Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Tâm sự Xuân 2010
Năm gần hết, Tết gần tới. Được thông điệp chúc tết với sự ân cần tha thiết nhắc nhở của quư thầy Vạn Hạnh :

Nguyên Xuân tinh khiết đất trời
Sơ Tâm thanh tịnh như lời vô ngôn


Chữ Sơ Tâm, cái tâm ban đầu, gợi cho tôi về cái ban đầu của Hồ Dzếnh :

“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Ngh́n năm hồ dễ mấy ai quên”


Thật đấy ! Cái thuở ban đầu dễ mấy ai quên. Hôm nay ngồi ghi lại cái thuở mà tôi đến với Tam Bảo. Tôi cảm thấy nó trở về dễ dàng quá. Thật t́nh mà nói, tôi chưa bao giờ tự hỏi ḿnh hay t́m hiểu cái Sơ Tâm đó. Bây giờ, tôi nghĩ nó như là những chủng tử đă hiện hành, rồi biến đi, v́ tôi không nuôi dưỡng nó, chăm sóc nó. Nó biểu hiện lại không khó khăn ǵ. Như vậy, cái Sơ tâm đó phải là một năng lượng mạnh, dũng liệt phi thường, một ấn tượng sâu đậm nên nó mới biểu hiện trở lại dễ dàng như thế.

Cái Sơ Tâm tạo nên một năng lượng ṭ ṃ, hiếu kỳ, luôn luôn muốn t́m hiểu cái mới. Ḿnh thấy trước mắt ḿnh sẽ có nhiều chông gai, hiểm trở, khó khăn nhưng ḿnh không quản ngại, cứ đi tới.

Học Phật được biết ‘Chư hạnh vô thường’, tôi say mê quan sát sự vật nương vào nhau mà có, nương vào nhau mà hoại diệt. Cái Sơ Tâm tạo cho tôi sự quan sát này một cách nhẫn nại, bền bỉ, không gián đoạn. Đúng ra th́ chỉ có hiếu kỳ của sự quan sát đầu thôi, nhưng v́ hiếu kỳ này sinh ra hiếu kỳ khác mà trở thành nguồn năng lượng vô tận. Sơ Tâm làm mọi việc, dù nhỏ hay lớn đến đâu, như mới làm lần đầu, với trọn vẹn nỗ lực. Sơ Tâm không bám víu vào kinh nghiệm của những lần làm trước, nó luôn mở rộng cửa đón nhận những ư kiến mới. Sơ Tâm nh́n mọi sự việc trong thế trung lập, không hướng theo một chiều nào, nhờ vậy mà nó sẵn sàng ứng phó với mọi sự việc, có nghĩa là nó không vướng vào tâm trạng chấp biên. Sơ Tâm tỉnh thức về mọi pháp mà không vướng mắc vào pháp nào. V́ vậy nên nói Sơ Tâm ṭ ṃ mà không thắc mắc ! Có thể nói Sơ Tâm tạo cái nh́n của khoa học, v́ khoa học đặt nền tảng trên những định luật, rồi thực nghiệm để kiểm chứng, nghĩa là khoa học nhận diện hiện tượng trước đă rồi t́m cách kiểm chứng sau.

Sơ Tâm giúp ta trở về nguồn của thực hữu, cái hiện đang là, cái hiện đang là đó, tức là không có tâm quá khứ vốn mang nhiều tri kiến nặng nề, làm cho tâm hồn vẫn đục, vọng tưởng triền miên không dứt. Đó là ta mới giảm trừ thời gian. C̣n điểm trở ngại nữa, cái Sơ tâm giúp ta vượt khỏi ngũ giác quan của ḿnh để nguyên vẹn cái tâm mà trực nhận thực hữu. Tâm lúc bấy giờ thể nhập chốn tịch tĩnh y nhiên. Thực tại, thực hữu chính nó là nó mà tâm thể nhập ngay lúc ấy và tại ấy hiện tiền. Khi dùng văn ngôn để diễn tả cái ư chỉ th́ thực hữu ấy không c̣n là hiện hữu nữa. V́ vậy mà :

Sơ Tâm thanh tịnh như lời vô ngôn

Nó chỉ biết quán sát, có thế thôi. Quán sát là bản năng tự nhiên của nó, không do học mà được, nên nói là nó tạo cái biết cũng không đúng cho lắm! V́ cái biết hay cái tuệ giác cũng đến như vậy, nhưng đến trong trạng thái định, c̣n cái biết của Sơ Tâm đến trong trạng thái hỷ, vui mừng hớn hở dao động, ṭ ṃ.

Sơ Tâm được so sánh với người mới học (sơ học). Người mới học gặp ǵ cũng thấy hay thấy lạ, và học bao nhiêu cũng không chán v́ mỗi lần học là một lần mới. Hơn nữa, Sơ Tâm chỉ có tánh quan sát, nên nó là bản chất rỗng rang, nên có thể chứa nhiều mà vẫn không đầy tràn. Người ta có thể dùng cái cá tính này của Sơ Tâm để huân tập người khác (nhất là trẻ em) bằng cách tạo những t́nh huống nhỏ, để người kia làm mà không chỉ bảo thẳng, rồi dần tiến thành thói quen. Cái thói quen này trong Duy thức gọi là Diệu quan sát trí.

Hồi c̣n bé chúng ta thường chơi với một ống kính, gọi là Kính vạn hoa. Kiến trúc ống kính này gồm có ba tấm kính dài và ba tấm kính tṛn. Giữa hai tấm kính tṛn có những mảnh kiếng màu, hoặc giấy màu. Những mảnh kiếng màu hay giấy màu đó, sau khi phản chiếu qua hệ thống ba tấm kính dài, chúng tạo nên những h́nh ảnh đối xứng rất đẹp. Chúng ta có thể nói rằng tất cả những cảnh tượng diệu kỳ tŕnh bày trong kính vạn hoa là do những mảnh kiếng màu đó tạo ra.

Chơi kính vạn hoa th́ dễ lắm, ḿnh chỉ cầm ống kính bằng hai ngón tay, lăn qua, lăn lại. Mỗi cái lăn nó tŕnh bày trước mắt ḿnh một cảnh tượng rất đẹp. Mỗi lần lăn là một cảnh tượng biến đi, nhường chỗ cho một cảnh tượng khác, kiến trúc bằng những h́nh thể đối xứng, đầy màu sắc.

Khi chơi kính vạn hoa, chúng ta không tiếc nuối cảnh tượng cũ, chỉ ham lăn ống kính để có cảnh mới. Đó ví như chơi kính vạn hoa với tâm trạng của Sơ Tâm. Bây giờ với sự đời chồng chất, nếu được chơi kính vạn hoa, chắc là tôi không lăn kính thường như khi thuở bé. Mỗi lần đổi h́nh, thế nào cũng có sự so sánh giữa cái cũ và cái mới, hoặc nh́n h́nh rồi tưởng tượng này nọ ..., hoặc thắc mắc về cảnh tượng tạo ra, nghĩa là tâm không c̣n là Sơ Tâm nữa. Lúc c̣n bé (với Sơ tâm), chúng ta không tiếc nuối, tại v́ dường như chúng ta biết không có ǵ mới, không có ǵ cũ, không có ǵ mất đi mà cũng không có ǵ sinh ra. Tất cả những cảnh tượng trong ống kính vạn hoa đều là những sự biểu hiện của một cái ǵ nó thường c̣n bên trong. Không học (tu tập), mà chúng ta như được tiếp xúc cảnh tượng thanh tịnh, tinh khôi muôn màu của ống kính bằng trí vô phân biệt ! Có thể nói Sơ Tâm tạo sự nhận thức cái tuyệt đối trong cái tương đối. Có khác v́ cái bản nguyên thanh tịnh của thế giới bản môn ! Nên nhớ là Tích môn và Bản môn không rời nhau.

Với cái nh́n Sơ Tâm khi chơi kính vạn hoa, đứa bé không bị dính mắc vào h́nh cảnh vô thường của kính vạn hoa. Nó ngắm cảnh tượng một cách thanh thả. Đến đây, tôi nhớ bài thơ của Trần Nhân Tông :

Thuở bé chưa từng rơ sắc không,
Xuân về hoa nở rộn trong ḷng.
Chúa Xuân nay bị ta khám phá,
Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng.


Khi c̣n bé, nhà vua chưa thấu hiểu lư Bát Nhă, chưa rơ thể tánh không của các pháp, nên Ngài làm sao tránh khỏi rộn ràng xao xuyến khi thấy cảnh xuân về. Ngài phải bỏ bao nhiêu năm tu chứng để có thể treo chơng thiền ngắm xuân trong tâm trạng của đứa bé ngắm cảnh kính vạn hoa với Sơ Tâm.

Sở dĩ chúng ta có những khó khăn trong đời sống là v́ ta có (tâm hành) cảm thọ và tưởng. Ta bám víu vào những cảm thọ này mà không ư thức được chúng bắt nguồn từ đâu. Muốn giải thoát những khó khăn đó, chúng ta phải ‘trở về nguồn’ của cảm thọ.

Người ta thường ví ḍng tâm thức như ḍng sông. Những giọt nước trong ḍng sông như những tâm hành của ḍng tâm thức. Khi ḍng sông c̣n nguyên thủy, nghĩa là chưa có sự ‘sai biệt’, nước trong ḍng sông là một (không có những giọt nước), toàn là nước. Khi ấy ta không thấy sự sinh hoạt của ḍng sông, cũng như không có sự sinh hoạt của tâm thức. Tức là chúng ta không có cảm thọ (tâm hành). Rồi qua những kinh nghiệm trong đời sống, có những sai biệt, những tâm hành hiện khởi, những giọt nước phát sinh, những đau khổ, những lo sợ … phát hiện.

Như đă nói ở trên, muốn giải thoát chúng ta phải trở về nguồn. Tức là trở về ḍng sông nguyên thủy (không có giọt nước). Khi nước trở về hội nhập với ḍng sông nguyên thủy, lúc ấy nó sẽ không c̣n giữ một cảm thọ riêng biệt nữa. Nó tiếp nối tự tánh của ḿnh và t́m lại được sự an ổn của lúc ban đầu. Ḍng sông lúc ấy chắc là vui mừng lắm, v́ những đứa con (giọt nước) đi hoang đă trở về. Chúng ta sẽ cảm thấy an ổn, một sự an ổn hoàn toàn. Có lẽ bây giờ th́ ta không thể tin được chuyện ấy, v́ ta c̣n bám víu vào những cảm thọ và tin nơi hiện hữu độc lập của ḿnh.

Nói th́ bao giờ cũng dễ. C̣n cái cảm nhận được mới là khó. Dĩ nhiên, cái khó này chỉ có thể tháo gởi bẵng tu tập. Để tóm lại, chúng ta hăy đọc lại đoạn văn mà quư thầy nhắc chúng ta trong thông điệp chúc tết :

«Chỉ có trí tuệ thanh tịnh mới cảm nhận được bản nguyên thanh tịnh của thế giới. Và đó là mục đích cứu cánh của sự tu học. Sự tu học bắt đầu bằng Sơ Tâm, cái tâm ban đầu. »

Bài viết này đến với dụng ư là tâm sự về cái Sơ Tâm của tôi. Ở phần trên, tôi phát họa về cái hiểu của ḿnh về Sơ Tâm, bây giờ mới thật là tâm sự.

Thường khi muốn làm một cái ǵ, ta đă có những kỳ vọng (mục đích) về thành quả của việc sẽ làm trước khi bắt đầu. Như vậy Sơ Tâm liên hệ mật thiết với đích lúc bắt đầu. Nếu không nuôi dưỡng hay duy tŕ Sơ Tâm th́ không đến đích được, dĩ nhiên phải nhắc lại là cái đích ban đầu. V́ ư nguyện ban đầu thường mang tính cách trinh nguyên, không bị nhiễm ô bởi sự suy nghĩ đắn đo, nếu Sơ Tâm không có mặt đễ duy tŕ hướng đi, ta sẽ không về tới đích như mong đợi. Trong chiều hướng này, Sơ Tâm cũng mang ư nghĩa quyết tâm, giản đơn, và trực chỉ.

Tôi đă bỏ học Phật, mặc dầu cái Sơ tâm của tôi mănh liệt ! Lư do th́ nhiều, nhưng chung quy cũng không ngoài sự không duy tŕ được cái Sơ Tâm của tôi, cái thật là ban đầu. Muốn duy tŕ tức phải nuôi dưỡng nó. Phải năng tưới tẩm những chủng tử đó. V́ qua tháng ngày, cái gọi là Sơ tâm sẽ không c̣n là Sơ Tâm nữa. Do đó, sự nhận thức không được chính xác như trước.

Hơn nữa, ngay khi c̣n Sơ Tâm, tôi không biết dùng nó. Như Sơ Tâm tạo cho tôi sự hăng hái, ṭ ṃ muốn biết về đạo Phật. Cái tánh ṭ ṃ đó quá mănh liệt, tôi thu thập kiến thức nhiều, rồi chồng chất lên nhau, không chịu dừng lại, để nghiền ngẩm, suy tư những kiến thức thu được. V́ học Phật phải văn tư tu. Mà tôi chỉ văn thôi, không tư, lẫn không tu. Do đó, sự học Phật đi tới chỗ chán rồi bỏ. Tôi chán v́ tới lúc nào đó, tôi ‘lạc đường’ mà không biết ḿnh đang lạc đường. Thí dụ như tôi đang đọc một bài của Phật giáo đại thừa, mà cứ ngỡ như c̣n trong tiểu thừa như bài đă đọc hôm trước. Nhiều lúc rối tung lên giữa những Tịnh Độ, Thiền Tông…. Lẫn lộn không hiểu, rồi đâm ra chán… đi đến bỏ cuộc.

Sau một thời không học Phật, dường như cái Sơ Tâm cũ vẫn c̣n. Tôi bắt đầu lại. Kỳ này, tôi tự nhủ là ḿnh sẽ tạo một Sơ Tâm ‘mới’, với tiêu chuẩn Văn Tư Tu và tiêu chuẩn Giới Định Tuệ. Bây giờ chưa có ǵ nhiều để viết về Sơ Tâm 2010. Hẹn Tết năm tới vậy.

Trần Chánh Trực
Vertou, 6 tháng giêng 2010

Xuân

Văn học Phật giáo
Tuỳ bút
Truyện ngắn
Nhật kư
Khảo luận


CU TƯ ĐI TU

MƯA THÁNG NĂM RƠI

NẾU NHƯ ...

Thần chú trừ rắn độc

Ṿng tṛn cuộc đời

Ca sa ơi rộng mở !

Tôi đi hành hương
Tôi quyết định đi theo đoàn hành hương do chùa Vạn Hạnh ở Nantes tổ chức từ cuối tháng 8, 2010. Làm các thủ tục vé máy bay, passport và visas xong xuôi từ cuối tháng mười. (Các bạn nên nhớ rằng passport của bạn phải c̣n có giá trị tối thiểu 3 tháng sau ngày rời Ấn Độ trở về...

HƯƠNG VỊ NGÀY TẾT

MỘT CHUYẾN ĐI TRỞ VỀ

Cơi Tịnh độ

LẠC DIỆP QUY CĂN

ĐẤT

NHỮNG DẤU CHÂN QUA

Chiếc lá khô

VƯỜN TÂM LINH
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr