Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
HƯƠNG VỊ NGÀY TẾT
Khi nói đến hương vị ngày Tết cổ truyền Việt Nam người ta nhắc đến câu đối:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bán chưng xanh”


Tết ở Chùa - chốn Thiền Môn không có thịt mỡ, nhưng vẫn đậm đà, đầy hương vị và mầu sắc. Từ hôm 28 tết Cô Tâm Nghĩa đă chuẩn bị lá chuối xanh, nếp trắng, nhân đậu, sẵn sàng để 29 Tết bà con Phật tử về chùa học gói bánh tét, bánh chưng.

Đă hơn 20 năm trôi qua, buổi tối 29 tết năm nay tôi mới t́m lại được hơi ấm của mùa xuân quê hương ngày nào, giữa nền gạch xám trong chùa, những phiến lá xanh mướt bên thúng nếp trắng tươi, và những vắt nhân đậu xanh vàng óng ả. Chúng tôi như những đứa trẻ hồn nhiên quây quần bên gia đ́nh để tập gói những chiếc bánh đầu tay. Thầy Nguyên Hùng, vừa trải đều những hạt nếp lên tàn lá chuối, vừa hướng dẫn “gói bánh tét cho đẹp là phải chặt tay, muốn vậy sau khi bỏ nếp và nhân đậu phải cuộn tṛn chiếc bánh, bẻ đầu bánh thật vuông, dựng đứng lên rồi lấy chiếc đủa nhấn xuống và thêm nếp vào đầu bánh, rồi bẻ đấu lá h́nh vuông và cột dây từng ṿng đều đặn để khi nấu bánh không bị bung dây”. Xem ra thầy cũng rất “sành điệu” trong việc gói bánh lắm đấy! Những nụ cười rộn rả hạnh phúc qua những chiếc bánh tét đơn sơ do chính tay cuốn cột. Hạnh phúc thật đơn giản nhưng êm ả vô cùng.

Gói bánh xong chúng tôi lên Chánh Điện kết hoa. Nơi miền Tây nước Pháp lạnh lẽo nầy, t́m đâu ra được một cành mai? Thầy nhờ Phật tử t́m về hai cây khô cao hơn hai thước, từ đó chúng tôi kết những cánh hoa vàng rực rỡ, những cánh hoa nở tự tâm nên dẫu là hoa kết tôi vẫn thấy đẹp vô cùng, điểm trên đó những chiếc phong b́ đỏ với câu kinh Pháp Cú mà Quư Thầy đă cẩn thận truy t́m từ xa gửi về để đêm giao thừa bà con hái lộc đầu năm là những lời Phật dạy cho đường đi tới của một năm mới Canh Dần. Sau đó chúng tôi cùng Thầy dựng cây Nêu – Cây Nêu ngày Tết, thật lâu lắm rồi tôi mới được thấy lại, cao có hơn ba thước được dựng trước vườn lộ thiên Bồ Tát Quan Âm , sống động với hai câu đối:

Vạn sự hanh thông mừng Xuân mới
Hạnh may học Phật đời thăng hoa


Sáng 30 tết anh Chí Giàu lo bếp củi để đun chín nồi bánh. Đây công việc rất công phu và kiên nhẫn. Ngoài bếp lữa cho nồi bánh anh dựng thêm một nhóm củi xếp h́nh như chiếc nón cao có hơn 1m50 để bà con Phật tử về chùa đón giao thừa sưởi ấm. Đêm 30 tết, nhiệt độ giảm xuống 1°C, cái lạnh như cắt da ngoài trời cũng không đủ để làm lụn đi hơi ấm t́nh thân trong tâm chúng tôi. Suốt ngày 30 rạng Mồng một Tết, anh Chí Giàu và Thầy chăm sóc thật chu đáo ngọn lữa, châm nước cho nồi bánh Tét. Bánh gói xong mà lửa không nhen th́ bánh đâu mà đón Xuân, trong ánh lửa vàng ấm đêm 30 tết Thầy cảm tác bốn câu thơ:

Bánh chưng, bánh tét xanh mầu lá
Lung linh ánh lửa vàng hoa mai
Ai người xa xứ ươm xuân đó
Cho kẻ tha hương bớt nhớ nhà.


Từ cửa ra vào đến bàn thờ Tổ, lên Chánh Điện, hương vị Tết được đậm đà hơn qua những câu đối đỏ do Thầy ứng ư thành thơ trang điểm thêm cho cành hoa mai vàng rực, như nhắc nhở Phật tử vui xuân nhưng vẫn không quên :

Vun gốc Bồ đề, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng
Khơi nguồn Tuệ giác, Xuân về dâng trái ngọt hoa tươi.


Tối Ba Mươi nơi đất khách, bà con phật tử tề tựu về Chùa đông hơn mọi năm, ai ai cũng hân hoan chờ đón năm mới với lời ca tiếng nhạc, bánh mứt chung trà, chia sẻ cùng nhau nỗi nhớ quê nhà.

Và giờ phút thiêng liêng của người Việt cũng đến, bà con Phật tử cùng nhau lên chánh điện chuẩn bị lễ Phật đầu năm, Chánh điện hơi hạn hẹp, Phật tử nương nhau ngồi tận đến chân cầu thang, xuống đến trai đường. Trong giờ phút thiêng liêng ấy tất cả bà con Phật tử, trăm người một tâm hướng ḷng về Tam Bảo, nguyện cầu một năm mới thân tâm an lạc, phước đức hiển linh. Ngày tết nơi xứ lạ tuy không pháo đỏ nổ vang, nhưng với gịng pháp thoại của Thầy qua h́nh ảnh cây Nêu ngày Tết đưa Phật tử về thăm lại quê cha. Sau buổi lễ, Thầy Cô phát lộc đầu năm, tuy chỉ là một trái quưt vàng nho nhỏ nhưng sự cảm thông giữa Thầy và tṛ tỏa ra một năng lực thiêng liêng như lời gởi gấm đến mỗi chúng ta lời nguyện cầu an lành nhất. Bà con đứng xếp hàng trong niềm an lạc, thanh thản, không chút vội vàng, tưởng chừng như ai cũng muốn giữ măi không khí hạnh phúc nầy. Gần đến hai giờ sáng mọi người mới được thọ nhận lộc xong, ai nấy đều vui vẻ trong tay một phong b́ đỏ với lời Phật dạy, trái quít vàng, niềm vui toả khắp, thân thiết từ chánh điện đến cổng Tam Quan.

Ngoài sân tiếng lửa bập bùng, tí tách nổ thay tiếng pháo. Ngọn gió đông đưa lá phướng trên cây Nêu phất phơ xoay ṿng trong đêm trắng. Sân chùa đèn sáng thay trăng, bên bếp lửa hồng ngào ngạt mùi bánh thơm đang nấu. Tết tự tâm nên Tết đẹp vô cùng.
Lót ḷng bằng một tô cháo nóng hổi truớc khi ra về, mọi người mang theo trong tâm một niềm hân hoan, an lạc của một muà “xuân trong cửa Thiền”.

Sáng Mồng Một Phật tử về chùa lễ Phật đầu năm, năm nay Tết nhằm ngày chủ nhật nên Phật tử xa gần đưa nhau về lễ Phật thật đông. Trên bàn thờ đèn nến lung linh, hoa trái xanh tươi, hai mâm trái cây và hai b́nh bông tươi đủ mầu sắc do chính tay Cô Tâm Nghĩa trang trí trông thật đẹp và trang nghiêm. Khói hương trầm thơm ngát lăng đăng như hồn dân tộc đang quyện về cùng khắp. Buổi lễ đầu năm được long trọng tiến hành, lời kinh, tiếng mỏ, khói trầm hương sao nghe ḷng an lạc quá!

Sau buổi lễ, tiếng trống kêu lân đă vang dội dưới sân dẫn bước bà con lớn nhỏ tề tựu trong sân chùa để chào đón lân, như lời nhắn nhủ, tự khuyên trong ḷng mỗi người Việt tha hương “cố gắng lưu truyền phong tục của ông cha” - 2 chú Lân tí hon, vẫy vùng ngang dọc trong những bước chân chập chửng, hồn nhiên nhưng đầy hứa hẹn cho ngày mai theo sau hai con lân lớn được dẫn đầu với ông Địa trong tay cái quạt nan phe phẩy thật vui nhộn.

Quây quần nơi trai đường tuy chật hẹp nhưng thật vui vẻ mọi người cùng nhau ngọ trai đầu năm.

Như đoá hoa Xuân tươi thắm không thiếu hương thơm thanh khiết, ngày đầu xuân được đậm đà, ư nghĩa hơn qua bài thuyết pháp của Thầy “ư nghĩa muà xuân trong cửa Thiền”.Trong lúc thọ trai, có một Phật tử từ tỉnh khác về chùa có hỏi tôi:

- Năm nay sao không thấy Chùa chuẩn bị tổ chức văn nghệ mừng xuân tại hội trường như mọi năm ?

(Và đây cũng là câu hỏi của rất nhiều phật tử đă đặt ra)

Tôi giải thích :

- Do nhiều nhân duyên khách quan, năm nay Chùa không tổ chức Tết cổ truyền như mọi năm, nhưng Phật tử chùa t́nh nguyện tổ chức một buổi cơm thân mật đầu năm tại một salle khác nhỏ hơn ở Sucé Sur Erdre để cùng “Hát cho nhau nghe”, trước là để bà con có dịp gặp gỡ, thăm hỏi nhân dịp đầu năm, sau là gây đuợc một ít thu nhập để cúng dường đóng góp trong việc bảo tŕ Chùa, v́ hiện nay tuy ngôi Chùa nh́n th́ uy nghi vững chăi đó, nhưng thật ra c̣n mong manh lắm, v́ chùa c̣n nợ vay ngân hàng khá nặng, chưa trả nợ xong là Chùa chưa phải của ḿnh anh à. Vậy anh và gia đ́nh có tham dự không?

- Lần nầy th́ có lẽ là không. Tâm sự với anh, tôi có ba đứa con, tất cả đều sinh ra và lớn lên ở bên nầy, học theo tập quán Âu châu, nói tiếng Pháp là chủ yếu. Ước nguyện của tôi là hàng năm Chùa tổ chức lễ hội cổ truyền Việt Nam. Năm nào chúng tôi cũng có mặt, đưa theo ba đứa con, trước gặp gỡ bà con đồng hương thăm hỏi lẫn nhau, sau là cho các con thấy được cách sống cộng đồng của ngời Việt ta qua những thăm hỏi, những màn văn nghệ múa lân rồng và các điệu vũ dân tộc. Nhờ những dịp Tết như thế, các con tôi biết đến chùa, và Tam Bảo.

Lời tâm sự của anh cũng là lời tâm sự của những người Việt tha hương chúng ta.

- Tổ chức hội Tết lớn như vậy phải cần rất nhiều công sức của toàn thể Phật tử. Một đêm văn nghệ tết tầm cở như ở Trocardière phải cần đến hơn 200 người tham gia tự nguyện. Ngay từ đầu tháng 10, các em đă phải lo tập luyện ca vũ, múa rồng, lân. Các bác các anh chị nhà bếp phải chuẩn bị các thứ bánh trái, thức ăn để phục vụ có hơn 1500 quan khách . Nào là âm thanh, ánh sáng, phương cách trang trí sân khấu sao cho nêu lên được linh hồn Việt Nam. Kêu gọi sự tham gia của các gia đ́nh Phật tử ở các tỉnh về ủng hộ như Thiện Minh, Khánh Anh… cũng như các ca sĩ và ban nhạc. Triển lăm tŕnh bày tranh ảnh văn hoá nghệ thuật tất cả đều về một mục đích duy nhất là vẽ lên một bức tranh truyền thống đượm mầu sắc dân tộc.

- Vâng tôi cũng nhận thấy các anh chị ở đây rất vất vả. Tôi và các con cũng muốn đóng góp một tay nhưng ngặt nỗi chúng tôi ở xa chùa quá chưa đủ thiện duyên để cùng Thầy Cô và các anh chị phụ giúp một tay.

- Cám ơn tấm ḷng chia sẻ khó khăn của anh cùng chúng tôi. Theo anh Chùa đă tổ chức lễ hội Tết có hơn 10 năm qua, vậy năm nào chương tŕnh gây cho anh ấn tượng sâu sắc nhất?

- Theo tôi nhớ không lầm là năm 2004, năm lần đầu có tiết mục tŕnh diễn áo dài Việt Nam, năm ấy thật là phong phú, kéo dài đến 23 giờ đêm mới hết phần chính. Sau văn nghệ tôi đi kiếm cái ǵ lót dạ trước khi ra về, nhưng mọi thức ăn đều cạn. Nh́n mọi người sau một ngày, một đêm dài làm việc, mà trên khuôn mặt các vị tôi đều t́m thấy những nụ cười hân hoan vui vẻ. Lúc ấy tôi chợt nghỉ “các anh chị làm việc không phải cho chính họ, thế mà ai cũng vui mừng khi buổi lễ được hoàn tất mỹ măn” tôi nhận ra được, cửa chùa là nơi cho ta vun tưới hạt giống Bồ đề. Về đến nhà hôm đó khoảng 3 giờ sáng mà vợ chồng tôi vẫn không thấy mỏi mệt chút nào.

- Anh đă có nhiều cái nh́n về chùa rất sâu sắc, vậy tôi cũng xin ư kiến anh, tổ chức tết cổ truyền v́ để được phục vụ cho mọi người mọi giới, chúng tôi phải bán thực phẩm mặn, một số Phật tử, bà con cho rằng như vậy kinh phí thâu được cho Chùa sẽ không mấy thanh tịnh, vậy anh nghĩ sao?

- Thế gian ba người mười ư, chúng ta đừng đề cập đến làm ǵ. Không thể nh́n vào người xuất gia, chỉ nói đến hoàn cảnh chúng ta, những người tu tại gia, trước khi phát nguyện ăn chay, ta đă chẳng từng ăn mặn hay sao? Và nhờ đâu mà chúng ta phát nguyện ăn chay? Có phải là nhờ Chùa, Thầy Cô hướng dẫn dạy bảo cho ta không? Vậy ai cũng phải có những bước chân đầu tiên để tiếp tục có bước đi thứ hai.
Tạo cơ hội cho bà con đến gặp nhau như thế nầy, rồi từ đó mới họ mới biết Chùa, đến học kinh Phật, từ đó mới phát nguyện ăn chay. Tịnh tài do tịnh tâm mà ra. Mọi việc đều sinh ra từ tâm. Vả lại, tôi thấy anh chị cũng có một quầy hàng chay phục vụ. Tùy sự lựa chọn của bà con vậy là chu đáo lắm rồi. Tôi chỉ mong quí anh chị cố gắng duy tŕ lễ hội Tết được tiếp tục lâu dài hơn để con cháu chúng ta được biết về Chùa, như một nhắc nhỡ cho mọi người Việt tha hương.

- Vậy năm tới nhớ đi nhé!

- Đương nhiên rồi, như tôi đă tâm sự với anh, đi đây không phải là tôi t́m vui trong chốc lát mà tôi muốn gầy dựng cho ba đứa con của tôi, gieo vào ḷng chúng một hạt giống của quê hương, nay mai khi hiểu đời chúng sẽ biết về xứ mẹ quê cha, và sẽ hănh diện ḿnh là người Việt Nam. Có thế, sau khi tôi nằm xuống, chúng sẽ đưa hương linh chúng tôi về Chùa. Tin rằng nhờ nhân duyên biết Chùa qua những hội Tết như thế nầy, dần dần chúng phát tâm qui y Tam Bảo, đó là nguyện vọng của tôi.

- Qua lời tâm sự của anh, tôi cảm nhận sâu xa ḷng ước nguyện của anh, bởi v́ đó cũng là ḷng ước nguyện của tôi, của tất cả những người Việt tha hương. Và xin thành thật cám ơn ư kiến đóng góp của anh. Như anh nói: mong muốn Chùa sẽ tiếp tục tổ chức những hội lễ Tết, nếu vậy cũng cần phải có sự trợ lực của tất cả qúi vị và các em thiếu niên trong vấn đề văn nghệ, múa rồng, khuyến khích các em đến chùa để tham gia vào các đội múa dân tộc cũng là cách tạo duyên lành cho các em về với quê hương và đến với Tam Bảo.

Khi cuộc sống vật chất con người được đảm bảo, không c̣n mối lo miếng cơm manh áo.
Đời sống tâm linh được vun trồng lên. Hương vị ngày Tết trở thành niềm vui của tâm hồn.

Nh́n chiếc áo dài thướt tha trong ngày hội, học gói bánh chưng, bánh tét ở chùa, dựng cây Nêu đêm ba mươi, nh́n con của chúng ta trong các điệu múa dân tộc… Cái phong tục Việt Nam được truyền đi từ đời nầy qua đời khác. Cho nên hàng năm trong dịpTết, Chùa thường treo hai câu đối :

Xuân tha hương vấn vương đất mẹ
Tết xứ người chạnh nhớ quê cha


Như một lời gởi gấm của chùa đến với tất cả đồng bào và Phật tử “Cây có cội, nước có nguồn”.

Tuỳ bút

Xuân
Văn học Phật giáo
Truyện ngắn
Nhật kư
Khảo luận


CU TƯ ĐI TU

Mùa xuân, Di-lặc, từ thực tại đến ước mơ

Thần chú trừ rắn độc

Gió Xuân 2013

Nụ cười Hoa mùa Xuân

CHUYỆN CỦA RỒNG

Tôi đi hành hương
Tôi quyết định đi theo đoàn hành hương do chùa Vạn Hạnh ở Nantes tổ chức từ cuối tháng 8, 2010. Làm các thủ tục vé máy bay, passport và visas xong xuôi từ cuối tháng mười. (Các bạn nên nhớ rằng passport của bạn phải c̣n có giá trị tối thiểu 3 tháng sau ngày rời Ấn Độ trở về...

Tâm sự Xuân 2011

Tâm sự Xuân 2010

NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP

DƯ ÂM NGÀY XUÂN

ĐÊM TRỪ TỊCH VÀ NỤ HOA XUÂN

NHỮNG TẤM L̉NG

VỀ QUÊ

CHUYỆN MỘT PHO TƯỢNG
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr