Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Gió Xuân 2013
Năm nay, xuân "Quư Tỵ", các thầy Vạn Hạnh chúc tứ chúng:

Gió Xuân ngào ngạt hương thiền
Tâm trong chánh niệm đây miền Lạc bang
Ngắm hoa vi tiếu, vô ngôn
Tâm tâm cảm ứng nối ḍng vô chung.


Các thầy mong: trong Gió Xuân, nếu sự tu tập của chúng ta đạt được ít nhiều kết quả, tâm chúng ta thanh tịnh, trong chánh niệm chúng ta có thể tiếp xúc được cái vô ngôn vi diệu của cảnh vật, của pháp… và tiếp đến nhiều cảm ứng dâng tràn không dứt về dhamma (pháp) và về Dhamma (đạo). Trong Gió Xuân 2013 đầy cảm ứng như vậy, nhớ một ít và ghi lại đây.

(…….. cảm ứng về giai thoại 'niêm hoa vi tiếu' ……)

Theo Wikipedia, Niêm hoa vi tiếu (zh:拈花微笑, j: nenge-mishō) nghĩa tiếng Việt: cầm hoa mỉm cười, đây là một giai thoại thiền, ghi lại sự kiện Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đưa cành hoa lên khai thị, tôn giả Ca Diếp phá nhan mỉm cười.

Hôm nọ, trên núi Linh Thứu (Gṛdhrakūṭa) trước mặt đông đảo đại chúng, Đức Thế Tôn không tuyên thuyết pháp thoại như mọi ngày, mà lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác chẳng ai hiểu ǵ, duy chỉ có đại trưởng lăo Ma-ha Ca-diếp (Mahākāśyapa) phá nhan mỉm cười. Đức Phật liền tuyên bố với các thầy t́ kheo: “Ta có chính pháp vô thượng trao cho Ma-ha Ca-diếp. Ca-diếp là chỗ nương tựa lớn cho các thầy t́ kheo, cũng như Như Lai là chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh”.

Từ câu nói này, chư vị Thiền sư tiền bối đă diễn đạt thành: “Ta có chánh pháp nhăn tạng, niết-bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca-diếp”. Điều này có ư nghĩa ǵ?

Đức Phật đă mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội, tự thực hành thể nghiệm hay tự chứng cảnh giới và hằng sống với cảnh giới ấy bằng nhận thức trực tiếp về chân lư mà không thể chia sẻ cho người khác bằng lư luận. Trạng thái giác ngộ vượt ra ngoài nhận thức phân biệt của con người. Điều đó làm sao diễn tả bằng lời?

Sự thật th́ trong giáo lư giác ngộ giải thoát của Đức Thế Tôn cũng có một sự hiểu biết có thể với tới được bằng cách tư duy, học hỏi giáo lư, diễn đạt bằng ngôn ngữ; nhưng cũng có một sự hiểu biết vượt trên lư luận, tư duy và không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ. Thế nhưng, nếu không diễn đạt bằng ngôn ngữ, không nói ǵ cả, th́ làm sao để hiểu được? Phải mượn h́nh ảnh để ví dụ, để diễn đạt những điều không thể diễn đạt bằng lời. ‘Niêm hoa’ là cách khai mở kho tàng tuệ giác vượt lên trên lư luận, tư duy, phân biệt bằng lời đó. Mọi tư duy phân biệt một khi đă bị cắt đứt th́ tuệ giác vắng lặng uyên nguyên b́nh đẳng trong tâm thức của mỗi chúng sinh vốn vượt ngoài giới hạn của mọi h́nh thức tư duy khái niệm sẽ được khai mở. Do đó, khi Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca-diếp mỉm cười (vi tiếu) là biểu thị cho pháp môn lấy tâm truyền tâm, một pháp môn siêu ngôn ngữ, siêu văn tự. Trong pháp môn này chỉ có sự giao cảm, sự rung động giữa hai tâm thức Thầy và Tṛ, và hai tâm thức này đă đồng nhất. Và chúng chỉ đồng nhất được khi cả hai đều sẵn rỗng không. Đó là cái tâm vi diệu Niết bàn, tâm không hay Chân Không.

Pháp môn 'lấy tâm truyền tâm', truyền Đạo pháp (Dhamma) từ thầy sang tṛ. Trong bài viết về "33 tổ sư Thiền Tông" của Ḥa Thượng Thích Thanh Từ [1], chúng ta có những bài truyền đó. Sau đây ghi lại sự truyền thừa của vài sơ tổ.

Trước tiên qua giai thoại 'niêm hoa vi tiếu', Phật truyền cho Đại Ca-Diếp (tổ thứ nhất) (Mahakasyapa) bài:

Pháp bổn pháp vô pháp.
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
pháp pháp hà tằng pháp.

(Pháp gốc pháp không pháp
pháp không pháp cũng pháp.
Nay khi trao không pháp,
mỗi pháp đâu từng pháp.)


Chúng có thể cảm thấy được tánh không bàng bạt cùng khắp giữa pháp (dhamma) và Đạo (Dhamma).
Kế tiếp, tổ Ca-Diếp truyền cho Ananda (tổ thứ hai) trong bối cảnh cũng 'vi tiếu', nhưng không 'niêm hoa'.
Một hôm A Nan hỏi Ngài Ca-Diếp: «Phật truyền y bát và c̣n pháp ǵ riêng cho trưởng lăo nữa không?»

Ngài Ca Diếp gọi : “A Nan”.

A Nan đáp: “Dạ”.

Ngài Ca diếp chỉ và nói: “Cây trụ phướng trước tịnh xá ngă”.

A Nan lúc bấy giờ mới thật tỏ ngộ. Vậy Ngài A Nan tỏ ngộ và ngộ cái ǵ ? Sẽ có trăm ngh́n cách giải nhưng chung quy là thành tâm định một chỗ gọi là Dạ thật ḷng để lắng nghe, th́ tâm mới rót vào tâm tṛn đầy, c̣n gọi là truyền tâm ấn, đúng vào giây phút hiện tại này (vi tiếu), c̣n phướng ngă không có nghĩa ǵ về ngộ cả, có gió là phướng bay, giông băo phướng ngă tất cả đều do duyên sanh hay duyên diệt.

Nhưng ngay thời gian hiện tại này hai sự việc của hai nhân vật cùng sảy ra một thời điểm: Dạ và cây trụ phướng trước cửa tịnh thất ngă, tiếng Dạ cũng là Tâm mà cũng là Cảnh, vậy tâm tức là cảnh, cảnh (phướng) tức là tâm. Dạ là Tâm, Tâm là Cảnh vốn bổn lai, b́nh đẳng sẵn có trong mỗi chúng ta nên đặt câu hỏi c̣n bám víu không vào đâu nay được Ngài Ca Diếp khai ngộ với bài kệ:

Pháp pháp bổn lai pháp,
vô pháp vô phi pháp.
Hà ư nhất pháp trung.
Hữu pháp hữu vi pháp.

(Các pháp, pháp xưa nay,
không pháp, không phi pháp.
Tại sao trong một pháp,
có pháp, có phi pháp?)


Qua bài kệ, Tổ Ca-Diếp dạy Ananda: bản thể của các pháp không có pháp mà cũng chẳng có phi pháp. Trong bài kệ, nếu chúng ta thay thế chữ 'pháp' bằng các chữ như: tâm, cảnh, có và không v.v .., sẽ có vô lượng bài kệ nếu như nh́n ở mọi gốc độ khác nhau (theo chữ dùng) nhưng “bổn lai" không có ǵ thay đổi, như chữ 'có':

Các có, có xưa nay,
không có, không phi có.
Tại sao trong một có,
có có, có phi có?


“Sao lại trong một pháp” mà “có pháp có chẳng pháp” phải chăng tự vấn và tự giải để phân biệt rơ ràng đâu là chánh pháp đâu là phi pháp, đâu là không pháp, đâu là không phi pháp, đâu là có pháp đâu là có chẳng pháp….

Nhân Gió Xuân về, thử đưa ra một pháp làm biểu tượng ẩn dụ, chẳng hạn như “Đêm qua sân trước một cành mai ”. Cành mai là một hiện hữu có thật đứng vào gốc độ khách quan mà nh́n, c̣n đứng vào nguyên lư biến dịch tương quan tương duyên th́ cành mai hôm qua, hôm nay và ngày mai, nó có là do duyên sanh không có thực thể thực tướng, thực vậy hôm qua cành mai tươi rộ nở đẹp, hôm nay hoa rụng hết. Phải chăng sinh diệt trong bất diệt qua cành mai của Thiền sư Măn Giác.

Lại nữa, "tâm tâm cảm ứng nối ḍng vô chung" !

Nếu dùng chữ 'pháp' để chỉ 'sự diễn giải nội dung (về pháp và không pháp)' của đoạn văn trên, th́ cái cảm ứng đó đúng cũng được, mà không đúng cũng chẳng sai! Đúng hay sai là sự diễn giải, bản thể của vấn đề (?) đâu có chi là đúng hay sai? V́ vậy, cứ hư luận không sợ sai và cũng không sợ đúng !

Tiếp sau nữa, Tổ Ananda truyền cho Sanakavasa (tổ thứ ba) với bài:

Bổn lai truyền hữu pháp,
truyền liễu ngôn vô pháp.
Các pháp tu tự ngộ,
ngộ liễu vô vô pháp.

(Xưa nay truyền có pháp,
truyền rồi nói không pháp.
Mỗi lần cần tự ngộ,
ngộ rồi không không pháp.)


Ư nghĩa bài kệ này chẳng khác bài kệ mà Đức Phật dùng để truyền pháp cho Ca-Diếp. Pháp hay không pháp tuỳ duyên.

…….

Trải dài ḍng truyền thừa từ Phật Thích Ca xuống tới Huệ Năng là 33 vị. Sơ tổ là Ngài Ca Diếp, nhị tổ là Ngài A Nan . . . đến Bồ Đề Đạt Ma là tổ thứ 28, tiếp nối chánh pháp, Bồ Dề Đạt Ma đến Trung Hoa coi như tổ thứ nhất ở Trung Hoa và truyền đến Huệ Năng là vị tổ thứ 33 và cũng từ đây chánh pháp được các vị đạo hạnh chân tu phát triển ra nhiều ḍng truyền thừa khác về sau.

Qua mấy bài truyền thừa đạo pháp, chúng ta thấy pháp có (pháp đang nói) và pháp không (phi pháp) bàng bạc ẩn hiện….Trong bài "Bóng Nguyệt Ḷng Sông" [2], Thích Nữ Trí Hải viết :

"Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với h́nh. Có bao nhiêu cái có th́ cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, th́ cái không cũng vô tận vô cùng. Có ở đâu, không ở đấy, và ngược lại, không ở đâu, có ở đấy. Ta không thể nói một câu như: “Tôi không”. Không cái ǵ mới được chứ. Cho nên phải thêm: như tôi không tu hoặc tôi không biết, hoặc tôi không tiền….. Như vậy khi một người nói “Tôi không...” cái ǵ đó, th́ ta biết họ quan tâm tới cái ấy. Nghĩa là không phải là hoàn toàn không. Phải chăng? Người ta không thể nói họ “không” một cái mà họ hoàn toàn không dính đến. Cho nên mỗi người có một cái không khác nhau tùy tŕnh độ tâm hồn, tri thức của từng người. Cái không của tôi khác cái không của anh và cũng không giống cái không của nó. Cái không của người tại gia khác cái không của người xuất gia. Cái không của phàm phu khác cái không của hiền thánh. Và những cái không của các bực thánh hiền cũng khác nhau, nên kinh Kim cương dạy, nhất thiết hiền thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt (pháp vô vi, - hay không - tùy từng bực hiền thánh mà khác nhau). Chẳng hạn, cái không của phàm phu là không giới định tuệ, không các pháp thượng nhân. Cái không của một vị xuất gia là không những hệ lụy của tại gia (không vợ con, không gia đ́nh). Cái không của Tu đà hoàn là không ba kiết sử: thân kiến, nghi và giới cấm thủ. Tiến lên những bậc Nhất lai, Bất hoàn, A la hán th́ lại có các không khác.

Tất cả cái không ấy đều phải được vượt qua, xả bỏ, mới đi đến giải thoát hoàn toàn. Bởi v́ chúng vẫn c̣n tương quan với cái có, chưa phải là Không tuyệt đối (chân không)."

(……..cảm ứng về dhamma và tánh Không ……..)

Theo trên, chúng ta thấy các tổ truyền cho nhau pháp (dhamma) và Đạo (Dhamma, chân lư của pháp). Giờ chúng ta thử t́m hiểu xem thế nào là pháp và thế nào là Đạo?

Sau khi giác ngộ, Phật phối hợp trí tuệ của Ngài cùng với bản thể hay căn tánh của chư Phật bồ tát tạo thành pháp về cảnh giới. Rồi Phật thuyết cảnh giới này trong kinh Hoa Nghiêm. Ngài dạy rằng tất cả chúng sinh đều có bản thể thanh tịnh và cảnh giới thanh tịnh, cho nên khi bản thể sáng lên, tất cả chúng sanh đều có mặt trong đó. Ngài thấy quá khứ và vị lai hiện ra trong hiện tại. Tất cả mọi nơi, mọi điều, mọi loài … đều diễn biến ngay trước mặt. Đó là cảnh giới Hoa Nghiêm của mọi loài, mà chỉ có Phật và đại bồ tát mới có thể tiếp xúc được. C̣n các bậc như Thanh Văn, Duyên Giác, A La Hán không thể hiểu được, nói chi hạng phàm phu!.

Sau khi thuyết giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư đại Bồ tát, Ngài muốn loài người cũng được giác như Ngài. Và Ngài chọn cảnh giới của loài người làm pháp để thuyết. Ngài không chọn cảnh giới địa ngục, v́ ở đó con người luôn luôn bị hành hạ khó mà tu tập. Cảnh giới ngă quỹ và súc sanh cũng không hạp. Cảnh giới trời th́ quá hưởng thụ cũng khó tu….

Sau khi đă chọn cảnh giới loài người làm pháp (cảnh giới Ta Bà, Phàm Thánh đồng cư), Ngài bắt đầu chuyển bánh xe pháp luân ở vườn Lộc Uyển, thuyết pháp cho nhóm Kiều Trần Như. Trong 49 năm, Đức Phật thuyết giảng giáo pháp trong mục đích đưa chân lư của cảnh giới loài người về chân lư của cảnh giới Hoa Nghiêm…..

Ngắm hoa vi tiếu, vô ngôn
Tâm tâm cảm ứng nối ḍng vô chung.


Để có thể ngắm được hoa vi tiếu, nắm bắt chân lư vô ngôn của các pháp, tâm phải thanh tịnh, v́ chỉ có cái không (của tâm) mới viên dung và vô ngại được cái không (của pháp).

Trong cảnh giới Hoa Nghiêm, vạn pháp luôn luôn hiện hữu mầu nhiệm trong 18 giới, các pháp này thanh tịnh liên quan giao thoa với nhau, tương quan tương túc, vô ngại với nhau, và không có pháp nào độc lập riêng rẻ. Các pháp như vậy, chúng hiển bày theo tuỳ duyên, nhưng bất biến v́ chúng cùng một bản thể. Đó là tính không của các pháp. Thấy được tính không này là thấy được duyên sinh của pháp và tất cả pháp, v́ chúng liên quan nhau (Một là tất cả). Các pháp đều do duyên mà có và cũng do duyên mà diệt. Và kinh luận gọi chung như: không là duyên khởi. Nhờ tính không như vậy mà các pháp có thể khởi sinh và khởi diệt.

Như vậy, một Sự (sự vật, hiện tượng) diễn tả cái có, sự khởi sinh. Cái có này do vô số nhân duyên mà có. Cái sự này có với bao nhiêu điều kiện, bao nhiêu ràng buột….., nên không thể xác định [một cách chính xác] sự hiện hữu của nó là cái ǵ, hay từ đâu đến….V́ vậy, gọi nó không có tự tánh hay vô sinh. Cái tính vô sinh như vậy dẫn đến sự hiện hữu vô tướng. Mọi Sự như vậy, có được, hiện hữu được, tŕnh hiện được cho sự nhận thức bắt buột nó phải không có tự tánh, vậy tánh không là cái Lư của mọi Sự.
Ở đâu có Sự là có Lư, v́ mọi Sự đều sanh khởi cùng một Lư. Như thế Sự Lư dung thông vô ngại. Có nghĩa là có (Sự ) và không (Lư ) là hai lẻ tự tại thông nhau (viên dung), khi th́ sự có đó, mà lư th́ ẩn, khi th́ ngược lại lư hiển bày c̣n sự th́ vắng. Cả hai rơ ràng mà không gây chướng ngại cho nhau (vô ngại). (kinh Hoa Nghiêm)

Tóm lại, tất cả các pháp của 18 giới giao thao nhau trong nhân duyên của nhau. Và tính không của các pháp được thiết lập trong sự giao thoa này. Người tu học giáo lư đại thừa, bắt đầu phá cái có, để nhận ra trạng thái nhân duyên của cái có (hiện tượng), tức là cái không. ("sắc tức thị không"). T́m cái có, rồi quán nó, thâm nhập nó và chứng rằng nó là không (ba giai đoạn về Bát nhă). Giai đoạn này xem như "thượng cầu Bồ Đề", tức học Trí tuệ để nhận ra tính không của "sắc". Chứng được tánh không này rồi, tức chứng cái nhẫn của pháp vô sanh, người tu học đại thừa tiếp tục giai đoạn độ sanh (học Đại Bi), trong giai đoạn này, họ đi t́m cái có trong cái không ("không tức thị sắc"). Họ hành con đường bồ tát đạo để độ chúng sanh (độ cái có vừa t́m thấy), độ tất cả chúng sanh đến khi không c̣n chúng sanh để độ, th́ họ đạt được trí tuệ vô thượng chánh đẳng chánh giác (thành Phật). Khi ấy, các pháp hay vạn pháp đều được độ, đều có tánh không. Các pháp như vậy là Pháp thân Phật, là Đạo Pháp, là Dhamma. Đây được xem như kết quả tu tập của hành giả đại thừa (Pháp Thân Phật).

Như vậy, cảnh giới Phật (hay cảnh giới Hoa Nghiêm) là cảnh giới của Pháp thân Phật, của những pháp, mà mỗi pháp có và không viên dung vô ngại. Các pháp th́ cùng khắp, nên cảnh giới không từ đâu đến và cũng không đi về đâu. Cảnh giới như vậy thông suốt cùng khắp, bao trùm những cảnh giới nhỏ hơn, trong ư nghĩa 'một là tất cả'. Tánh của cảnh giới Phật là tánh Không (Không để mà có và có một cách viên dung vô ngại).

Một pháp, nó biểu hiện sự có mặt của nó qua những duyên tạo ra nó, c̣n chính nó, chỗ nó đang là th́ như huyễn (không có ǵ hết, trống rỗng) nên nói nó không.

Do đó, những duyên tạo ra pháp sẽ làm thành đối tượng hay cảnh giới cho một chủ thể nhận thức. Hay nói cách khác, cảnh giới là sự biểu hiện của tâm qua các căn, mà căn th́ do nghiệp tạo ra. V́ thế, cảnh giới liên quan với ngă. Đức Phật và chư đại Bồ tát, tâm hoàn toàn thanh tịnh và không hề có ngă chấp, nên nh́n pháp (cảnh giới) một cách thông suốt vô ngại cùng khắp. C̣n chúng sanh th́ bị ngăn ngại.
Muốn vượt một cảnh giới hạn định bởi ngă, người tu tập phải dựa vào một pháp môn hay một phương tiện (thiền định chẳng hạn) để nhận ra sự chân thật của cảnh giới mà họ đang bị ràng buột vào đó. Tiếp sau, họ tu trí tuệ để phá ngă, phá cái chấp của tâm (nhận thức) trong cảnh giới đó. Cái nh́n chấp thủ là cái nh́n không chịu thoát ra ngoài cảnh giới, cho rằng cảnh giới có thật.

Thí dụ, Cảnh giới của phàm phu là cảnh giới của tham sân si. Sự thấy, hiểu biết, hành động, cảm nhận ….của phàm phu đều từ những pháp của cảnh giới (tham, sân và si). Những ǵ do tham sân si tạo ra như thương ghét, vui buồn, đau khổ …. đều có thật, làm thành cảnh giới.

Thí dụ khác, một người phàm phu nghe thầy giảng về Tứ Diệu Đế, tức về cảnh giới của hàng Thanh Văn. Người nghe có thể hiểu biết về cảnh giới này. Sự hiểu biết như vậy là tỷ lượng, không thật v́ chưa chứng. Một cảnh giới chứng đắc là cảnh giới của sự tu tập viên măn thành tựu về nhân quả trong cảnh giới đó. Nói tóm là phải chứng các pháp không của những pháp có trong cảnh giới đó.

Mục tiêu của tu hành là để không vướng mắc (cái có) bất cứ cảnh giới nào. Để có cảnh giới khác, cảnh giới hiện tại phải không (để được thoát ra). Cái không là cái có tất cả, v́ "không bất dị sắc".
Đến đây, xin nhắc lại đoạn văn ghi lại ở trên của Thích Nữ Trí Hải: "Tất cả cái không ấy đều phải được vượt qua, xả bỏ, mới đi đến giải thoát hoàn toàn. Bởi v́ chúng vẫn c̣n tương quan với cái có, chưa phải là Không tuyệt đối (chân không)."

(……..cảm ứng về Pháp thân …….)

Phật lấy sự chan ḥa yên tĩnh cùng khắp làm bản tính cho tự thân (pháp thân). Chữ 'thân' có thể hiểu như năng lực của những thứ gom lại. Phật dạy là tất cả chúng sinh đều có riêng một bản thể như vậy. Sự khác nhau giữa Phật, Bồ tát, và chúng sinh là trang thái của bản thể về sự thanh tịnh.

Pháp thân (của Phật), thể là không, tướng là Trí Quang (ánh sáng), tổng tướng là vô lượng vô biên thế giới. Người Phật tử đại thừa tu học để chứng Pháp thân này như đă nói ở trên. Nh́n qua tổng tướng thấy nó xa xội rộng lớn, nhưng thật ra, nó chính là ḿnh, bản thân hay tự tánh của ḿnh. Trong ngoài không hai, năng lực của ḿnh được như vậy nên nó thanh tịnh, v́ chỉ qua sự thanh tịnh, trong ngoài mới thực sự là một. Sự tu tập chỉ có vậy thôi, trong và ngoài thanh tịnh, cứ thế mà hành! Và cũng trong kinh Hoa Nghiêm dạy: "bồ tát phải hiểu rơ trong tâm của ḿnh, mỗi một niệm là một cảnh giới, và trong cảnh giới này có một vị Phật thành đạo làm giáo chủ. Tại sao vậy? V́ Như Lai không ĺa tâm này mà thành Chánh Giác."

Ư niệm nầy là căn bản của pháp môn Niệm Phật. Đó là phần nghĩa, phần hành là giữ cho niệm niệm không hai (trong ngoài thanh tịnh).

Gió Xuân ngào ngạt hương thiền
………..
Tâm tâm cảm ứng nối ḍng vô chung.


Người tu theo đại thừa, tu để pháp tự thân của họ thanh tịnh cùng khắp như Pháp thân Phật (c̣n gọi là Pháp thân Tỳ Lô Giá Na). Họ phải chứng đắc tánh không của tất cả các pháp. Chắc phải nhiều a tăng kỳ kiếp ? ! Họ có thể tu theo con đường nhập pháp giới của Thiện tài Đồng Tử (kinh Hoa Nghiêm), hay tu theo Bồ Tát Đạo thực hành mười độ ba la mật (mười địa vị bồ tát). Và để thấy các pháp viên dung, nghĩa là các pháp b́nh đẵng, họ tu và hành hạnh nguyện Phổ Hiền.

Pháp môn tu như vậy, bao nhiêu lâu th́ trở về được bản lai thanh tịnh của tự thân? Thật không thể nghĩ bàn! Đức Phật có chỉ cho một pháp môn khác. Đó là pháp môn Tịnh Độ Niệm Phật văng sanh, pháp môn mà chúng ta cùng tu học ở đạo tràng này.

(…..niệm Phật và niệm Phật văng sanh ……)

Theo kinh điển, giáo lư Tánh Không dùng để phá cái có. Khi chứng đạt được rốt ráo tánh không, hành giả có trí tuệ rốt ráo thấy biết cái không có ǵ hết (không có ǵ ngăn ngại), và như vậy hành giả thấy cảnh giới Phật (cảnh giới không có ǵ hết, mà có tất cả). Giáo lư dạy như vậy, nhưng tu mà chưa chứng, th́ cảnh giới đích cũng chưa biết, hành giả chỉ dựa vào ḷng tin mà tu (đại thừa). Và tu bằng cách chấp vào cái có mà tu, nhưng đừng quên rằng ḿnh đang chấp có, v́ vậy ḿnh tu thế nào đi nữa th́ ḿnh vẫn trong cảnh giới của chấp.

Như thế, pháp môn Tịnh Độ, niệm Phật hay niệm Phật văng sanh, là pháp môn chấp vào cái có tướng (tướng Phật hay tướng cảnh Cực Lạc). Cảnh giới Cực Lạc là cảnh giới trang nghiêm bằng những cái có mà Phật Thích Ca giới thiệu trong kinh A Di Đà. Thành ra pháp môn Tịnh Độ không dẫn đến giải thoát theo nghĩa thành Phật. Tuy vậy, pháp môn Tịnh Độ dẫn đến cơi Tịnh Độ (cơi Cực Lạc), v́ vậy hành giả được giải thoát phần nào về phiền năo.

Thành ra muốn pháp môn niệm Phật có cứu cánh vô tướng (cảnh giới không), th́ phải thêm vào pháp môn một phương cách nào đó ("thiền" chẳng hạn), để hướng trí tuệ của pháp sinh vào hướng vô tướng. Đó là diễn giải theo lư, c̣n thực hành th́ khó, v́ cùng một lúc chấp vào không tướng và có tướng. Các tổ thấy rằng tu theo pháp vô vi (vô tướng) rất khó, nên tổ dạy tu theo pháp hữu vi (có tướng) trước bằng cảnh giới Cực Lạc, rồi tiếp tu phần vô tướng sau.

Nói về phương pháp niệm Phật hay niệm cảnh giới cảnh giới Phật như nói ở đoạn trên, kinh điển chỉ dạy rất nhiều phương pháp. H.T Thích Như Điển tŕnh bày rất rơ về tư tưởng Tịnh Độ trong quyển sách cùng tên [3]. Ngay tại đạo tràng Vạn Hạnh này, thầy Thích Nguyên Hùng chỉ dạy rất nhiều phương cách [4] lư thuyết và hành….

Nói chung là khi chúng ta mong muốn ao ước cái ǵ th́ chúng ta luôn nhớ nghĩ về cái đó, nhớ nghĩ một cách cao nhất: ḿnh là cái đó, đồng nhất với niệm ao ước (nhất tâm bất loạn). Mục tiêu của chúng ta là có tự thân như Pháp thân Phật. Đó là ư nghĩa tiên khởi của Niệm Phật. Tiếp đến, tùy phương pháp chỉ dạy của tổ, Chúng ta thế vào Chữ Phật bằng danh hiệu Phật, bằng công đức, bằng tự thân A Di Đà, cơi Cực Lạc …..

Trong bài "Phát nguyện văng sanh Cực Lạc" [5], tác giả Larry Cappel viết:

"Nói đến sanh tử luân hồi th́ người Phật tử nào cũng nghĩ đến việc thoát ly sanh tử luân hồi. Có sanh là có tử, dường như đấy là một đề tài tiêu cực. Tôi nghĩ rằng chữ sanh chỉ tích cực khi nó đi liền với vô sanh, văng sanh, và độ sanh.

Vô sanh là thoát ly sanh tử, nhưng muốn vô sanh th́ phải chứng quả vô sanh tức là quả A la hán. C̣n nếu chưa chứng quả A la hán là c̣n sanh tử luân hồi. Nhưng để chứng quả A la hán, tôi không nghĩ đấy là một chuyện dễ dàng. Độ sanh, th́ đây là hạnh nguyện của Bồ tát và Phật, là những bậc đă chứng quả, những bậc đă thoát ly sanh tử nhưng c̣n trở lại cơi tử sanh, để hóa độ chúng sanh thoát khổ. Duy chỉ có văng sanh là nhờ nương nơi tha lực của Đức Phật Di Đà mà Phật tử mới có thể thoát ly sanh tử một cách tương đối phổ thông hơn.

Tâm thành nguyện hướng Vô Lượng Quang
Công đức Thế Tôn khó nghĩ bàn
Sáu chữ Di Đà không tưởng khác
Chẳng tốn khảy tay đến Lạc Bang
Chứng ngôi bất thối vô sanh nhẫn
Phân thân vô số độ trần gian


thế giới ta bà hay thế giới chúng ta hiện hữu là do tập hợp nghiệp lực của tất cả chúng ta h́nh thành nên. Nếu chúng ta có thể chuyển hóa thế giới này thành một cơi Cực Lạc th́ chúng ta không cần phải mong cầu đến Cực Lạc, mà như thế th́ mỗi chúng ta cùng phát nguyện để biến thế giới chúng ta thành Cực Lạc, bằng không có những thệ nguyện bồ tát độ sinh mạnh mẽ lớn lao như vậy th́ chúng ta phải phát nguyện thoát ly sinh tử khổ đau (và phải chứng quả vô sinh giải thoát) hay phát nguyện văng sinh Cực Lạc v́ như chúng ta đă biết cơi Cực Lạc do thệ nguyện của Đức Phật Di Đà tạo nên, nhưng cũng có thể nói Cực Lạc là do nghiệp thanh tịnh của chúng sinh tạo thành, nên chúng ta có thể cùng tạo nghiệp thanh tịnh, cùng tạo nhân tương ưng, cùng phát nguyện sinh để ḥa nhập vào thế giới Cực Lạc. Và khi đă hoàn thành đạo nghiệp giác ngộ ở Cực Lạc th́ chúng ta có thể tùy duyên hóa độ chúng sinh ở cơi Ta bà chứ không an nhàn nơi cơi tịnh mà thôi. Đấy là ư nghĩa tích cực của Tịnh Độ tông."

Trong Gió Xuân Quư Tỵ năm nay, cùng các bạn đạo hữu của đạo tràng Vạn Hạnh, chúng ta hăy Tịnh Độ một cách tích cực. Tức là chúng ta sẵn sàng đóng góp bằng sự tu tập của ḿnh để trang nghiêm Tịnh Độ chung của cơi Ta Bà này, và nó cũng có mặt ở đạo tràng Vạn Hạnh. ("tuỳ tâm tịnh, quốc độ tịnh")[6]. Y báo và chánh báo trang nghiêm của cơi Tịnh Độ là do bản nguyện của đức Bụt A Di Đà và nhân dân của cơi nước ấy tạo nên. Cũng vậy, y báo và chánh báo của cơi Ta Bà đều do nghiệp lực cộng đồng của chúng sanh ở cơi này tạo tác ra. Nghiệp lực của chúng sanh nơi cơi Ta Bà này được tạo nên bằng ngũ dục. Nhân dân cơi này luôn luôn lao ḿnh vào ngũ dục, do đó chất liệu Tịnh Độ biến mất, không c̣n nữa. Nhưng chúng ta có thể tạo dựng lại được cơi Tịnh Độ, gọi là Tịnh Độ Hiện Tiền. Thiền sư Nhất Hạnh giải thích [7]: ‘‘Này các bạn, cơi ấy v́ sao tên là Tịnh Độ Hiện Tiền? Bởi v́ dân chúng trong cơi ấy có cơ hội học hỏi và thực tập sống hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Nơi cơi ấy có những hàng thông reo vi vút, những loài hoa đủ màu đủ sắc, có ánh trăng sao vằng vặc và biết bao nhiêu mầu nhiệm khác. Những người sống trong cơi ấy có khả năng tiếp xúc và tận hưởng những mầu nhiệm đó mỗi giây phút trong đời sống hằng ngày. Họ biết giữ tâm không bận rộn và biết tự thiết lập thân tâm trong giờ phút hiện tại. Không những những mầu nhiệm như trăng sao, thông reo và hoa nở kia thuộc về Tịnh Độ, mà chính bản thân họ cũng thuộc về Tịnh Độ. Tịnh Độ có mặt cho họ hai mươi bốn giờ một ngày, và họ tập sống có mặt cho Tịnh Độ cũng hai mươi bốn giờ một ngày. V́ lư do đó cho nên cơi ấy được gọi là Tịnh Độ Hiện Tiền."

"Tịnh độ duy tâm" một câu nghe lư tưởng và hơi huyền ảo nhưng lại rất thực v́ như thế chúng ta có thể chuyển hóa tâm thức chúng ta. Trong Duy biểu học (HT. Thích Nhất Hạnh) ngay bài đầu [8]:

Tâm là đất gieo hạt
Bao hạt giống gieo đầy
Tâm địa cũng chính là
Toàn thể hạt giống ấy.


V́ thế chắc chắn rằng mỗi suy nghĩ tương ưng, mỗi hành vi tương ưng là mỗi bước thể nhập. Nếu có ḷng tin Đức Phật Di Đà, có phát nguyện văng sanh Cực Lạc th́ mỗi câu niệm Nam mô A Di Đà Phật của tôi cũng là 'mỗi bước chân đi vào Tịnh Độ',[5]:

Mỗi bước chân đi vào Tịnh Độ
Mỗi cái nh́n thấy được pháp thân
Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần
Đem ư thức tinh chuyên pḥng hộ


Mỗi bước chân Tịnh Độ tích cực trong Gió Xuân Quư Tỵ này là một hạt giống để tạo nhân thể nhập Cực Lạc của Phật A Di Đà và cũng là Cực Lạc bây giờ và ở đây tại đạo tràng Vạn Hạnh này. Từng bước đi, từng việc làm, "Tâm trong chánh niệm, đây miền Lạc bang", "nụ cười Hoa Xuân 2012" [9] vẫn c̣n đây, và

Tay lần tràng hạt cơi Ta bà
Cầu nguyện thân quyến khắp gần xa
Hiện tại an vui tăng phước huệ
Mai sau hẹn gặp cơi Di Đà


Thực hành Tịnh Độ tích cực như thế, chắc chắn:

Xuân tâm bát ngát hương thiền
Pháp thân thường tại, pháp hỷ vô biên
Chúng sanh dị độ, Phật sự viên thành


Thế là: Tết về thêm phước thọ, thân tâm thường lạc, vạn sự kết tường.

Vertou, 30-12-2012
Trần Chánh Trực

--------------------- tham khảo -----------------
[1]. Ba mươi ba vị Tổ Thiền Ấn Độ và Trung Hoa, H.T Thích Thanh Từ,
http://thientongvietnam.net/kinhsach-thike/index-PGVN.html
[2]. Bóng Nguyệt ḷng Sông, truyện ngắn Phật giáo, Thích Nử Trí Hải,
http://www.quangduc.com/file_chinh/view-detail-7016-34-12-truyen.html
[3]. Tư Tưởng Tịnh Độ, sách Phật giáo, H.T Thích Như Điển, www.wiphatgiao.de
[4]. Phương Pháp Niệm Phật, Thích Nguyên Hùng, http://chuavanhanh.free.fr
[5]. Phát nguyện văng sanh Cực Lạc, Larry Cappel, Tuệ Uyển chuyển ngữ, http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-70_4-17498_5-50_6-4_17-259_14-1_15-1/
[6]. Diệu dụng pháp thân, H.T Thích Nhất Hạnh, http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/thiet-lap-tinh-do/dieu-dung-phap-than
[7]. Tịnh Độ Hiện Tiền, H.T Thích Nhất Hạnh, http://langmai.org/tang-kinh-cac/bai-viet/tinh-do-hien-tien
[8]. Duy Biểu Học, H.T Thích Nhất Hạnh, http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/kinh-gi-ng/116-duy-biu-hc
[9]. Nụ cười Hoa Mùa Xuân 2012, Trần Chánh Trực, http://chuavanhanh.free.fr

Xuân

Văn học Phật giáo
Tuỳ bút
Truyện ngắn
Nhật kư
Khảo luận


CU TƯ ĐI TU

MƯA THÁNG NĂM RƠI

NẾU NHƯ ...

Thần chú trừ rắn độc

Ṿng tṛn cuộc đời

Ca sa ơi rộng mở !

Tôi đi hành hương
Tôi quyết định đi theo đoàn hành hương do chùa Vạn Hạnh ở Nantes tổ chức từ cuối tháng 8, 2010. Làm các thủ tục vé máy bay, passport và visas xong xuôi từ cuối tháng mười. (Các bạn nên nhớ rằng passport của bạn phải c̣n có giá trị tối thiểu 3 tháng sau ngày rời Ấn Độ trở về...

HƯƠNG VỊ NGÀY TẾT

MỘT CHUYẾN ĐI TRỞ VỀ

Cơi Tịnh độ

LẠC DIỆP QUY CĂN

ĐẤT

NHỮNG DẤU CHÂN QUA

Chiếc lá khô

VƯỜN TÂM LINH
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr