Trang chủ En français Tin tức H́nh ảnh Thơ Văn Âm nhạc
Kinh Bát Đại Nhân Giác
ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨC NĂM
(ĐA VĂN - TRÍ TUỆ)


1, Chánh văn:

弟 五 覺 悟 Đệ ngũ giác ngộ
愚 癡 生 死 Ngu si sinh tử
菩 薩 常 念 Bồ tát thường niệm
廣 學 多 聞 Quảng học đa văn
增 長 智 慧 Tăng trưởng trí tuệ
成 就 辯 才 Thành tựu biện tài
教 化 一 切 Giáo hoá nhất thiết
悉 以 大 樂 Tất dĩ đại lạc.

2, Dịch nghĩa:

Thứ năm giác ngộ
Ngu si nên bị
Trôi lăn sinh tử
Bồ-tát thường nhớ
Học rộng nghe nhiều
Tăng thêm trí tuệ
Thành tựu biện tài
Giáo hoá hết thảy
Đều được an vui.


3, Giải thích:

Điều giác ngộ thứ năm là thấy được v́ ngu si cho nên bị sinh tử trói buộc.

Ngu si theo nghĩa thông tục th́ có nghĩa là thiếu hoặc không có sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Nhưng ngu si đến nỗi bị nhấn ch́m trong ḍng sông sinh tử luân hồi từ đời này qua đời khác th́ không phải là sự thiếu hiểu biết hay cái ngu si thường t́nh.

Ḍng sinh tử là ḍng lưu chuyển của 12 nhân duyên mà chi phần khởi đầu là vô minh. Như vậy, sự ngu si khiến cho chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi phải được hiểu là vô minh (Avijjà).

Vô minh là “chẳng biết đời trước, chẳng biết đời sau, chẳng biết cả đời trước đời sau; chẳng biết trong, chẳng biết ngoài, chẳng biết cả trong lẫn ngoài; chẳng biết nghiệp, chẳng biết báo, chẳng biết nghiệp báo; chẳng biết Phật, chẳng biết Pháp, chẳng biết Tăng; chẳng biết Khổ, chẳng biết Tập, chẳng biết Diệt, chẳng biết Đạo; chẳng biết nhân, chẳng biết pháp sinh khởi bởi nhân; chẳng biết thiện, bất thiện, có tội, không tội, tập, không tập; hoặc kém, hoặc hơn; nhiễm ô, hoặc thanh tịnh; phân biệt duyên khởi, tất cả đều chẳng biết; đối với sáu xúc nhập xứ không giác tri như thật, đối với các pháp này không thấy không biết, không hiện quán, bị si ám, không có minh, tối tăm mù mịt, đó gọi là vô minh” (Kinh Tạp A-hàm).

Do vô minh nên có hành, do hành nên có thức… cho đến việc tụ tập thuần một khối khổ lớn, khiến chúng sinh ch́m đắm trong ḍng sông sinh tử bất tận.

Tựu trung, vô minh là không có nhận thức đúng đắn về bản chất của thế giới và con người. Bản chất của thế giới và con người, như đă nói nhiều lần, là vô thường, vô ngă, cho rằng thế giới là thường hằng và hữu ngă, để rồi tham lam, sân hận là ngu si, là vô minh. Chính cái nhận thức ngu si này mà chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi.

Do đó, muốn thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi chỉ c̣n một cách duy nhất là: học rộng, nghe nhiều để làm tăng trưởng trí tuệ.

Trí tuệ trong nhà Phật có ba loại:

1. Nhất thiết trí: Trí biết rơ cái tướng chung của tất cả các pháp. Cái tướng chung ấy chính là tướng không, tướng vô ngă, v́ các pháp đều duyên sinh, các pháp không có tự ngă, không có tự tính riêng biệt mà phải nương vào nhau để sinh khởi, tồn tại và hoại diệt.

2. Đạo chủng trí: Trí biết rơ tướng riêng của tất cả các pháp. Cái tướng riêng ấy tức là các thứ đạo pháp sai biệt. Chủng ở đây có nghĩa là nhiều, là phức tạp. Những hiện tượng trong vũ trụ bao la này rất phức tạp, phong phú, đa thù, khó hiểu… Những hiện tượng đó từ đâu mà sinh ra? Rồi sẽ đi về đâu? Quá tŕnh diễn tiến như thế nào? Kết quả ra sao?... Đối với những câu hỏi đó, nếu có thể biện giải thông suốt, có thể hiểu biết một cách tường tận, sáng tỏ mọi hiện tượng trong vũ trụ vạn hữu, th́ gọi trí tuệ ấy là Đạo chủng trí.

3. Nhất thiết chủng trí: Tức trí biết rơ suốt tướng chung và tướng riêng của các pháp. Đây là Phật trí. Trí hiểu biết một cách trọn vẹn, hoàn hảo.

Ba loại trí tuệ như vậy là đều thấy rơ pháp Duyên khởi, thấy mối quan hệ duyên sinh giữa bản thân với thế giới đại đồng, thấy sự tương quan trùng trùng duyên khởi giữa các pháp.

Làm thế nào để có được loại trí tuệ này? Phải học rộng, nghe nhiều. Học rộng, nghe nhiều ở đây phải là học và nghe những ǵ để có thể thấy được đặc tính vô thường, vô ngă của cuộc đời. Nói cách khác, cách học trong nhà Phật là rèn luyện ba kỹ Văn, Tư, Tu. Nghĩa là phải học rộng nghe nhiều, rồi chiêm nghiệm, tư duy, suy luận một cách sâu sắc để hiểu rơ tường tận về sự và lư, sau đó phải thực hành, phải ứng dụng trong đời sống hằng ngày th́ mới có được trí tuệ. Đó là thứ trí tuệ vốn có trong tâm của mỗi chúng sinh. Cái vô minh nó nằm trong tâm của chúng sinh, mà cái minh nó cũng nằm trong tâm của mỗi chúng sinh. Do đó, để chặn đứng ḍng chảy của vô minh th́ phải làm phát khởi, làm khơi dậy cái minh, cái vô si trong tâm của chúng ta.

Như vậy, học rộng, nghe nhiều, hay hệ thống giáo dục của Phật giáo, là làm thế nào để phát triển được cái hạt giống trí tuệ, cái minh trong mỗi chúng sinh, trong mỗi con người. Giáo dục của Phật giáo là con đường đưa đến minh. Minh này chính là tự tính, là Phật tính nơi mỗi chúng sinh. Chỉ khi nào làm phát khởi được cái minh này, làm cho cái minh này hiển hiện th́ lúc đó mới thành tựu biện tài. Đó là mục đích của học rộng, nghe nhiều. Nên nhớ, quảng học đa văn, không có nghĩa là lao đầu vào học hết trường này đến trường khác, không phải đọc hết sách này đến sách khác, chất chứa nhiều loại tri thức, từ đông tây kim cổ, đến nội ngoại điển đều thông. Mà quảng học đa văn ở đây là Văn, Tư, Tu những ǵ có thể dẫn đến đoạn diệt phiền năo, tiêu diệt các pháp bất thiện, và làm phát khởi hạt giống trí tuệ nơi tâm của ḿnh.

Một khi trí tuệ nơi tâm đă bừng sáng, th́ tự nhiên có được khả năng biện tài vô ngại. Biện tài vô ngại chính là tác dụng của trí tuệ. Chính v́ thành tựu trí tuệ vô lậu giải thoát, nên chi có thể giáo hoá tất cả chúng sinh đều được an lạc. Chỉ có trí tuệ vô lậu giải thoát mới có khả năng dẫn dắt chúng sinh đến bến bờ an lạc, giải thoát thật sự. Ngược lại, tất cả những thứ trí tuệ biện tài khác, dù có thể hấp dẫn người nghe, có thể mua vui một vài tràng cười cho thính chúng, rốt cuộc cũng không thể nhổ đi được cái gốc khổ đau phiền năo. Do vậy, tiêu chuẩn để đánh giá một người có thành tựu biện tài, cả hai truyền thống, Nguyên thuỷ và Đại thừa, đều đưa ra bốn kỹ năng, gọi là Tứ vô ngại giải:

- Pháp vô ngại biện tài: c̣n gọi là pháp vô ngại giải, tức là khả năng thông hiểu tất cả các hệ thống tư tưởng Phật học, hiểu rơ tất cả các pháp môn tu. Nói cách khác, hiểu rơ một cách tường tận giáo pháp mà đức Phật đă tuyên thuyết, gọi là pháp vô ngại.

- Nghĩa vô ngại biện tài: là hiểu rơ nghĩa lư sâu xa của kinh, luật, luận.

- Từ vô ngại biện tài: Biết dùng từ, ngữ, câu đúng đắn để diễn đạt tư tưởng, diễn đạt sự hiểu biết của ḿnh về giáo pháp cho người khác nghe. Từ vô ngại c̣n có nghĩa là hiểu rơ các từ ngữ chuyên môn của các lĩnh vực khác nhau, và hiểu được nhiều ngôn ngữ.

- Nhạo thuyết vô ngại biện tài: Đây là nghệ thuật nói chuyện trước công chúng, là khả năng diễn đạt hấp dẫn, dễ thuyết phục, phù hợp căn cơ, tŕnh độ văn hoá, phong tục tập quán của con người và xă hội, làm cho người nghe chấp nhận và hiểu được giáo lư.

Nói tóm lại, quảng học đa văn để tăng trưởng trí tuệ và thành tựu biện tài chính là đào luyện, tu tập để có được kinh nghiệm ba môn Giới, Định, Tuệ. Thành tựu ba môn này th́ mới có khả năng giáo hóa chúng sinh đạt được an vui, hạnh phúc lớn.

4, Kết luận:

Kinh Tạp A-hàm nói: “Kẻ phàm phu v́ ngu si không học, sau khi mạng chung sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh”.

Có những cái không biết, người ta học rồi sẽ biết. Có những cái ngu, người ta học rồi sẽ hết ngu. Nhưng học để sau khi mạng chung không sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, và hơn nữa là để chấm dứt sinh tử luân hồi, để đạt được giác ngộ giải thoát, th́ chắc chắn cái học đó không đơn giản chỉ học để biết, để hết ngu! Cho nên, sự học rộng, nghe nhiều để tăng thêm trí tuệ, thành tựu biện tài, với ước nguyện giúp cho chúng sinh đạt được hạnh phúc chân thật không phải là cái học mà kẻ b́nh phàm chỉ v́ danh vọng, địa vị, quyền lực… có thể thực hiện và đạt đến được. Sự học đó đ̣i hỏi người học phải có một tâm hồn hướng thượng, một nhân cách siêu việt, trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh nhưng hoàn toàn thoát khỏi cái ngục tù tự ngă ngăn cách cá nhân với đời sống bao la vô tận trùng trùng duyên khởi. Đó là mục đích, là sự nghiệp của người xuất gia. Bởi đây là con đường duy nhất để chấm dứt cội nguồn của khổ đau sinh tử, chấm dứt ḍng chảy của vô minh.

Bài 6

Trọn bộ 6 quyển
Quyển hạ
Quyển 6
Quyển 5
Quyển 4
Quyển 3
Quyển 2
Quyển 1
Phẩm XXVI - PHẨM BÀ LA MÔN- VERSETS SUR LE BRAHMANE
Phẩm XXV - PHẨM TỲ KHEO- VERSETS SUR LE BHIKKOU
Phẩm XXIV - PHẨM THAM ÁI - VERSETS SUR LA SOIF
Phẩm XXIII - PHẨM VOI RỪNG
Phẩm XXII - PHẨM ĐỊA NGỤC
Phẩm XXI - PHẨM TẠP LỤC
Phẩm XX - PHẨM CHÁNH ĐẠO
Phẩm XVIII - PHẨM CẤU UẾ
Phẩm XVII - PHẨM PHẪN NỘ
Phẩm XVI
Phẩm XV
Phẩm XIX - Phẩm Pháp Trụ
Phẩm XIV
Phẩm XIII
Phẩm Tinh Cần
Phẩm song yếu
PHẨM TÂM Ư - CITTA VAGGA - MIND
PHẨM TỰ NGĂ - ATTA VAGGA - THE SELF
PHẨM NGU SI - BĀLA VAGGA
PHẨM NGÀN - SAHASSA VAGGA
PHẨM HOA HƯƠNG - VERSET SUR LES FLEURS
PHẨM HIỀN TRÍ - PANDITA VAGGA
PHẨM GIÀ YẾU - JARAA VAGGA
PHẨM ÁC - PAAPA VAGGA
PHẨM A-LA-HÁN - ARAHANTA VAGGA
PHẨM ĐAO TRƯỢNG - DANDA VAGGA
Phần 3
Phần 2
Phần 1
KINH TẠP A HÀM
Bài 9
Bài 8
Bài 7
Bài 5
Bài 4
Bài 3
Bài 2
Bài 10
Bài 1


KINH TẠP A-HÀM

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Bát Đại Nhân Giác

YẾU GIẢI KINH A DI ĐÀ

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Bát Đại Nhân Giác

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Pháp cú

Kinh Bát Đại Nhân Giác

Kinh Pháp cú
Website: http://chuavanhanh.free.fr
Email: chuavanhanh@free.fr