

Đây là đoạn kết của bản kinh, đúc kết lại những vấn đề đă tŕnh bày và nói lên giá trị siêu việt của nó. Phần này có ba ư:

1. Từ ‘như thử bát sự’ đến ‘chí niết bàn ngạn’: Khẳng định tám điều đă tŕnh bày trên là những phương pháp tu tập mà nhờ vào đó chư Phật, chư Bồ-tát và các bậc Đại nhân đạt được giác ngộ. Hay nói cách khác, nhờ nỗ lực tinh tấn tu tập theo tám điều này mà các Ngài đạt được Lưỡng túc tôn: đầy đủ Từ bi và Trí tuệ. Trí tuệ và Từ bi đă biến tấm thân ngũ uẩn, tứ đại thành thuyền pháp thân. Chiếc thuyền này đă nhẹ nhàng bơi vào biển giác và đáp lên bờ giải thoát một cách an lạc.

2. Từ ‘phục hoàn sinh tử’ đến ‘tu tâm thánh đạo’: Nói đến tác dụng nhập thế của tám điều giác ngộ. Bởi chính bản thân đức Phật, Bồ-tát và các bậc Đại nhân đă nhờ tám điều này mà đạt được giác ngộ, chứng nhập niết bàn, cho nên, khi từ cơi niết bàn trở lại cơi sinh tử này, quư Ngài cũng lấy tám điều giác ngộ mà ḿnh đă tu tập để giảng dạy cho chúng sinh cùng tu tập để được giác ngộ như các Ngài. Điều này cho thấy, muốn hóa độ chúng sinh, trước hết phải hóa độ ḿnh, muốn giải thoát chúng sinh, trước hết phải giải thoát lấy ḿnh. Điều này thật rơ ràng, khi bản thân ḿnh không có hạnh phúc th́ không thể đem hạnh phúc đến cho người khác.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nói thêm một chút về quan niệm tự độ và độ tha trong Phật giáo, nhất là đối với Phật giáo Đại thừa.

Chúng ta đều biết, Đức Phật v́ cuộc đời khổ đau này mà thị hiện, v́ cuộc sống khổ đau của tất cả chúng sinh mà thị hiện. Nói cách khác, đạo Phật hiện hữu v́ cuộc đời, v́ con người. Sự xuất hiện đó là để chỉ ra rằng, những khổ đau có mặt đều có những nguyên do của nó. Những nguyên do đó chính là tham dục, sân hận và si mê, nhưng nguyên nhân chính yếu là ngu si (vô minh), không nhận ra được, không nh́n thấy được sự thật, chân tướng của vũ trụ vạn hữu, của thế giới và con người, không nhận ra được bản chất của cuộc đời, và v́ vậy chúng sinh phải gánh chịu những nỗi thống khổ trong nhà lửa tam giới. Bằng những phương pháp tu tập, quán chiếu, thiền định, chúng ta nhận ra được, thấy được, bản chất của cuộc đời và thoát ra được mọi khổ đau hệ lụy trong tam giới, nhận ra bản lai diện mục xưa nay của ḿnh, đạt đến giác ngộ giải thoát. Quá tŕnh nỗ lực hành tŕ vĩ đại ấy được gọi là tự lực hay tự độ.

Như vậy, tự độ, theo Phật giáo, là tự ḿnh tu tập để thoát khỏi những khổ đau hiện tại và đạt được giải thoát, giác ngộ. Danh từ tự độ (hay tự lợi) hoàn toàn không có nghĩa là mưu cầu lợi ích cá nhân bằng những thứ ngũ dục, tài, sắc, danh, thực, thuỳ. Bởi v́ những thứ đó là nguồn gốc của khổ đau. Cho nên, tự đự theo đúng tinh thần Phật giáo là thừa nhận Phật tính của chúng sinh: Ai cũng có thể nỗ lực để đạt được giác ngộ như Đức Phật.

Mỗi chúng sinh đều có Phật tánh. Đức Phật khẳng định tất cả chúng sinh đều có thể giác ngộ thành Phật như Ngài. V́ vậy, bằng mọi phương tiện, bằng mọi phương pháp, để chỉ cho chúng sinh thấy được bản tính Phật của chính ḿnh, để cho chúng sinh có thể vượt qua biển khổ, đạt đến giác ngộ trở thành bản nguyện của tất cả chư Phật. Sự cứu độ đó chỉ có nghĩa như một người chỉ đường mà thôi. Và đó chính là ư nghĩa độ tha hay lợi tha.
Độ tha theo đúng tinh thần Phật giáo, có nghĩa là chỉ đường cho tất cả chúng sinh cùng đi đến giác ngộ, chỉ cho chúng sinh thấy được Phật tính của chính ḿnh.

Tóm lại, tự độ là tự ḿnh diệt trừ tham, sân, si và đi ra khỏi sinh tử luân hồi; độ tha là chỉ cho người khác con đường đi đến giải thoát khổ đau. Độ tha không có nghĩa là giải thoát khổ đau cho người khác mà chỉ giúp họ con đường, phương pháp, để tự giải thoát khổ đau cho chính họ như chính ḿnh đă được giải thoát.

Một người đă chứng đắc phải chia sẻ niềm vui đó với những người xung quanh, điều đó rất nhân bản, rất từ bi. Hơn nữa, nếu sự cứu độ không có th́ tôn giáo sẽ không được thiết lập ở đời. Vả lại, giáo lư Duyên khởi đă cho chúng ta biết, mỗi chúng ta là một phần của người khác, của xă hội, của vũ trụ. Tất cả là một. Một là tất cả. Phật giáo không có quan niệm một cá thể tồn tại độc lập. Cho nên, độ tha là phá vỡ tự ngă, chấp ngă, chấp rằng cái ta tồn tại độc lập với người khác.

Nếu tự ḿnh giải thoát cho ḿnh mà không cứu độ người khác đó là ích kỷ, là chấp ngă. Và Đức Phật cho đó là tà kiến, là ác tâm. Mà người có tà kiến, ác tâm th́ sẽ nhận hậu quả đọa vào ba đường ác, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Và đây cũng chính là ư nghĩa điều mà giác ngộ thứ tám nói đến.

3. Phần c̣n lại của đoạn kết: Nói lên tác dụng tiêu diệt tội chướng của bản kinh. Bản kinh khẳng định, những ai tự xem ḿnh là Phật tử th́ phải thường xuyên tụng đọc và quán chiếu tám điều giác ngộ này. Trong quá tŕnh tụng đọc và quán chiếu ấy, nội dung của tám điều giác ngộ sẽ phát huy năng lực tiêu diệt tội lỗi, phiền năo và khổ đau trong từng ư niệm, đồng thời sẽ hướng tâm hành giả đi đến giác ngộ, chấm dứt sinh tử luân hồi. Sự giác ngộ ấy có thể đến một cách nhanh chóng, nếu hành giả nỗ lực hành tŕ tinh tấn. Đặc biệt, sự an lạc, thảnh thơi sẽ có mặt ngay trong đời sống hiện tại đối với những ai hành tŕ theo tám điều giác ngộ này.

4, Kết luận:

Kinh Bát đại nhân giác nói riêng, hệ thống kinh điển Phật giáo nói chung, luôn luôn hướng đến mục đích thay đổi nhận thức của chúng sinh, tức là thay đổi cấu trúc tâm lư khi nhận thức về thế giới và con người. Kinh Pháp môn căn bản của Trung bộ cho thấy nguồn gốc của các pháp h́nh thành từ hai phương cách nhận thức, đó là tưởng tri và thắng tri. Tưởng tri là nhận thức sai lầm về thế giới và con người, thứ nhận thức gắn liền với ngă và ngă sở, tạo nên ba cơi khổ đau. Đó là nhận thức của phàm phu. C̣n thắng tri là nhận thức đúng đắn về thế giới và con người, thứ nhận thức vô ngă, hướng đến ly dục, chứng nhập Niết-bàn. Đó là nhận thức của bậc Thánh.

Kinh Bát đại nhân giác tŕnh bày tám điều giác ngộ cũng không ngoài hai phương cách nhận thức trên:

1. Điều giác ngộ thứ nhất:
- Thắng tri: Các pháp vô thường, khổ, không, vô ngă.
- Tưởng tri: Nhận thức ngược lại, cho các pháp là thường, ngă…
2. Điều giác ngộ thứ hai:
- Thắng tri: Thiểu dục
- Tưởng tri: Tham dục
3. Điều giác ngộ thứ ba:
- Thắng tri: Biết đủ, lấy trí tuệ làm sự nghiệp
- Tưởng tri: Không biết đủ, lấy ngũ dục làm sự nghiệp.
4. Điều giác ngộ thứ tư:
- Thắng tri: Tinh tấn
- Tưởng tri: Giải đăi
5. Điều giác ngộ thứ năm:
- Thắng tri: Học rộng nghe nhiều
- Tưởng tri: Ngu si, không học
6. Điều giác ngộ thứ 6:
- Thắng tri: Bố thí b́nh đẳng
- Tưởng tri: Oán thán, trách móc
7. Điều giác ngộ thứ 7:
- Thắng tri: Giữ giới thanh tịnh, chí nguyện xuất gia
- Tưởng tri: Nhiễm ô, đắm nhiễm năm dục
8. Điều giác ngộ thứ 8:
- Thắng tri: Phát tâm đại thừa cứu độ chúng sinh thoát khỏi nhà lửa tam giới
- Tưởng tri: Không ư thức được ba cơi bất an

Như vậy, Kinh Bát đại nhân giác rơ ràng là bản chỉ dẫn phương cách nhận thức về thế giới và con người. Kinh khẳng định, chư Phật, Bồ-tát và các bậc Đại nhân đă nhờ vào phương cách nhận thức này mà đến bờ Niết-bàn; và rồi từ đó, quư ngài trở lại thế gian này để cứu độ chúng sinh cũng bằng cách dạy cho chúng sinh phương cách nhận thức đúng đắn về thế giới và con người thông qua tám điều giác ngộ.

Chúng ta c̣n nhớ Bồ-tát Văn-thù đă đặt vấn đề với cư sĩ Duy-ma-cật rằng: Những người đă giác ngộ cuộc đời là huyễn mộng, đă tỉnh mộng rồi, th́ đâu c̣n bận tâm ǵ nữa đến cái lẽ thịnh suy của cuộc thế, v́ tất cả đều như “hạt sương mai đầu cành”, th́ làm sao thực hành ḷng từ?

Khi được hỏi như vậy, cư sĩ Duy Ma Cật thưa rằng: “Bồ-tát nh́n như vậy rồi nghĩ rằng ḿnh phải nói cho chúng sinh cái pháp như vậy, đó mới là đức từ chân thật. Bồ-tát thi hành đức từ tịch diệt hay t́nh thương không điều kiện, v́ không sinh ra nữa” (Kinh Duy-ma). Theo đó, ḷng từ bi hay t́nh yêu chân thật mà chư vị Bồ-tát có thể thương yêu, chăm sóc cho chúng sinh không chỉ dừng lại ở chỗ ban vui, bớt khổ; cũng chẳng phải như ḷng từ của hàng “Thanh văn, chỉ hướng đến mục đích tự lợi, như là một trong các phương pháp tu tập thích hợp để đối trị tham, sân, si. Chẳng hạn như tu tập tâm từ để đối trị tâm sân, tu tập tâm bi để đối trị tâm hại, tu tập tâm hỷ để đối trị tâm bất măn, không xứng ư, tu tập tâm xả để đối trị tâm tham dục” (Đại chính 29, n0 1558, p.0150b23). Xuất phát từ t́nh yêu chân thật, Bồ-tát xót thương chúng sinh bị luân hồi trong sáu nẻo, bị thiêu đốt trong nhà lửa tam giới, nên mới khởi tâm cứu độ. Sự cứu độ đó phải được “thi hành bằng đức từ tịch diệt, không sinh ra nữa”, tức là phải chỉ cho chúng sinh thấy được cái nguyên nhân sâu xa của đời sống bất an và khổ đau, đó là do không nh́n thấy được thực tướng hay bản chất của cuộc đời, để cắt đứt vĩnh viễn cái nhân sinh tử luân hồi. V́ vậy, Bồ-tát nh́n thẳng vào bản chất của sự sống, và bằng mọi phương tiện, cũng chỉ cho chúng sinh nh́n thấy bản chất ấy. Đó là cách duy nhất để đưa chúng sinh thoát khỏi ngôi nhà lửa tam giới.

Kinh Bát đại nhân giác cho chúng ta thấy cách thể hiện t́nh thương của Bồ-tát đối với chúng sinh, đó là chỉ cho chúng sinh thấy rơ tám điều đi đến giải thoát.

Tám điều giác ngộ vừa có tác dụng xuất thế, vừa có tác dụng nhập thế. Nghĩa là người Phật tử có thể nương theo tám điều giác ngộ này mà tu tập th́ chắc chắn đạt được giác ngộ, giải thoát; đồng thời, người Phật tử cũng có thể lấy tám điều giác ngộ này để đi vào đời giáo hóa chúng sinh. Đây chính là tính chất bất nhị trong hệ thống giáo lư của Phật giáo. Trong ư nghĩa tự độ đă bao hàm ư nghĩa độ tha, trong phương tiện đă là cứu cánh. Chẳng hạn, ở điều thứ tám có nói nguyện đại chúng sinh, thọ vô lượng khổ. Rơ ràng, ở đây là đang c̣n trong giai đoạn tu tập, thế nhưng đă thay chúng sinh chịu khổ, với mục đích là có thể giáo hóa cho chúng sinh hiểu được nỗi khổ đau trong sinh tử luân hồi, nỗi khổ đau đó có nguyên do từ tham đắm năm dục, để chúng sinh buông bỏ năm dục, hướng tâm đến giác ngộ, giải thoát. Như vậy là đă độ tha. Cho nên, đối với Phật giáo, tự độ là đă độ tha rồi, độ ḿnh là độ người, độ người cũng là độ ḿnh. Đó là tính chất bất nhị trong Phật giáo.

Chúng ta có thể tóm lược lộ tŕnh tu tập của Bát đại nhân giác như sau:

1, Quán chiếu để thấy được bản chất chân thực của thế giới và con người; 2, hạn chế (thiểu dục) tham muốn; 3, nghệ thuật sống tri túc; 4, nỗ lực tinh tấn; 5, học rộng, nghe nhiều, thành tựu biện tài; 6, bố thí cúng dường; 7, bất nhiễm dục lạc thế gian; 8, cứu độ tất cả chúng sinh.

Tóm lại, những ai tự xem ḿnh là Phật tử, th́ ngày cũng như đêm phải luôn luôn tụng niệm và quán chiếu Tám điều giác ngộ trên.

Bài 10

Trọn bộ 6 quyển
Quyển hạ
Quyển 6
Quyển 5
Quyển 4
Quyển 3
Quyển 2
Quyển 1
Phẩm XXVI - PHẨM BÀ LA MÔN- VERSETS SUR LE BRAHMANE
Phẩm XXV - PHẨM TỲ KHEO- VERSETS SUR LE BHIKKOU
Phẩm XXIV - PHẨM THAM ÁI - VERSETS SUR LA SOIF
Phẩm XXIII - PHẨM VOI RỪNG
Phẩm XXII - PHẨM ĐỊA NGỤC
Phẩm XXI - PHẨM TẠP LỤC
Phẩm XX - PHẨM CHÁNH ĐẠO
Phẩm XVIII - PHẨM CẤU UẾ
Phẩm XVII - PHẨM PHẪN NỘ
Phẩm XVI
Phẩm XV
Phẩm XIX - Phẩm Pháp Trụ
Phẩm XIV
Phẩm XIII
Phẩm Tinh Cần
Phẩm song yếu
PHẨM TÂM Ư - CITTA VAGGA - MIND
PHẨM TỰ NGĂ - ATTA VAGGA - THE SELF
PHẨM NGU SI - BĀLA VAGGA
PHẨM NGÀN - SAHASSA VAGGA
PHẨM HOA HƯƠNG - VERSET SUR LES FLEURS
PHẨM HIỀN TRÍ - PANDITA VAGGA
PHẨM GIÀ YẾU - JARAA VAGGA
PHẨM ÁC - PAAPA VAGGA
PHẨM A-LA-HÁN - ARAHANTA VAGGA
PHẨM ĐAO TRƯỢNG - DANDA VAGGA
Phần 3
Phần 2
Phần 1
KINH TẠP A HÀM
Bài 9
Bài 8
Bài 7
Bài 6
Bài 5
Bài 4
Bài 3
Bài 2
Bài 1


KINH TẠP A-HÀM

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

YẾU GIẢI KINH A DI ĐÀ

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Bát Đại Nhân Giác

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Bát Đại Nhân Giác

Kinh Pháp cú

Kinh Bát Đại Nhân Giác
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr