Nói về Trịnh Công Sơn (TCS) th́ chẳng bao giờ hết chuyện. Chỉ cần ghi lại một buổi tranh luận giữa bạn bè về nhạc, về con người TCS, là đă có biết bao điều để nói. Người ta cũng có thể viết những cuốn sách rất dày nói về ông, về nhạc của ông, với những phê phán, nhận định, khen chê hay dở... Cái khó bao giờ cũng vẫn là bắt đầu như thế nào.... Tôi không bàn về ông, tôi chỉ mượn vài câu trong vài bản nhạc của ông để nói lên sự ĐI-VỀ của người tha hương, của người ở trọ, của một cuộc đi-về (luân hồi)....
Có ba người nhạc sỹ việt-nam tự nhận ḿnh là người hát rong. Đó là Phạm Duy, Trần Tiến và Trịnh Công Sơn.
Theo nhà thơ Tô Thùy Yên : “Người hát rong hay du ca là một nghệ sĩ đặc biệt đứng giữa âm nhạc và thi ca, đúng hơn, người du ca là một thi sĩ nhiều hơn là một nhạc sĩ. Người du ca thường khi xuất hiện và nổi bật trong những thời đại được coi là u uất nhiễu nhương, những thời đại mà tiếng nói con người bị lấn át, tự do con người bị cưỡng chế, giá trị con người bị hạ thấp, hạnh phúc con người bị tước đoạt và ước vọng con người bị bao vây. Thành thử những tác phẩm du ca có thể là những tác phẩm yếu hơi, dễ dăi, sơ sài, những tác phẩm thành h́nh trong một thoáng cảm hứng nhất thời, những tác phẩm như những kư tự ghi chép vội vàng trên một trang giấy t́nh cờ, và thả bay ngay theo thời thế “.
Phạm Duy rong ruổi trên con đường cái quan, suốt từ Bắc vào Nam, rồi ra ngoài đất nước, đi khắp ṿng thế giới để cuối cùng, trở về quê nhà.
Trần Tiến muốn nói lên sự thật về một đất nước thừa nghèo đói nhưng cũng không thiếu điều nhố nhăng trên những nơi ông đi qua.
C̣n TCS, người nhạc sĩ của hơn tám trăm ca khúc, đă cùng âm nhạc của ḿnh lang thang măi giữa những lằn ranh của nắng-mưa, yêu-ghét, cảm thông-chối bỏ, sống-chết, ĐI-VỀ, nhớ-quên, buồn-vui, chiến tranh-hoà b́nh, hận thù-ăn năn...
Xem tiếp Trịnh Công Sơn và Một cơi đi về (Dạng pdf)
|