Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Mùa xuân, Di-lặc, từ thực tại đến ước mơ
Không biết từ bao giờ người Phật tử Việt nam có ư niệm gắn liền mùa xuân với Phật Di-lặc, gọi là ‘Xuân Di-lặc’ và ‘thọ kư’ cho Bồ-tát Di-lặc đản sanh đúng vào ngày Mồng một Tết, đúng vào cái giờ phút thiêng liêng nhất của cả một năm, giờ Giao thời. Phải chăng, đó là kiến giải của người học Phật, phản ánh sự giác ngộ khả tính thành Phật nơi mỗi chúng sanh mà sự viên măn thành Phật ấy có thể thực hiện được trong một tương lai gần ? Hay đó là sự phản ánh nỗi niềm ước mơ, khát khao, mong cầu giải thoát… một ước mơ thay đổi số phận, hy vọng một ngày mai, một tương lai tràn đầy hạnh phúc ? Với cả hai trường hợp, mùa xuân, nhất là những ngày đầu năm mới, là thời điểm thích hợp nhất để ước mơ được tựu thành, chắp cánh bay xa ?

Đọc những kinh luận có liên hệ đến Di-lặc, cả Nam truyền lẫn Bắc truyền, chúng ta không t́m thấy tài liệu nào ghi chép ngày tháng đản sanh của vị Phật tương lai. Ngay cả Bố đại Hoà thượng, một thiền tăng thời Ngũ Đại bên Tàu, được dân gian xem là hoá thân của Di-lặc, và người thời bây giờ lấy đó để tạc tượng tôn thờ, cũng chẳng tỏ tường ngày tháng niên đại. Vậy th́, ‘Mùa xuân Di-lặc’ có tự bao giờ ?

Chúng ta lần đầu tiên biết được sẽ có một vị Phật ra đời ở thế giới này trong tương lai có tên là Di-lặc khi Đức Phật Thích-ca mâu-ni nói kinh Chuyển luân thánh vương sư tử hống (Cakkavati-Śhanàda Sutta). Kinh ấy, trong hệ thống kinh tạng Nam truyền, được kết tập thành kinh số 26, thuộc Trường bộ, và cũng chỉ có một kinh duy nhất đề cập đến sự kiện này. Kinh ghi : « Này các Tỳ-kheo, khi tuổi thọ loài Người lên đến tám vạn tuổi, có Thế tôn tên là Metteyya sẽ ra đời, là vị A-la-hán, Chánh đẳng giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn; như Ta nay sanh ra ở đời này, là bậc A-la-hán, Chánh đẳng giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế tôn. Vị này tự ḿnh biết, chứng, và tuyên thuyết quả đất này, gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, Thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, loài Trời, loài Người; như Ta hiện nay tự ḿnh biết, chứng và tuyên thuyết quả đất này, gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, Thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, loài Trời và loài Người. Vị này sẽ thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa lư văn tự đầy đủ và tuyên thuyết đời sống phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh; như Ta hiện nay thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa lư văn tự đầy đủ và tuyên thuyết đời sống phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Vị này sẽ có khoảng vài ngàn vị Tỳ-kheo Tăng đoàn; như Ta hiện nay có khoảng vài trăm vị Tỳ-kheo Tăng đoàn vậy ».

Cùng một sự kiện như vậy, trong hệ thống kinh tạng nguyên thuỷ Bắc truyền ghi chép vào trong ba bộ : Trường A-hàm, Kinh chuyển luân thánh vương tu hành, Trung A-hàm, Kinh thuyết bổn, Tăng nhất A-hàm, Phẩm mười bất thiện. Trong khi đó, hệ thống kinh tạng phát triển Đại thừa ghi chép khá nhiều và cũng rất phong phú về nội dung vị Phật tương lai, như Di-lặc Bồ-tát sở vấn bổn nguyện kinh(1), Phật thuyết quán Di-lặc Bồ-tát hạ sanh Đâu-xuất thiên kinh(2), Phật thuyết Di-lặc hạ sanh kinh(3), Phật thuyết Di-lặc hạ sanh thành Phật kinh(4), Phật thuyết Di-lặc hạ sanh thành Phật kinh(5), Phật thuyết Di-lặc đại thành Phật kinh(6), Phật thuyết Di-lặc lai thời kinh(7)… Đó là những kinh nói về bối cảnh xă hội khi Phật Di-lặc ra đời. C̣n những kinh luận liên hệ đến ngài th́ c̣n nhiều nữa. Thế nhưng, không có kinh luận nào nói cho biết ngày tháng đản sanh của ngài !

Tựu trung, những nét chính của vị Phật tương lai là, “một thời gian lâu dài ở thời vị lai, lúc con người thọ tám vạn tuổi sẽ có Đức Phật hiệu là Di-lặc ra đời”. Hiện ngài đang là vị Bồ-tát bổ xứ, sống ở nội viện cung trời Đâu-suất. Ở đó đến 4 ngàn năm (tức là khoảng 56 ức 7000 vạn năm ở cơi người), th́ hạ sanh xuống nhân gian, dưới cây Long hoa ở vườn Hoa lâm, và thành Chánh giác. Trong quá khứ, ngài đă từng tu tập thành công từ tâm tam muội, do đó mà có tên là Từ thị.

Chú Duy Ma Kinh, quyển 1, cho biết “Di-lặc là họ của một vị Bồ-tát, tên là A-dật-đa, người nam Thiên trúc, thuộc ḍng dơi Bà-la-môn”. Thiên Thai Tịnh Danh Sớ th́ giải thích: “Di-lặc nghĩa là Từ thị. Trong quá khứ, ngài từng làm vua tên là Đàm-ma-lưu-chi, dùng ḷng từ bi để cai trị thiên hạ, nên dân chúng tôn xưng ngài là Từ thị. Từ đó trở đi, ngài luôn mang tên Từ Thị, họ là A-dật-đa, tức là không ǵ hơn (vô năng thắng)”. C̣n Câu-xá Quang Kư, quyển 18, th́ khẳng định : “Maitreya dịch nghĩa là Từ thị. Đó là vị Bồ-tát sinh ra từ ḷng từ bi, cho nên gọi tên như vậy”.

Một vị Bồ-tát sinh ra từ ḷng từ bi. Đó là cốt tuỷ của đạo Phật. Những giáo lư cao siêu như tứ đế, duyên khởi… th́ cũng chỉ làm phương tiện tu tập để đạt đến đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, vô ngă giải thoát. Cho nên, đại từ đại bi thương chúng sinh, đại hỷ đại xả cứu muôn loài mới là đạo Phật đích thực và hiện thực. Chính hiện thực này đă đưa vị Phật được huyền kư sẽ ra đời trong tương lai về với thực tại, ngay đây và bây giờ, khi một ư niệm từ bi, thương yêu, tha thứ, bao dung… nảy sinh và biểu hiện nơi một con người.

Thế nhưng, không một biểu hiện tươi đẹp nào của thực tại lại không được un đúc, nuôi dưỡng từ những ước mơ. Trong đạo Phật có một thứ ước mơ được gọi tên là Dục như ư túc. Ước mơ thành tựu định lực để đoạn trừ mọi sự tiếp nối của pháp hữu vi, những biểu hiện của khổ đau, luân hồi, thành tựu thần túc, như ư tự tại (dục tam-ma-địa đoạn hành thành tựu thần túc). Nếu không có ước mơ, mong muốn này sẽ không thể tinh tiến trên con đường đạo.

Vả chăng, ước mơ cũng là một loại thức ăn. Nhất thiết chúng sinh giai y thực trụ. Mọi sự sống được duy tŕ bởi thức ăn. Thức ăn bao gồm những dưỡng chất để nuôi sống tế bào thân thể vật chất cần thiết bao nhiêu th́ thức ăn bao gồm những dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống tinh thần cũng cần thiết bấy nhiêu. Thức ăn nuôi dưỡng tinh thần là những ước mơ, hoài băo, hy vọng… gọi là tư niệm thực.

Kinh Phật có câu chuyện kể rằng, hồi đó (lâu lắm rồi, mà cũng có thể mới hôm nào đây thôi), có một thời dân chúng ở ngôi làng nọ gặp phải mất mùa, mọi người đều đói khổ. Gia đ́nh nọ có ba cha con, đă hết thứ để ăn lâu ngày. Người cha nghĩ cần phải rời khỏi ngôi làng để đi kiếm ăn. Con c̣n nhỏ, không thể mang theo khi sức lực c̣n lại không đủ để tự lo cho chính bản thân ḿnh. Ông đi một ḿnh, nhưng ông không muốn các con v́ cái ăn, v́ đói mà bỏ nhà đi như ông, rất nguy hiểm. Ông bèn lặng lẽ treo một bao cát lên trần nhà, bảo các con, nhà ḿnh c̣n gạo, treo ở đây, nhưng không có thức ăn, để ba đi kiếm thức ăn đem về nấu cơm cho cả nhà cùng ăn, các con ở nhà chờ. Các con vâng lời, vui mừng chờ đợi. Chúng chờ hoài, không thấy người cha về. Nhưng vẫn hy vọng và tin tưởng nhà ḿnh c̣n gạo, không thể chết đói. Cho đến một ngày, một người hàng xóm đi qua nhà, có lẽ cũng đi t́m cái ăn, hỏi mấy đứa nhỏ cha chúng đâu và nhà c̣n ǵ ăn không. Chúng bảo nhà c̣n gạo, nhưng không có thức ăn, cha chúng đang đi kiếm. Người hàng xóm bày kế, chờ hoài chết đói sao, ta có thức ăn, hăy lấy gạo xuống nấu cơm ăn một ít, c̣n lại treo lên chờ cha về. Hai đứa trẻ con đồng ư cho người hàng xóm mở dây lấy bao gạo xuống, nhưng khi mở ra, không phải gạo mà là cát, hai đứa nhỏ nh́n thấy, mất hết hy vọng được ăn, chúng lăn ra chết tức th́ !

Mất hết hy vọng là chết ! Cho nên, tạm quên những khó khăn của năm cũ, gác lại những lo buồn, toàn thể nhân loại hân hoan đón mừng năm mới với bao niềm hy vọng, ước mơ. Thực tại càng khó khăn, khổ đau bao nhiêu th́ con người càng có nhiều ước mơ, hy vọng bấy nhiêu. Mà có ước mơ, hy vọng nào tươi đẹp hơn mong ước có một vị Phật ra đời đem t́nh thương, trí tuệ soi sáng dân gian đang ch́m đắm trong đêm dài sinh tử ? Cho nên, ngày đầu năm mới là ngày đản sinh của vị Phật tương lai là tổng hợp những ước mơ của nhân loại vậy !

---------------------------
1. Đại tạng kinh đại chính tân tu (ĐTK/ĐCTT), N° 349, Trúc pháp hộ dịch.
2. ĐTK/ĐCTT, N° 452, Cư sĩ Thanh cừ kinh thanh dịch.
3. ĐTK/ĐCTT, N° 453, Trúc pháp hộ dịch.
4. ĐTK/ĐCTT, N° 454, Cưu-ma-ma-thập dịch.
5. ĐTK/ĐCTT, N° 455, Nghĩa tịnh dịch.
6. ĐTK/ĐCTT, N° 456, Cưu-ma-la-thập dịch.
7. ĐTK/ĐCTT, N° 457, không rơ ai dịch.

Xuân

Văn học Phật giáo
Tuỳ bút
Truyện ngắn
Nhật kư
Khảo luận


CU TƯ ĐI TU

MƯA THÁNG NĂM RƠI

NẾU NHƯ ...

Thần chú trừ rắn độc

Ṿng tṛn cuộc đời

Ca sa ơi rộng mở !

Tôi đi hành hương
Tôi quyết định đi theo đoàn hành hương do chùa Vạn Hạnh ở Nantes tổ chức từ cuối tháng 8, 2010. Làm các thủ tục vé máy bay, passport và visas xong xuôi từ cuối tháng mười. (Các bạn nên nhớ rằng passport của bạn phải c̣n có giá trị tối thiểu 3 tháng sau ngày rời Ấn Độ trở về...

HƯƠNG VỊ NGÀY TẾT

MỘT CHUYẾN ĐI TRỞ VỀ

Cơi Tịnh độ

LẠC DIỆP QUY CĂN

ĐẤT

NHỮNG DẤU CHÂN QUA

Chiếc lá khô

VƯỜN TÂM LINH
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr