Trang chủ En français Tin tức Hình ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Giai thoại thiền

Khi Tô Đông Pha đến thăm chùa Đông Lâm ở Lô Sơn có làm một bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt. Thơ rằng :

Khê thanh tận thị quảng trường thiệt
Sơn sắc vô phi thanh tịnh thân
Dạ lai bát vạn tứ thiên kệ
Tha nhật như hà cử tợ nhân ?


Nghĩa là:

Suối reo là tướng lưỡi rộng dài
Sắc non thanh tịnh thể như lai
Đêm về tám vạn, bốn ngàn kệ
Ngày sau nói lại làm sao đây ?


Hai câu đầu bài thơ thể hiện khí thế siêu phàm, cái nhìn siêu tuyệt, làm cho người đọc phải kinh hồn !

Một hôm, thiền sư Chứng Ngộ đến thăm thiền sư Am Nguyên. Hai vị đàm đạo suốt đêm. Đoạn thiền sư Chứng Ngộ ngâm bài thơ của Tô Đông Pha làm ở chùa Đông Lâm và hết lời ca ngợi, rằng :

- Đạt đến cảnh giới như Tô cư sỹ thiệt không phải dễ !

Nhưng Am Nguyên thì không nghĩ như vậy, ông phê bình :

- Cách nói như vậy vẫn chưa thấy đường đi, thì làm sao nói là đã đến được mục đích ?

Chứng Ngộ thưa :

- Tiếng suối reo là tướng lưỡi rộng dài ; mầu sắc của núi non đâu đâu cũng là thân thanh tịnh ; nếu như chưa đạt đến cảnh giới ấy thì làm sao có thể diễn bày như vậy được ?

Am Nguyên nói :

- Thì chỉ đứng ngoài cửa mà nói thôi !

Chứng Ngộ thưa :

- Xin hoà thượng từ bi chỉ bày cho con !

Am Nguyên bảo :

- Hãy từ bên trong mà dụng tâm khám phá thì sẽ biết được bản lai diện mục ở chỗ nào !

Chứng Ngộ nghe xong mờ mịt, chẳng hiểu gì. Suốt đêm ông tư duy, chẳng thể nào ngủ được. Trong trạng thái tư duy ấy, chẳng hay trời sáng tự lúc nào, bỗng nghe tiếng chuông đại hồng vang lên, ông hốt nhiên đại ngộ, bao nhiêu nghi ngờ rơi rụng tựa mây tan. Ông bèn nói, thơ rằng :

Đông pha cư sỹ thái nhiêu thiệt
Thanh sắc quan trung dục thấu thân
Khê nhược thị thanh sơn thị sắc
Vô sơn vô thuỷ hảo sầu nhân ?


Nghĩa rằng :

Cư sỹ Đông pha thiệt lắm lời
Ở trong thanh sắc muốn rong chơi
Nếu suối là thanh, non là sắc
Không non, không suối ai sầu đây ?


Thiền sư Chứng Ngộ đem bài thơ này lên trình với thiền sư Am Nguyên. Am Nguyên nói :

- Úi chà ! Nói với ngươi cũng là nói ở ngoài cửa rồi !

Thiền, không dùng ngôn ngữ mà diễn tả được, cũng không thể dùng thơ văn để tỏ bày, lại càng không phải dùng tâm tư nghĩ tưởng được. Thiền, chỉ có thể chứng ngộ rồi mới nhận ra được. Thiền sư Chứng Ngộ suốt một đêm đi sâu vào thiền tư, tiếng chuông sớm đã mở toang cánh cửa tâm ông. Cảnh giới của ông và của Tô Đông Pha hoàn toàn khác nhau vậy !

Thơ và Thiền

TÔNG LÂM TẾ
Tiểu sử đại sư Liên Trì
Thiền Sư Băng Hoài Tế Năng Thị Chúng
Thời gian không có già
Tựa
Sống thong dong
Lời tựa
Lời nói đầu
Kính chuông như kính Phật
Không có đạo tâm
Hai thanh kiếm
Hạt cải chứa núi Tu-di
Chương 9
Chương 8
Chương 7
Chương 6
Chương 5
Chương 4
Chương 3
Chương 2
Chương 10
Chương 1
Bản lai diện mục
Ăn mày và thiền


GIÁC HỔ TẬP

GIÁC HỔ TẬP

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA

Giai thoại thiền

Giai thoại thiền
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr