Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Kinh Bát Đại Nhân Giác
ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ 8
(ĐẠI TÂM PHỔ TẾ)


1, Chánh văn:

弟 八 覺 知 Đệ bát giác tri
生 死 熾 然 Sinh tử xí nhiên
苦 惱 無 量 Khổ năo vô lượng
發 大 乘 心 Phát đại thừa tâm
普 濟 一 切 Phổ tế nhất thiết
願 代 眾 生 Nguyện đại chúng sinh
受 無 量 苦 Thọ vô lượng khổ
令 諸 眾 生 Linh chư chúng sinh
畢 竟 大 樂 Tất cánh đại lạc

2, Dịch nghĩa:

Thứ tám biết rằng
Ngọn lửa sinh tử
Thiêu đốt chúng sinh
Khổ năo vô cùng
V́ vậy phải nên
Phát tâm đại thừa
Cứu giúp tất cả
Nguyện v́ chúng sinh
Chịu mọi đau khổ
Khiến cho chúng sinh
Được vui giải thoát.

3, Giải thích:

Đây là điều giác ngộ sau cùng của kinh Bát Đại Nhân Giác, đồng thời cũng là đỉnh cao tư tưởng của bản kinh, đó là tư tưởng Đại thừa, đưa Phật pháp vào đời bằng con đường Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh được thúc đẩy bởi tuệ giác nh́n thấy được sự thật: Ba cơi đang bốc cháy!

Một lần nọ, khi đức Thế Tôn nói rằng thế giới đang bốc cháy, có một Tỳ-kheo liền hỏi: Cái ǵ đang bốc cháy? Đức Thế Tôn trả lời: ‘Tất cả đang bị bốc cháy. Bị bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si. Ta nói rằng bị bốc cháy bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, năo...’

Thật vậy, ngọn lửa tham, sân, si đang thiêu rụi hành tinh xanh của chúng ta. Chiến tranh, khủng bố, bạo động, cháy rừng, thiếu nước, ô nhiễm môi trường… là những hiểm họa đă và đang đe dọa đến đời sống của con người, và đó chính là hậu quả của ḷng tham dục, sân hận và si mê. Đó là chưa kể đến những nỗi khổ đau đang âm ỉ trong tâm hồn của mỗi con người, như buồn phiền, ganh ghét, tị hiềm, tương tư… những khổ đau phiền năo ấy đang từ từ thiêu đốt thân tâm của chúng ta. Nhưng nguy hiểm hơn hết, hung dữ và bạo tàn hơn hết là ngọn lửa sanh tử đang thiêu đốt chúng ta từng ngày:

Ví như người cầm gậy
Chăn dắt đàn ḅ si
Già chết cũng như vậy
Đang lùa mạng sống đi.
(Kinh Pháp Cú)

Ngọn lửa già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, năo… đang lùa mạng sống đi về nơi vô định mà con người không hề hay biết, cứ thản nhiên vui đùa, thậm chí c̣n tranh giành hơn thua, chẳng khác ǵ đàn ḅ si cứ măi mê nhởn nhơ gặm cỏ, tung tăng giỡn đùa mà không biết người ta đang vỗ béo để lùa vào ḷ mổ. Thật đáng thương thay!

Một thời Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng cây Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

“Chúng sanh từ vô thủy sinh tử cho đến nay, cứ măi xoay vần, không biết được biên tế nguyên thủy của khổ.

“Các Tỳ-kheo, ư các thầy nghĩ thế nào? Nước sông Hằng... nước trong bốn biển lớn là nhiều hay là nước mắt của các thầy tuôn ra trong ṿng sinh tử luân hồi là nhiều?”

Các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Như chúng con hiểu ư nghĩa của lời Phật nói, nước mắt của chúng con tuôn rơi trong ṿng sinh tử luân hồi rất nhiều, nhiều hơn cả nước sông Hằng và nước bốn biển lớn.”

Phật nói với các Tỳ-kheo:

“Lành thay! Lành thay! Nuớc mắt của các thầy tuôn rơi trong ṿng sinh tử luân hồi rất nhiều, chứ không phải nước sông Hằng và nước bốn biển. V́ sao? V́ các thầy đă từng bị mất cha mẹ, anh em, chị em, thân thuộc, người quen; bị mất mát tiền của, nước mắt tuôn rơi cho những sự mất mát đó rất nhiều vô lượng. Các thầy cứ măi bị ném ra nghĩa địa, máu tanh chảy ra, rồi sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

“Này các Tỳ-kheo, các thầy từ vô thủy sinh tử luân hồi, máu và nước mắt trong thân rất nhiều, nhiều vô lượng”.

Máu và nước mắt chúng ta đă chảy ra trong suốt đêm dài sinh tử từ vô lượng kiếp đến nay đă nhiều hơn nước trong bốn biển. Cuộc tử sanh nhọc nhằn khổ đau như thế há không đáng sợ hay sao?

Kinh Pháp Hoa nói “ba cơi bất an, giống như nhà lửa”. Người giác ngộ thấy được ba cơi giống như nhà lửa, ngày đêm đang bốc cháy, đang thiêu đốt chúng sinh, mọi sự sinh tồn trong đó không có một chút an ổn, ngược lại c̣n bị nguy hiểm vô cùng. Nhưng chúng sinh mê muội th́ không thấy được điều này, vẫn cứ an vui, say đắm, cười đùa… trong ngôi nhà đang bốc cháy. Cho nên, thấy được hiện trạng cuộc sống của chính ḿnh đang bị thiêu đốt bởi lửa tham, lửa sân, sửa si và hơn hết là ngọn lửa sinh tử là một cái thấy giác ngộ.

Vấn đề đặt ra, trong ngôi nhà lửa đang bốc cháy ấy, cái ǵ cần được đem ra và cái ấy có giá trị? Kinh Tạp A-hàm nêu bật vấn đề: “Trong ngôi nhà đang bốc cháy, tài sản ǵ được mang ra, tài sản ấy không bị cháy, và chúng thật hữu ích?”

Giải quyết vấn đề này cũng chính là đi t́m ư nghĩa cho cuộc sống và làm rơ sứ mạng phát tâm Đại thừa cứu độ chúng sanh, nguyện v́ chúng sanh mà nhận chịu đau khổ.

Phát tâm Đại thừa chính là tâm Đại từ, Đại bi, là tâm Bồ-đề, là tâm Phật, tâm Bồ-tát. Tâm ấy luôn luôn cảm nhận được nỗi khổ đau của chúng sinh, đau cái đau của chúng sinh, khổ cái khổ của chúng sinh; và luôn mong muốn cứu giúp tất cả mọi loài thoát khỏi khổ đau. Cứu giúp bằng cách nào? Kinh Bát đại nhân giác nêu lên lư tưởng: Nguyện v́ chúng sanh mà nhận chịu mọi điều đau khổ (nguyện đại chúng sanh, thọ vô lượng khổ).

Nguyện v́ chúng sanh mà nhận chịu mọi điều đau khổ là cách duy nhất để hoàn thành ước nguyện thành Phật. Bởi v́, ‘Bồ-tát cần phải trải qua ba vô số kiếp tu tập tích chứa tư lương đại phước đức, trí tuệ, hành sáu ba-la-mật, qua nhiều trăm ngh́n khổ hạnh, mới chứng đắc Vô thượng bồ-đề’ (Câu-xá luận).

Nếu người xuất gia không phát tâm Đại thừa, không nguyện cứu độ tất cả chúng sinh th́ từ tâm không trọn; không phát tâm chịu khổ thay chúng sinh th́ bi tâm không vẹn. Từ bi không trọn vẹn th́ không thể cầu thành chánh giác. Cho nên Tôn giả A-nan mới phát nguyện: 'Nếu c̣n có một chúng sanh chưa thành Phật, th́ con nguyện không thưởng thụ hạnh phúc niết-bàn'. Tôn giả Phú-lâu-na th́ nguyện dấn thân vào chỗ hiểm nguy để hoằng pháp, nếu người ta mắng chưởi th́ Ngài bảo họ c̣n từ bi, chưa đánh ḿnh; nếu họ đánh th́ Ngài bảo họ vẫn c̣n từ bi, chưa giết ḿnh; nếu họ giết th́ Ngài bảo, cảm ơn họ đă giúp Ngài mau thành chánh giác! Ngài nói: 'Bồ-tát v́ muốn làm lợi ích cho hết thảy hữu t́nh, khoác khôi giáp công đức, phát thú Đại thừa, cỡi cỗ xe Đại thừa, nên được gọi là Ma-ha-tát… Bồ-tát Ma-ha-tát hành bồ-đề không phải v́ lợi lạc cho một thiểu số hữu t́nh, mà cho hết thảy hữu t́nh'. Bồ-tát Địa Tạng th́ phát nguyện: 'Địa ngục chưa hết chúng sanh, thề không thành Phật; chừng nào độ hết chúng sanh mới chứng Bồ-đề'...

Kể trên là những tấm gương sáng ngời vượt quá vầng nhật nguyệt của những tấm ḷng đại hùng, đại lực, đại từ bi, nguyện v́ chúng sanh chịu mọi đau khổ. Tuy nhiên, để phát khởi được đại nguyện từ bi cứu khổ này không phải ai cũng làm được. Bởi v́ trong suốt thời gian ba đại a-tăng-kỳ kiếp hành giả cần phải hành vô số việc khó hành, chịu vô vàn thống khổ của sinh tử liên tục không gián đoạn. Cho nên, điều thứ tám của kinh Bát đại nhân giác không những chỉ nêu lên lư tưởng mà c̣n cảnh giác cho biết con đường hành Bồ-tát đạo, đem đến lợi ích cho hết thảy chúng sanh, dẫn tất cả đến chỗ an ổn tuyệt đối, đến cứu cánh niết-bàn, không phải đơn giản chút nào, ngược lại c̣n có rất nhiều gian khổ!

Đạo Phật lưu xuất từ ḷng Đại từ, Đại bi của Thái tử Tất Đạt Đa. Chính v́ mục kích được hiện thực của cuộc sống, thấy chúng sinh chịu những nỗi khổ đau, sinh diệt, tranh giành, chém giết lẫn nhau, bệnh tật, chết chóc, phiền năo… mà ḷng thương trỗi dậy trong tâm Ngài. Ḷng thương ấy đă lấn át cả địa vị ngai vàng điện ngọc, lấn át cả quyền lực, giàu sang, phú quư, và cuối cùng, ḷng từ bi đă trở thành động lực thúc đẩy Ngài từ bỏ tất cả những lợi ích và hạnh phúc cá nhân nhỏ bé để đi t́m đường giải thoát cho tất cả chúng sanh, con đường đó, theo Đại thừa, đă trải qua ba đại a-tăng-kỳ kiếp, với nhiều gian truân cơ cực. Với nhiều gian khổ như vậy, người Phật tử bằng cách nào để có thể duy tŕ? Bằng cách nào để có thể ở măi trong tâm nguyện ấy? Đó là điều mà Tôn giả Tu Bồ Đề, đại diện cho những người phát tâm Đại thừa, tâm nguyện Vô thượng bồ-đề, thắc mắc. Thắc mắc này được đức Thế Tôn tận t́nh chỉ dạy như sau:

Trước hết, phát tâm Đại thừa là phải làm ǵ? Là phải: “Có bao nhiêu chúng sinh, hoặc sinh bằng trứng, hoặc sinh bằng thai, sinh bằng ẩm thấp, sinh bằng biến hóa, hoặc có h́nh sắc, hoặc không h́nh sắc, hoặc có tư tưởng, hoặc không tư tưởng, ta phải làm cho hết thảy chúng sinh này đều được nhập vào niết bàn hoàn toàn, đều được giải thoát hết cả”.

Làm tất cả những việc như thế, nhưng tâm của Bồ-tát phải ở trong trạng thái này: “Làm cho vô lượng, vô số chúng sinh được chứng nhập niết bàn như vậy mà thật ra không thấy có chúng sinh nào được vào niết bàn cả”.

Như vậy, sự phát khởi tâm Đại thừa không chỉ đơn giản nằm lại ở ư nghĩa cứu độ tất cả chúng sinh, hoặc thay thế chúng sinh nhận chịu tất cả những điều khổ đau, mà tất cả những hành động ấy phải được thực hiện bằng một tâm niệm vô sở cầu. Nghĩa là mọi hành động của Bồ-tát phải tuyệt đối bằng ḷng từ bi mẫn mà không v́ một lư do nào khác. Đức Phật khẳng định: “Bồ Tát không trú ở đâu cả”. Chẳng hạn, khi thực hành hạnh bố thí, Bồ-tát phải: “Không trú đâu cả mà làm bố thí. Không ở nơi sắc mà làm bố thí, không ở nơi thanh, vị, xúc, pháp mà làm bố thí”. Nói cách khác, muốn phát khởi tâm Đại thừa, an trụ và duy tŕ tâm ấy, Bồ-tát phải “không c̣n ư tưởng ngă, nhân, chúng sinh, thọ giả”.

Tóm lại, trong ngôi nhà lửa đang bốc cháy, Bồ-tát lăn lộn trong đó để cứu độ chúng sanh và chỉ cho chúng sanh vĩnh viễn thoát khỏi ngôi nhà lửa, mang theo tài sản quư giá nhất là những ǵ ḿnh đă cho đi. Kinh ghi: 'Thế gian đang bốc cháy bởi tuổi già và sự chết,... Hăy đem ra bằng sự bố thí; những ǵ được bố thí được mang ra an toàn'.

4, Kết luận:

Điều ngộ thứ tám là đỉnh cao tư tưởng của Phật giáo đại thừa, cũng là tinh túy của bản kinh này. Nó khẳng định tinh thần từ bi và trí tuệ của Phật giáo. Tinh thần ấy không ǵ hơn là t́nh thương yêu đối với tất cả chúng sanh. Cho nên, những ai tự xem ḿnh là Phật tử th́ không thể không biểu hiện tinh thần này.
Người xuất gia trẻ trong xă hội ngày nay cần phải tự nh́n lại ḿnh, cần phải xem xét lư tưởng mà ḿnh đang theo đuổi, với đời sống của bản thân ḿnh, xem có phù hợp hay không? Chúng ta là thế hệ trẻ, rất trẻ, có đầy đủ năng lực và trí tuệ, do đó, chúng ta phải sống thật xứng đáng với lư tưởng ḿnh đang theo đuổi và vị trí mà mọi người đang kính trọng, tôn thờ. Chúng ta hăy tự đặt câu hỏi, trong cái gọi là phát tâm Đại thừa cứu độ tất cả chúng sinh, hoặc thay thế chúng sinh nhận chịu mọi điều khổ đau, tủi nhục, trong cái gọi là thương yêu tất cả muôn loài, chúng ta đă làm được những ǵ? Hay chúng ta đang ở chùa to Phật lớn, đang hưởng thụ những vật chất mà đàn-na tín thí đă phải chắt chiu quyên góp cúng dường, trong khi ngoài xă hội c̣n có không biết bao nhiêu con người không có nhà để ở, cơm để ăn, áo để mặc? Như vậy gọi là nguyện đại chúng sinh thọ vô lượng khổ hay sao?

Học đến điều giác ngộ sau cùng này, chúng tôi muốn tất cả chúng ta hăy tự đánh giá lại bản thân ḿnh để có một hướng đi đúng đắn, để không cô phụ tấm ḷng kỳ vọng của chư Phật, chư Bồ-tát, lịch đại Tổ sư và vô lượng chúng sinh!

Bài 9

Trọn bộ 6 quyển
Quyển hạ
Quyển 6
Quyển 5
Quyển 4
Quyển 3
Quyển 2
Quyển 1
Phẩm XXVI - PHẨM BÀ LA MÔN- VERSETS SUR LE BRAHMANE
Phẩm XXV - PHẨM TỲ KHEO- VERSETS SUR LE BHIKKOU
Phẩm XXIV - PHẨM THAM ÁI - VERSETS SUR LA SOIF
Phẩm XXIII - PHẨM VOI RỪNG
Phẩm XXII - PHẨM ĐỊA NGỤC
Phẩm XXI - PHẨM TẠP LỤC
Phẩm XX - PHẨM CHÁNH ĐẠO
Phẩm XVIII - PHẨM CẤU UẾ
Phẩm XVII - PHẨM PHẪN NỘ
Phẩm XVI
Phẩm XV
Phẩm XIX - Phẩm Pháp Trụ
Phẩm XIV
Phẩm XIII
Phẩm Tinh Cần
Phẩm song yếu
PHẨM TÂM Ư - CITTA VAGGA - MIND
PHẨM TỰ NGĂ - ATTA VAGGA - THE SELF
PHẨM NGU SI - BĀLA VAGGA
PHẨM NGÀN - SAHASSA VAGGA
PHẨM HOA HƯƠNG - VERSET SUR LES FLEURS
PHẨM HIỀN TRÍ - PANDITA VAGGA
PHẨM GIÀ YẾU - JARAA VAGGA
PHẨM ÁC - PAAPA VAGGA
PHẨM A-LA-HÁN - ARAHANTA VAGGA
PHẨM ĐAO TRƯỢNG - DANDA VAGGA
Phần 3
Phần 2
Phần 1
KINH TẠP A HÀM
Bài 8
Bài 7
Bài 6
Bài 5
Bài 4
Bài 3
Bài 2
Bài 10
Bài 1


KINH TẠP A-HÀM

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Bát Đại Nhân Giác

YẾU GIẢI KINH A DI ĐÀ

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Bát Đại Nhân Giác

Kinh Pháp cú

Kinh Bát Đại Nhân Giác
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr